close
cách
cách cách cách cách cách

Lỡ xúc phạm đồng nghiệp ở công ty? Bạn phải làm gì?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Mọi thứ sẽ thật đơn giản và tuyệt vời nếu bạn có thể rút lại lời nói ngay khi nhận ra điều này đã xúc phạm ai đó? Thử tưởng tượng nếu bạn có một công cụ giống nút ‘Delete’ trên bàn phím  nhưng thay vì xóa đi những kí tự bạn vừa nhập vào, nó có thể xóa đi những điều bạn vừa nói. Điều này mới thật tiện lợi làm sao! Tuy nhiên, rất không may là trong thực tế, sẽ không có bất kỳ loại công cụ nào như vậy. Khi bạn nói không suy nghĩ và lỡ lời xúc phạm ai đó, ví dụ như đồng nghiệp tại công ty, bạn sẽ không thể làm gì để khiến lời nói của mình biến mất.

 

Bạn nên làm gì khi lỡ xúc phạm đồng nghiệp

Điều bạn nên làm khi lỡ xúc phạm đồng nghiệp

Hầu hết mỗi chúng ta đều tự nhận biết được tầm quan trọng của việc duy trì các mối quan hệ tốt đẹp trong công việc và sự tế nhị, không nói những điều với mục đích làm mất lòng đồng nghiệp. Thông thường, chúng ta sẽ chỉ nhận ra ý nghĩa và tác hại của những điều chúng ta nói khi mọi sự đã rồi. Lý do của việc này có thể rất đơn giản như vì bạn vô tư, nói không suy nghĩ hoặc trong lúc nói, bạn đang bận làm một việc gì đó khiến bạn mất tập trung. Mặc dù vậy, thông thường chúng ta sẽ chỉ suy nghĩ về nội dung điều chúng ta nói mà không suy xét xem liệu chúng có xúc phạm ai khác không. Điều này xảy ra với tất cả mọi người và nó có thể đã xảy ra với chính bản thân bạn.

Có thể bạn đã đùa cợt về một điều gì đó mà đồng nghiệp của bạn không cho rằng nó là việc buồn cười, đề xuất một chủ đề không phù hợp tại nơi làm việc hoặc phê bình công việc của đồng nghiệp một cách quá gay gắt. Chỉ khi nhận thấy biểu hiện trên gương mặt của đồng nghiệp, bạn mới nhận ra rằng mình đã xúc phạm họ. Lúc đó bạn có hối hận bao nhiêu cũng không giải quyết được vấn đề gì.

Bạn nên làm gì trong trường hợp này? Có một vài sự lựa chọn cho bạn như sau. Bạn có thể làm lơ như không có chuyện gì xảy ra và hy vọng đồng nghiệp của bạn sẽ tha thứ cũng như quên lời nói đó đi. Điều này có thể hiệu quả nhưng bạn sẽ không có câu trả lời chắc chắn cho việc liệu mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp đã thật sự quay trở lại như cũ chưa. Một lựa chọn khác, và cũng là cách tốt nhất để bạn có thể hoàn toàn vượt qua chuyện này, đó là hãy xử lý, giải quyết chúng ngay lập tức hoặc ngay khi bạn nhận ra có vấn đề. Dưới đây là những điều bạn có thể làm, hy vọng rằng chúng sẽ góp phần giúp bạn giải quyết được vấn đề hoặc ít nhất giữ cho vấn đề không trở nên tồi tệ hơn.

  • Nói lời xin lỗi: Hãy xin lỗi khi bạn nhận thấy chuyện gì đang xảy ra. Ngay cả khi thứ duy nhất bạn có thể làm là nói ra lời xin lỗi, điều này tốt hơn nhiều so với việc bạn không làm gì cả. Bạn càng chờ lâu bao nhiêu, mọi chuyện sẽ càng trở nên tệ hơn bấy nhiêu. Đồng nghiệp của bạn có thể sẽ nghĩ rằng bạn không quan tâm đến việc bản thân đã xúc phạm họ. Điều quan trọng nhất là bạn phải thể hiện rằng mình có quan tâm, bất kể việc bạn lo lắng rằng họ sẽ suy nghĩ về bạn như thế nào. Hãy nói lời xin lỗi chân thành nếu bạn thật sự có lỗi cho dù nó là vô tình hay cố ý.  

  • Đừng bao biện: Bạn có thể không hiểu tại sao đồng nghiệp của bạn lại cảm thấy bị xúc phạm bởi những lời bạn nói. Ví dụ, câu chuyện bạn kể có thể được đón nhận nồng nhiệt bởi nhiều người khác, từ gia đình cho đến chỗ làm nhưng khi kể với người đồng nghiệp này, họ lại tỏ ra không hứng thú hoặc cảm thấy bị xúc phạm sau khi nghe xong. Liệu việc không ứng xử theo phản ứng thông thường có được coi là công cụ để đánh giá cách ứng xử của đồng nghiệp bạn? Không, điều quan trọng là họ đã bị xúc phạm bởi lời nói của bạn và đó là lý do vì sao bạn cần phải xin lỗi. Tất cả những gì bạn cần nói là "Tôi xin lỗi vì đã vô tình kể một câu chuyện gây xúc phạm đến bạn."

  • Để cho sự việc qua đi một cách tự nhiên: Sau khi bạn đã chân thành đưa ra lời xin lỗi, hãy để cho sự việc qua đi. Bạn không cần phải quá chú tâm hoặc chăm chăm vào những điều đã xảy ra. Việc này sẽ chỉ khiến đồng nghiệp của bạn luôn nhớ về những gì đã xảy ra và bạn không có lý do gì để làm như vậy cả. Mắc phải sai lầm là chuyện ai rồi cũng sẽ gặp phải vì vậy đừng tự gục ngã trước những lỗi lầm đó.

  • Cho đồng nghiệp thêm thời gian: Đồng nghiệp của bạn có thể sẽ không tha thứ cho bạn ngay lập tức và bạn cần phải tôn trọng điều đó. Họ sẽ chấp nhận lời xin lỗi của bạn khi đã sẵn sàng và bạn không thể làm gì khác trong quãng thời gian đó ngoài chờ đợi, trừ khi bạn muốn tình hình trở nên tồi tệ hơn. 

Sau khi thực hiện các biện pháp phù hợp, hy vọng rằng bạn sẽ có thể sửa chữa mối quan hệ của mình với đồng nghiệp để tiếp tục vui vẻ và trở lại làm việc như bình thường.

>> Xem thêm tin:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.