Khác với y học luôn quan tâm tới việc điều trị hay chẩn đoán bệnh, y học dự phòng quan tâm tới sức khỏe, đời sống của mỗi cá nhân, quan tâm tới việc phòng ngừa bệnh tật và giúp mọi người nâng cao sức khỏe. Vậy y học dự phòng là gì? Y học dự phòng là làm gì và ra trường làm gì? Để hiểu hơn về y học dự phòng, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Chắc hẳn bạn đã từng nghe nhắc tới câu nói: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, đây chính là câu nói dành cho ngành y học dự phòng. Y học dự phòng (tiếng Anh là Preventive Medicine) là một ngành y tế liên quan tới các công tác phòng bệnh cho người dân, nâng cao sức khỏe cho toàn cộng đồng. Đây cũng là một ngành “cầu nối” giữa y tế công cộng và y học.
Y học thường quan tâm tới quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh thì y học dự phòng thường chú trọng vào công tác giúp cá nhân, cộng đồng nâng cao sức khỏe và phòng bệnh ngày càng tốt hơn. Hiện nay, đại dịch Covid-19 vẫn còn tồn tại, đòi hỏi những người làm việc trong ngành y học dự phòng cần phải chăm lo tới sức khỏe của người dân hơn. Qua đó, ta thấy ngành y học dự phòng có vai trò vô cùng quan trọng và luôn đòi hỏi nguồn nhân lực cao.
Nhiệm vụ chính của những người làm trong công tác y học dự phòng là tìm hiểu nhu cầu của người dân về y tế, theo dõi tình trạng sức khỏe, quản lý các dịch vụ y tế, lập kế hoạch quản lý và triển khai chính sách, hoạt động nghiên cứu thúc đẩy, nâng cao sức khỏe cho con người.
Y học dự phòng là ngành gồm có 2 mảng chính, một là thực hiện các chương trình y tế quốc gia, chương trình y tế công cộng, tham gia vào các tổ chức hoạt động về y tế của phi chính phủ, giúp cộng đồng phát triển và tham gia chăm sóc, quản lý người bệnh ở cộng đồng với nhiều bệnh khác nhau như bệnh xã hội, bệnh nghề nghiệp, bệnh mãn tính và phục hồi chức năng; hai là điều trị những bệnh hay gặp ở tuyến cơ sở hoặc xử lý cấp cứu…
Ngành này có chức năng chính là xác định, phát hiện và tìm hiểu, giám sát những vấn đề liên quan tới sức khỏe cộng đồng, khống chế và dự báo kiểm soát những tác nhân truyền nhiễm gây dịch hay bệnh dịch nguy hiểm; quản lý các chương trình liên quan tới y tế, giáo dục qua truyền thông về sức khỏe cộng đồng hay xây dựng kế hoạch chuyên môn về việc chống lại bệnh xã hội…
Sinh viên ngành y học dự phòng sẽ học các kiến thức, kỹ năng chính về 3 chuyên ngành gồm y tế công cộng, y học lâm sàng và y học gia đình, như:
- Học về các kỹ năng xử lý, chẩn đoán một số bệnh mà con người thường gặp; thăm dò chức năng, đánh giá xét nghiệm phục vụ cho việc chẩn đoán hay điều trị các bệnh này.
- Sử dụng phương pháp y học gia đình để xử trí, phát hiện kịp thời các bệnh thường gặp qua việc tư vấn sức khỏe, chăm sóc xét nghiệm.
- Phân tích các thông tin từ việc thu thập thông tin về sức khỏe cộng đồng, thực hiện một số xét nghiệm, kỹ thuật trong y học dự phòng.
- Phát hiện phòng chống các bệnh dịch, tổ chức phòng chống và thực hiện một số chương trình y tế tại địa phương.
- Truyền thông giáo dục giúp người dân tự chăm sóc, nâng cao sức khỏe của mình.
- Tham gia vào quá trình đào tạo, quản lý các cán bộ trong ngành y tế.
Nhân viên làm việc trong ngành y học dự phòng khi tìm thấy nguy cơ về dịch bệnh sẽ tìm ra phương án kiểm soát, phòng chống dịch bệnh và giúp người dân tự bảo vệ sức khỏe của mình. Ví dụ tiêu biểu trong thời kỳ đại dịch Covid-19, y học dự phòng tuyên truyền người dân thực hiện chiến dịch 5K, chỉ ra khỏi nhà khi cần thiết và hạn chế tiếp xúc.
Bên cạnh đó, nhân viên, bác sĩ trong ngành y học dự phòng sẽ làm các công việc như sau:
- Nghiên cứu, đào tạo các cơ chế và chính sách về ngành y học dự phòng, khi phát hiện ra bệnh trong cộng đồng sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, đó là từ an toàn thực phẩm, môi trường xung quanh hay môi trường nghề nghiệp… Sau khi đã tìm được nguyên nhân, họ là người dự đoán và đưa ra thời gian kiểm soát, tìm ra phương án xử lý…
- Lập kế hoạch và thực hiện các tổ chức về phòng chống những dịch bệnh không lây truyền như các chấn thương do tác nhân ngoại cảnh, hay tai nạn giao thông…
- Xây dựng từ việc nghiên cứu các chiến lược, kế hoạch trong công tác dự phòng, cung cấp thông tin về tuyên truyền cho người dân trong cộng đồng biết được hệ quả của căn bệnh xã hội và cách nhận biết, phòng chống bệnh này.
- Tham gia vào những chương trình phi chính phủ chăm sóc người bệnh, chương trình cộng đồng tại các cơ sở, địa phương còn nhiều khó khăn.
- Biết cách nhận biết, chữa trị một số bệnh thường gặp và phát hiện một số trường hợp cấp cứu các bệnh này, đồng thời giam gia giúp đỡ khắc phục hậu quả do thiên nhiên gây ra như sóng thần, lũ lụt, động đất…
Để có thể thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, đòi hỏi nguồn nhân lực cần phải có số lượng từ 25-30%, tuy nhiên hiện nay nước ta chỉ có khoảng 14% nguồn nhân lực toàn ngành, do đó nếu học ngành này, cơ hội việc làm vô cùng rộng mở.
Cụ thể, sau khi học ngành y tế dự phòng, bạn có thể tư vấn, khám chữa bệnh tại những nơi như sau:
- Làm việc tại cơ sở y tế thuộc lĩnh vực y tế công cộng và y tế dự phòng hay làm việc tại các viện nghiên cứu sức khỏe, trung tâm nghiên cứu sức khỏe.
- Làm việc tại các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học ngành liên quan tới y tế hoặc làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về y tế như: Phòng y tế, Sở y tế, Bộ y tế.
- Làm việc tại các phòng, khoa chức năng của bệnh viện như tổ chức hành chính, phòng kế hoạch, nghiên cứu khoa học, quản trị giáo tài, chỉ đạo tuyến; thực hiện quản lý chất lượng và kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Làm việc tại các tổ chức phi chính phủ, tổ chức chính phủ hay tổ chức quốc tế; tham gia hiệp hội hay các hội nghề nghiệp như hội y tế công cộng, y học dự phòng, hội kiểm soát nhiễm khuẩn hay y học.
Để có thể ứng tuyển ngành y học dự phòng, bạn cần đảm bảo tốt nghiệp các trường Cao đẳng, Đại học ngành y tế dự phòng hoặc chuyên môn liên quan từ bằng Khá trở lên vì ngành này cần áp dụng thực tế lớn và công việc mang tính chuyên môn cao. Ở một số nơi, yêu cầu ứng viên cần phải có bằng tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội thì mới có thể làm công việc này.
Ngoài kiến thức, chuyên môn cũng đặc biệt quan trọng, người học y học dự phòng cần biết lấy mẫu, thu thập mẫu sức khỏe cộng đồng, phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh hay triệu chứng của các căn bệnh trong sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, bạn cần có khả năng biết tham gia xét nghiệm, chẩn đoán bệnh hay tìm hiểu các vấn đề về sức khỏe cộng đồng.
Sau khi biết được y học dự phòng là gì và các trình độ chuyên môn, kiến thức cần thiết trong ngành này thì đòi hỏi các ứng viên cần phải có những tố chất đặc biệt, tất nhiên không thể thiếu yêu nghề.
Trước tiên, để làm việc trong ngành này, bạn cần phải biết cách chăm sóc sức khỏe cho người khác và phải yêu thích công việc này, trong quá trình hỗ trợ, trao đổi với người dân cần ân cần, niềm nở, không tỏ các thái độ thái quá khi tiếp xúc với người bệnh.
Bên cạnh đó, ứng với câu nói “lương y như từ mẫu”, bạn cần phải có kỹ năng thấu hiểu và lắng nghe người bệnh. Tất nhiên, sẽ có những người bệnh không chịu phối hợp, cứng đầu, và bác sĩ y học dự phòng hay nhân viên làm việc trong ngành y học dự phòng sẽ kiên nhẫn giải thích, khuyên răn người bệnh, từ đó giúp họ hiểu được vì sao nên phòng bệnh này và hệ quả của việc không phòng bệnh.
Ngoài ra, bạn sẽ không làm việc một mình trong ngành y học dự phòng mà cần luôn biết cách phối hợp, làm việc nhóm, trao đổi các thông tin với nhau theo quy mô liên quốc gia, liên ngành, từ đó nhanh chóng có được các lượng thông tin lớn giúp dịch bệnh được ngăn ngừa hiệu quả.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được y học dự phòng là gì và các thông tin về ngành học này. Hiện nay, nhu cầu tìm kiếm nguồn nhân lực ngành y học dự phòng rất lớn, do đó nếu bạn có đủ điều kiện, tố chất và yêu thích ngành này thì có thể thử sức tham gia. Mặt khác, khi trở thành bác sĩ y học dự phòng, bạn sẽ nhận được mức lương cơ sở khá hấp dẫn và có triển vọng phát triển tốt. Hãy truy cập vieclam123.vn để tìm cho mình công việc về y học dự phòng phù hợp nhé!
Khi bạn không có thời gian và không đủ kiến thức chuyên môn để chăm sóc bố mẹ già yếu, người bị tai nạn giao thông không quá nghiêm trọng, hay người mắc các bệnh hiểm nghèo,... Lúc này, bạn có thể tìm tới điều dưỡng gia đình, là những người có kiến thức chuyên môn nên sẽ chăm sóc cho người bệnh chu đáo nhất. Truy cập bài viết dưới đây để hiểu thêm về điều dưỡng gia đình nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ