Blog

Ăn dặm kiểu Nhật là như thế nào? Thực đơn cho bé ăn dặm kiểu Nhật

22/11/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Cách nuôi dạy trẻ con của người Nhật được cả thế giới ngưỡng mộ. Không chỉ tập cho trẻ những thói quen tốt từ nhỏ, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cũng được rất nhiều bà mẹ áp dụng nhằm giúp cho em bé có một cơ thể phát triển khỏe mạnh. Vậy ăn dặm kiểu Nhật là như thế nào? Nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật là gì? Tìm hiểu thêm về thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé được chia sẻ trong bài viết sau đây nhé

1. Ăn dặm kiểu Nhật là gì? Nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật

1.1. Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Ăn dặm kiểu Nhật là một phương pháp ăn dặm dành cho trẻ nhỏ, trong đó các loại thực phẩm đa dạng được phối hợp với nhau nhằm tạo ra cảm giác ngon miệng, kích thích trẻ ăn và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ theo từng giai đoạn phát triển.

Các loại thực phẩm không được xay nhỏ bằng máy mà chỉ được nghiền nhỏ

Thực đơn đa dạng và ngon miệng sẽ kích thích cảm giác thèm ăn của trẻ, đồng thời phương pháp ăn này cũng bao gồm những món ăn dễ tiêu hóa và dễ hấp thu đối với cơ thể trẻ nhỏ. Điều đặc biệt ở đây đó là trong quá trình nấu ăn bạn hoàn toàn không sử dụng cối xay. Thay vào đó bạn sẽ nghiền nhỏ thức ăn với cối giã và rây.

Thức ăn được nghiền nhỏ theo cách này không chỉ dễ nuốt mà còn giữ được đầy đủ hương vị và giá trị dinh dưỡng từ các loại nguyên liệu nấu ăn. Hương vị cẩu món ăn cũng thơm ngon, kích thích trẻ ăn ngon miệng. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả đối với trẻ biếng ăn.

Cháo lỏng được lọc qua rây để làm mịn sẽ là món chính ở một vài tuần đầu tiên. Như vậy bé sẽ dần làm quen với việc ăn bằng thìa và thức ăn ngoài khác mà không phải là sữa mẹ hay sữa hộp.

Sau khi bé đã ăn quen, bạn có thể chuyển sang cháo đặc hơn và cho thêm một chút rau củ nghiền nhỏ vào cháo. Giai đoạn cuối cùng món ăn chính sẽ là cơm được nấu từ gạo vỡ kèm thêm thịt, cá, rau củ các loại…

Phối hợp nhiều loại thực phẩm đa dạng

1.2. Nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật

Nguyên tắc cơ bản nhất trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đó là cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, từ một nhóm thực phẩm phát triển lên nhiều nhóm thực phẩm.

Quá trình ăn từ lỏng đến đặc, từ tinh mịn tới thô hơn cũng là quá trình rèn luyện cho bé kỹ năng nhai và nuốt. Đôi khi bạn cũng phải cho bé bốc thức ăn nhằm dạy bé cầm nắm, để sau đó bé học được cách lấy thức ăn bằng nĩa hoặc thìa.

Bạn cũng nên cho bé ăn riêng từng món, như vậy thì bé sẽ ghi nhớ được mùi vị của từng loại thức ăn. Từ đó mà bé cảm thấy hứng thú với thức ăn nhiều hơn. Dần dần sẽ tạo ra tâm lý thích ăn, không cần phải gò ép bắt bé ăn.

Ngoài ta thì trong quá trình cho bé ăn dặm kiểu Nhật mẹ cũng cần chú ý đến tâm trạng của bé. Việc tạo tâm lý thoải mái cho bé là vô cùng quan trọng. Hãy cho bé lựa chọn món ăn mà bé yêu thích, và tuyệt đối không hình thành tâm lý sợ ăn cho bé.

Giúp bé cảm thấy hứng thú với các món ăn

2. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé

Trong phần trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu ăn dặm kiểu Nhật là như thế nào và biết được nguyên tắc cho bé ăn dặm kiểu Nhật. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thông qua thực đơn cho bé theo từng giai đoạn tháng tuổi nhé!

2.1. Thực đơn cho bé 6 tháng

Khi bé bước sang 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để bắt đầu cai sữa và cho ăn dặm. Bột ăn dặm mềm nhuyễn, tinh mịn chính là sự khởi đầu an toàn và phù hợp nhất. Bột ăn dặm nằm trong khả năng chịu đựng của hệ tiêu hóa và giúp bé dần quen với việc cai sữa chuyển sang ăn dặm.

Nếu không sử dụng bột tiêu hóa thì bạn có thể sử dụng cháo loãng được nghiền kỹ và lọc qua rây cho mịn. Cháo loãng không nên nếm gia vị, nấu theo tỷ lệ bột gạo và nước là 1:10. Sau đó, bạn có thể thử hấp chín và rây mịn một số loại rau củ quả dễ tiêu hóa để bổ sung thêm vào thực đơn cho bé. Bí đỏ, cà rốt, khoai tây, đu đủ chín, chuối… là những loại rau củ quả phù hợp nhất. Ngoài ra, bạn có thể cho bé ăn cả lòng trắng trứng, đậu hũ…

Giai đoạn 6 tháng tuổi hãy cho bé ăn đồ mềm mịn

Mỗi ngày bạn chỉ nên cho bé ăn một cữ, đồng thời đổi mới thức ăn để bé phân biệt được mùi vị của từng món ăn. Nếu bé có biểu hiện không thích ăn thì hãy tạm ngưng 2 – 3 ngày, tuyệt đối không được ép bé ăn theo phương pháp này.

2.2. Thực đơn cho bé 7 tháng và 8 tháng

Đến tháng thứ 7 là bé đã có thể nuốt thức ăn đặc và thô hơn một chút. Lúc này, tỷ lệ gạo và nước trong cháo sẽ được điều chỉnh thành 10g gạo: 70ml nước và vẫn không cần nêm nếm gia vị. Ngoài ra thì bạn cũng có thể thử cho bé ăn mì, miến, bún… được nếu thật mềm.

Trong giai đoạn này bé cũng có thể làm quen với nhiều loại thức ăn khác và ăn kết hợp các món ăn. Bạn cũng nên bổ sung thêm chất đạm vào thực đơn cho bé với các món thịt gà, cá, gan, nấm, đậu…

Ngoài ra, khi đến tháng thứ 7 thì bạn nên cho bé ăn 2 cữ mỗi ngày. Bạn cũng nên bổ sung thêm nhiều vitamin trong thành phần dinh dưỡng bằng các loại hoa quả nạo nhuyễn như xoài, đu đủ, chuối, cam vắt nước pha loãng hoặc phô mai, sữa chua…

Bé 7 tháng tuổi sẽ ăn 2 cữ mỗi ngày

Ngoài ra, trong giai đoạn này bé cũng có thể bắt đầu tập bốc thức ăn hoặc xúc thức ăn được rồi. Hãy cho bé tập những điều này để rèn luyện tính tự giác cho bé.

2.3. Thực đơn cho bé từ 9 đến 11 tháng

Đến thời điểm này bé đã có thể nuốt được thức ăn thô hơn trước. Bạn có thể cho bé ăn cháo hạt hoặc cơm nát. Lúc này, bạn nấu cháo theo tỷ lệ 10g gạo: 50ml nước và nên nếm gia vị.

Tại thời điểm này, bạn có thể bổ sung thêm thịt heo, thịt bò, tôm hoặc một số loại hải sản khác vào khẩu phần ăn cho bé. Bạn cũng có thể bổ sung thêm một chút trái cây mềm làm món tráng miệng ngoài 2 cữ ăn chính.

2.4. Thực đơn cho bé từ 12 đến 18 tháng

Đây là giai đoạn cai sữa hoàn toàn và bé đã có thể ăn các bữa như người lớn. Bé sẽ ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Thực đơn dành cho bé trong giai đoạn này cũng đa dạng hơn. Bạn nên cho bé quan sát nhiều đồ ăn để xác định được đâu là món bé ưa thích, nhằm điều chỉnh thực đơn cho bé.

Bé 12 tháng tuổi đã có thể ăn cơm nát

Trên đây, bạn đã tìm hiểu ăn dặm kiểu Nhật là như thế nào và thực đơn cho bé trong các giai đoạn tháng tuổi theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Mục đích của phương pháp này là cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé và tránh cho bé không bị béo phì.

Niềng răng ăn được những gì?

Tại sao niềng răng cần phải lựa chọn thực đơn? Niềng răng ăn được những gì và không nên ăn những gì? Tham khảo thêm một số câu hỏi thường gặp về thực phẩm cho người niềng răng trong bài viết sau đây.

Niềng răng ăn được những gì?

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

18/07/2023

Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

17/07/2023

Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

14/07/2023

Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.

13/07/2023