Khi người bệnh không thể điều trị ở bệnh viện, hoặc người bệnh không có ai bên cạnh chăm sóc, hay người bệnh cần sự giúp đỡ, hỗ trợ của những người có chuyên môn y khoa nhưng không nhất thiết nằm viện,... Lúc này, điều dưỡng gia đình ra đời và đáp ứng, hỗ trợ bệnh nhân tại nhà tận tình nhất. Cùng tìm hiểu các thông tin về điều dưỡng viên gia đình qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Xuất phát từ những nhu cầu thực tế của bệnh nhân, điều dưỡng viên sẽ đến tận nhà chăm sóc trực tiếp cho bệnh nhân, như người bệnh tạm thời bị gãy chân, gãy tay, bệnh hiểm nghèo, người già ốm yếu, bệnh nhân không thể tới bệnh viện hay bệnh nhân không cần phải nằm viện mà chỉ cần sự giúp đỡ của nhân viên, do đó, nghề điều dưỡng viên đã ra đời, đáp ứng tất cả những nhu cầu của người bệnh, người có nhu cầu chăm sóc thể trạng.
Điều dưỡng viên gia đình là những người làm việc tại nhà của những người bệnh, trực tiếp chăm sóc người bệnh và hỗ trợ, thực hiện các công việc của người bệnh, hỗ trợ người bệnh tập luyện, sinh hoạt và chăm sóc cho bệnh nhân uống thuốc theo đơn, theo chỉ định của bác sĩ. Nếu theo đuổi nghề này, bạn hoàn toàn có thể chủ động về thời gian và đặc biệt, đây là nghề có mức thu nhập vô cùng hấp dẫn.
Điều dưỡng gia đình là người không cần phải có y lệnh của bác sĩ, hoàn toàn chủ động trong công việc và chăm sóc bệnh nhân toàn diện, từ đầu tới chân. Cụ thể, điều dưỡng viên tại nhà sẽ làm những công việc như sau:
- Dịch vụ chăm sóc các cá nhân: Chăm sóc trẻ sơ sinh, chăm sóc bà bầu, chăm sóc bà mẹ sau sinh, chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh…
- Đặt ống sonde, chẩn đoán hình ảnh, chăm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối…
- Thực hiện theo chỉ định của bác sĩ về dịch vụ truyền dịch, tiêm.
- Chăm sóc vết thương không quá lớn, những vết thương nhỏ ở bệnh nhân, thực hiện sát khuẩn, rửa sạch vết thương, thay băng gạc…
- Chăm sóc cho bệnh nhân tai biến, ung thư, bệnh hiểm nghèo… dài hạn hoặc ngắn hạn.
Với các công việc kể trên, mức lương của điều dưỡng viên chăm sóc bệnh nhân gia đình sẽ khá cao. Thông thường thu nhập sẽ dựa vào số lượng công việc mà điều dưỡng viên thực hiện và thể trạng, sức khỏe của bệnh nhân. Mức thu nhập điều dưỡng viên gia đình có thể nhận được sẽ khoảng từ 100.000 tới 300.000 đồng/ giờ. Đối với các bạn làm nghề điều dưỡng, đây được xem là mức thu nhập cao và đặc biệt hấp dẫn.
Điều dưỡng viên gia đình không có sự giúp đỡ của các y bác sĩ, điều dưỡng viên khác và sẽ làm việc một mình, do đó bạn cần phải có kiến thức chuyên môn, có bằng cấp liên quan tới ngành Điều dưỡng như Trung cấp hay Cao đẳng điều dưỡng…
Ngoài kiến thức chuyên môn, đòi hỏi điều dưỡng viên gia đình cần có phản ứng nhanh nhẹn, tay nghề thành thạo, biết cách xử lý các tình huống lúc bệnh nhân nguy cấp hay trong quá trình chăm sóc người bệnh tại nhà, có thể gặp phải những vấn đề không mong muốn nên bạn cần biết cách xử lý sao cho phù hợp.
Ngoài kiến thức chuyên môn, đòi hỏi bạn cần có nhiều kỹ năng, tố chất cần thiết để trở thành một điều dưỡng viên chăm sóc sức khỏe tại nhà. Vì vậy, đây là ngành nghề quan trọng, đòi hỏi bạn cần phải hoàn thiện bản thân hoặc trau dồi kỹ năng chuyên môn của mình.
Nghề điều dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng, giúp quá trình điều trị của bệnh nhân được rút ngắn và nhanh chóng hồi phục. Bệnh nhân sẽ cảm thấy thoải mái, yên tâm hơn khi có sự ân cần, cởi mở của các điều dưỡng viên, từ đó có thể nhanh chóng rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Ngoài kiến thức và kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp đặc biệt quan trọng với nhân viên điều dưỡng tại các gia đình, cách nói chuyện, giao tiếp phù hợp giúp bệnh nhân luôn cảm thấy vui vẻ và nhẹ nhàng.
Với một người điều dưỡng viên không thể thiếu kỹ năng giao tiếp bằng lời nói, giao tiếp, trò chuyện với bệnh nhân mỗi ngày và thể hiện đúng giọng điệu, cử chỉ khi nói chuyện.
Bên cạnh đó, bạn cần phải biết người bệnh muốn gì, cần gì, luôn lắng nghe nhu cầu của người bệnh, từ đó người bệnh cảm thấy tin tưởng và an tâm hơn, từ đó dễ dàng hợp tác khi điều trị bệnh. Đặc biệt, điều dưỡng viên gia đình nên gật đầu, nghiêng mình về phía trước, đặc biệt ánh mắt để bệnh nhân có thể cảm nhận được thành ý của bạn.
Trong quá trình làm việc với người bệnh, bạn không nên chê bai, có thái độ hằn học với người bệnh, bạn cần giữ thái độ thân thiện, quan tâm và cảm thông với bệnh nhân. Bạn cũng nên xây dựng mối quan hệ giữa bạn với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, tạo được sự tin tưởng giữa đôi bên.
Để có được sự tin tưởng từ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, điều dưỡng viên cần phải chia sẻ các kỹ năng, sự am hiểu kiến thức với các bệnh nhân và đáp ứng, lắng nghe các nguyện vọng hợp lý của họ.
Người bệnh thường có tâm lý hay hoang mang, lo sợ hay chán nản. Vì vậy, bạn cần phải luôn bên cạnh hỗ trợ, an ủi người bệnh, thông qua kỹ năng giao tiếp truyền đạt lòng trắc ẩn của bản thân, giúp người bệnh vui vẻ và lạc quan hơn.
Bên cạnh đó, bạn có thể làm việc trong các gia đình có nền văn hóa, lối sống, cách suy nghĩ khác nhau. Do đó, bạn cần phải biết thể hiện đúng mực thông qua các lời nói, cử chỉ, thể hiện các hành động phù hợp khi làm việc với người bệnh.
Chăm sóc sức khỏe của người bệnh chính là công việc chính của điều dưỡng viên, do đó để người bệnh tiến triển bệnh tình nhanh chóng, bạn cần phải có khả năng giao tiếp, tận tình trong công việc và biết cách hướng dẫn sử dụng thuốc hiệu quả. Từ đó, bạn có thể hướng dẫn bệnh nhân đúng cách thức và giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi.
Đưa ra các câu hỏi, lời nói rõ ràng cho bệnh nhân, sử dụng ngôn từ dễ hiểu, đơn giản và có thể hướng dẫn bệnh nhân tự thực hiện.
Bên cạnh đó, điều dưỡng viên gia đình cần biết cách giao tiếp qua văn bản, bạn cần thể hiện dễ hiểu, ngắn gọn, sử dụng đúng từ ngữ và ngữ pháp trong câu.
Để trở thành điều dưỡng gia đình chuyên nghiệp, bạn cần biết cách thuyết trình, trình bày yêu cầu, nguyện vọng, đề nghị với bệnh nhân, đồng nghiệp hay cấp trên. Bởi vậy, bạn cần phải chuẩn bị tinh thần và lên kế hoạch để buổi thuyết trình diễn ra hoàn hảo, bạn cần biết được đối tượng lắng nghe cần gì, muốn gì ở bài thuyết trình mà bạn trình bày, có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ trực quan đi kèm.
Ngoài ra, bạn cần có kỹ năng giao tiếp không lời, thông qua giọng nói, ánh mắt, cử chỉ, kết hợp với nụ cười, biểu cảm gương mặt hay tư thế cơ thể phù hợp, giúp tạo thiện cảm hơn cho bệnh nhân. Để tìm việc làm điều dưỡng cho gia đình, hãy truy cập vieclam123.vn ngay!
Vì vậy, để trở thành điều dưỡng gia đình, kỹ năng giao tiếp đóng vai trò đặc biệt quan trọng, giúp mọi người làm việc trong ngành điều dưỡng thành công hơn, giúp bạn trở thành một điều dưỡng viên chuyên nghiệp, được bệnh nhân yêu mến và có thể hoàn thành công việc một cách xuất sắc nhất. Bạn hãy trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm để hoàn thành công việc tận tâm, xuất sắc nhất.
Lĩnh vực chỉnh nha, nha khoa là một trong những công việc “hái ra tiền” trong xã hội hiện nay. Bởi nhu cầu làm đẹp, thẩm mỹ của con người ngày càng tăng cao và nhiều người hiểu được lý do nên chăm sóc sức khỏe cho răng miệng nên tìm tới phòng khám ngày càng nhiều hơn. Để nắm lấy cơ hội này, nếu bạn muốn mở một phòng khám cho riêng mình, bạn cần biết cách quản lý phòng khám nha khoa hiệu quả. Truy cập bài viết bên dưới để biết được cách quản lý phòng khám nha khoa nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ