close
cách
cách cách cách cách cách

WFH là gì? Xu hướng dịch chuyển của hình thức làm việc ở tương lai?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

WFH là gì? Đây có lẽ là thuật ngữ mà bạn thấy tần suất xuất hiện nhiều nhất trong thời gian gần đây khi dịch covid 19 lên tới đỉnh điểm và xuất hiện ở khắp mọi nơi. Là một hình thức làm việc từ xa, WFH chính là sự lựa chọn của rất nhiều doanh nghiệp để có thể duy trì và tiếp tục hoạt động của mình. Vậy, cụ thể hơn thì WFH là gì? Những ưu điểm của hình thức làm việc này ra sao? Liệu đây có thể trở thành một xu hướng làm việc trong tương lai không hay chỉ là một biện pháp trong khoảng thời gian ngắn? Chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!

1. Bạn hiểu WFH là gì?

Thực tế thì WFH là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “work from home”. Dịch ra tiếng Việt thì cụm từ này có ý nghĩa là “làm việc tại nhà” hay “làm việc từ xa”. Về đơn giản thì đây là thuật ngữ chỉ hình thức làm việc tại một địa điểm không phải là cơ quan, văn phòng của công ty và thường là ngay tại phòng, ngôi nhà của chính mình. 

Work from home không phải là một hình thức làm việc mới, mà nó đã xuất hiện từ khá lâu. Tuy nhiên, đây chỉ là hình thức áp dụng với một số lĩnh vực và một vài vị trí nhất định trong công ty mà thôi. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2020, khi covid 19 trở thành một dịch bệnh nghiêm trọng thì wfh trở nên phổ biến và được áp dụng rộng rãi hơn.

WFH là gì
WFH là gì

Cho tới thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức làm việc tại nhà cho toàn bộ nhân viên trong công ty. Điều này nhằm đảm bảo công ty vẫn hoạt động và duy trì như bình thường và đồng thời vẫn giữ được khoảng cách an toàn, tránh tiếp xúc và lây lan dịch bệnh. 

2. Những ưu điểm và hạn chế của hình thức WFH

2.1. WFH có những ưu điểm ra sao?

Mặc dù là một hình thức làm việc được lựa chọn trong tình thế bắt buộc, tuy nhiên, không thể phủ nhận được những lợi ích mà work from home mang đến cho doanh nghiệp và nhân viên. Cụ thể như sau:

2.1.1. Đối với doanh nghiệp

Những ưu điểm mà WFH giúp ích cho doanh nghiệp có thể kể đến như:

- Tiết kiệm được tối đa chi phí

Việc cho nhân viên làm việc tại nhà mà không cần đến công ty sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tiết kiệm được khá nhiều chi phí như tiền điện, tiền nước, các loại phụ cấp cho nhân viên (xăng xe, cơm trưa,...), các thiết bị, không gian.... So với việc nhân viên đến văn phòng thì khi họ làm việc tại nhà, công ty sẽ không cần phải chi thêm các khoản hỗ trợ hay những chi phí cho các vấn đề phát sinh khác,... Điển hình như DELL đã tiết kiệm được cho công ty khoảng 12 triệu USD khi họ cho toàn bộ nhân viên wfh.

Ưu điểm của wfh
Ưu điểm của wfh

- Thích ứng tốt với các phần mềm chuyển đổi số

Hiện nay, với việc wfh thì các doanh nghiệp sẽ cần có cho mình những công cụ, phần mềm hỗ trợ cho vấn đề quản lý nhân sự, tính lương hay chấm công,.... Và đây sẽ là cơ hội tốt để doanh nghiệp tìm kiếm cũng như lựa chọn cho mình các phần mềm chuyển đổi số phù hợp nhất. Nhất là khi đây chính là sự dịch chuyển mang tính tất yếu để công nghệ hóa cũng như số hóa quy trình quản lý của doanh nghiệp trong tương lai.

Việc có thể ứng dụng tốt những phần mềm chuyển đổi số này trong thời gian nhân viên wfh sẽ giúp doanh nghiệp thấy được sự hiệu quả của những phần mềm này. Và khi quay trở lại hình thức làm việc offline thì vẫn có thể ứng dụng tốt cho cả công ty.

- Phát triển nguồn nhân lực cho công ty

Với hình thức làm việc wfh thì các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa được nhân sự của mình. Điều này có nghĩa là nếu làm việc tại văn phòng thì rất nhiều người có thể chưa phát huy được năng lực của mình. Thế nhưng, khi làm việc tại nhà, với một tâm thế thoải mái hơn thì điều này lại khác. Công ty sẽ có thể phát hiện thêm cho mình những nhân tài ẩn náu.

Một trường hợp khác nữa là với hình thức này, doanh nghiệp có thể mở rộng việc tìm kiếm nhân sự ở những vùng xa hơn với các vị trí thích hợp để wfh. Điều này cho phép doanh nghiệp có thể mở rộng được quy mô hoạt động trước hết là ở mặt nhân sự sau đó có thể là những vị trí cố định được triển khai. Sự đa dạng hóa về nguồn nhân lực là cách để doanh nghiệp có thêm nhân tài cũng như sự phong phú hơn trong văn hóa cũng như chiến lược kinh doanh.

WFH giúp doanh nghiệp đa dạng hóa nguồn nhân lực
WFH giúp doanh nghiệp đa dạng hóa nguồn nhân lực

- Đảm bảo an toàn cho nhân viên

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid 19 như hiện nay thì việc tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch mà Bộ Y tế đưa ra là điều quan trọng. Do đó mà wfh chính là cách để doanh nghiệp bảo đảm an toàn cho toàn bộ nhân viên của mình, tránh việc tiếp xúc và tăng khả năng lây nhiễm bệnh cho nhau khi đi làm trực tiếp. 

2.1.2. Đối với nhân viên

Khi đã hiểu được wfh là gì thì các bạn cũng sẽ phần nào thấy được những lợi ích mà wfh mang đến cho nhân viên hay người lao động.

- Tiết kiệm được nhiều chi phí

Không chỉ doanh nghiệp mà nhân viên khi làm ở nhà cũng tiết kiệm được rất nhiều khoản phí. Ví dụ như xăng xe, vé xe, tiền ăn trưa, tiền ăn bữa phụ, bữa xế,... Thực tế thì khi đi làm thì chúng ta thường có xu hướng tụ tập và ăn uống, đi chơi để giải tỏa căng thẳng. Do vậy mà khi làm ở nhà thì những khoản phí này sẽ bớt đi rất nhiều bởi tâm lý lười ra ngoài khi đang sẵn ở nhà khá phổ biến. Hơn hết việc order hay ăn một mình thường khá nhàm chán, vì thế mà chúng ta cũng sẽ bớt được phí cho những bữa ăn như thế này.

- Nâng cao được năng suất và hiệu quả làm việc

Lợi ích của wfh với nhân viên
Lợi ích của wfh với nhân viên

Một thực tế đó là làm việc tại văn phòng thường đem đến những áp lực nhất định. Ví dụ như áp lực từ cấp trên, từ đồng nghiệp,... Điều này khiến cho nhân viên thường có tâm trạng khá căng thẳng và có phần bức bối khi làm việc. Khiến cho sự sáng tạo, tự do thoải mái để làm việc bị giảm thiểu đi rất nhiều.

Bên cạnh đó, nhân viên khi tới công ty sẽ cần phải di chuyển một quãng đường khá dài, khoảng cách này sẽ khiến cho họ mệt mỏi phần nào khi bắt đầu một ngày làm việc mới, tâm trạng và sự hứng khởi trong công việc cũng có sự sụt giảm đáng kể.

Cùng với đó, việc làm ở nhà giúp nhân viên được thoải mái hơn phần nào về trang phục và trang điểm. Sự tập trung cho công việc của họ sẽ tăng lên từ đó cải thiện được chất lượng công việc tốt hơn.

Ngoài ra, môi trường làm việc ở nhà thường khá yên tĩnh, ít cám dỗ từ đồng nghiệp và không chịu ảnh hưởng từ xung quanh. Những vấn đề này tuy nhỏ nhưng sẽ có tác động không ngờ tới năng suất và hiệu suất làm việc của nhân viên.

- Bảo vệ được chính mình

Trong tình hình hiện nay thì việc tránh tiếp xúc nơi đông người là điều mà ai cũng mong muốn. Vì thế mà việc hạn chế một cách tối đa cho việc ra ngoài và đến chỗ đông người sẽ là điều mọi người hướng tới. Và wfh sẽ giúp nhân viên có được sự an toàn khi ở trong chính ngôi nhà của mình, hạn chế được tối đa những rủi ro về dịch bệnh có thể xảy ra với chính bản thân mình và người thân.

Thoải mái hơn khi làm việc
Thoải mái hơn khi làm việc

2.2. Một số hạn chế của hình thức WFH

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì wfh vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Khi nhắc tới wfh, nhiều nhân viên sẽ nghĩ đến sự thoải mái đầu tiên, nhưng thực tế nó cũng có khá nhiều cám dỗ mà doanh nghiệp và nhân viên không lường trước được.

- Công ty khó kiểm soát được quá trình làm việc của nhân viên.

- Đối với những nhân viên không có hoặc kém trong cách quản lý thời gian sẽ khiến cho khối lượng công việc bị tồn đọng, không được giải quyết một cách triệt để.

- Nhân viên dễ bị cô lập, không có sự trao đổi với nhau, dẫn hiệu hiệu quả công việc chưa cao.

- Văn hóa doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng khi các nhân viên wfh trong một thời gian dài. Không có sự kết nối, trao đổi, văn hóa làm việc, hoạt động của doanh nghiệp không được thể hiện rõ và dễ phai màu.

- Doanh nghiệp cho nhân viên làm tại nhà, nhưng chi phí thuê mặt bằng vẫn phải trả đều đặn hàng tháng khi vẫn còn thời hạn theo hợp đồng, điều này sẽ dẫn đến sự lãng phí không đáng có.

Một số hạn chế của wfh
Một số hạn chế của wfh

3. Liệu WFH có phải là xu hướng làm việc trong tương lai?

Dựa vào định nghĩa về wfh là gì cũng như các ưu, nhược điểm của wfh thì theo bạn, wfh có thực sự trở thành một xu hướng về hình thức làm việc của tương lai hay không?

Để trả lời được câu hỏi này thì bạn sẽ cần dựa vào rất nhiều yếu tố để đánh giá cũng như các xu hướng chuyển dịch của thời đại trong thời gian tới đây.

Nếu như để ý thì bạn có thể thấy rằng hình thức work from home trước đây chưa thực sự được cân nhắc hay khuyến khích. Các nhà quản lý đưa ra những hạn chế trên về cách thức làm việc này. Tuy nhiên, cho tới năm 2020 thì mọi thứ dường như là bắt buộc để lựa chọn wfh với các doanh nghiệp. 

Trong sự bắt buộc đó, ta nhận thấy được rất nhiều điều về work from home mà nếu không thực hiện theo diện rộng và trong thời gian dài thì sẽ khó mà phát hiện được.

Thứ nhất, những điểm hạn chế của wfh thực tế có thể cải thiện được đáng kể nếu như ta có công nghệ hỗ trợ. Ví dụ với doanh nghiệp thì quản lý nhân sự sẽ cực kỳ thiết yếu nếu như wfh. Và các phần mềm chuyển đổi số là sự ứng dụng mang tính tất yếu. Và với sự phát triển của công nghệ như hiện nay thì bài toán này đang dần được giải quyết một cách dễ dàng hơn rất nhiều.

WFH có phải là xu hướng của tương lai hay không
WFH có phải là xu hướng của tương lai hay không

Thứ hai, khi làm việc tại nhà, thời gian làm việc của nhân viên tăng 1.4 lần/ngày và 17 ngày/năm so với việc đi làm trực tiếp. Điều này có nghĩa là thời gian làm việc của nhân viên sẽ tăng lên do họ không mất thời gian di chuyển, ăn uống hay buôn chuyện, tụ tập,...

Thứ ba, thời gian nghỉ của nhân viên cũng được tăng lên khoảng 22 phút, thế nhưng, họ lại có thể làm việc được thêm 10 phút khi làm việc tại nhà. Tức là so sánh ra thì thời gian nghỉ ngơi có thể nhiều hơn nhuw3ng thời gian làm việc thêm cũng không hề kém.

Thứ tư, thời gian mà nhân viên hao phí khi đi làm tại văn phòng là 37 phút/ngày, con số đó chỉ còn khoảng 27 phút/ngày khi nhân viên wfh.

Thứ năm, cấp trên là yếu tố khiến cho nhân viên cảm thấy áp lực và không tập trung được cho công việc. Tâm lý này diễn ra ở nhân viên khi làm tại văn phòng là 22%, còn wfh là 15% mà thôi.

Với những lý do trên, ta có thể nhận thấy rằng trong tương lai, wfh sẽ rất có thể sẽ trở thành một hình thức làm việc tất yếu mà các doanh nghiệp cân nhắc và lựa chọn.  

4. Cách để bạn có thể WFH hiệu quả nhất

Thực tế thì wfh sẽ có rất nhiều cám dỗ, nhất là từ chiếc giường, ăn uống hay buôn chuyện,... khi bạn không bị kiểm soát bất cứ điều gì. Vì thế mà để có thể work from home hiệu quả thì bạn cần:

Làm gì để wfh hiệu quả
Làm gì để wfh hiệu quả

- Tạo một không gian làm việc riêng

Hãy thiết lập cho mình một không gian làm việc riêng, giống như tại văn phòng của chính mình vậy. Tránh xa các khu vực có giường hay ghế nằm để bạn không bị cám dỗ bởi những yếu tố này.

- Thiết lập thời gian làm việc

WFH hiệu quả sẽ phụ thuộc vào cách bạn quản lý thời gian trong một ngày của mình như thế nào. Bạn cần phân chia thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi phù hợp nhất để bản thân có thể thích ứng và thực hiện đúng với thiết lập đó.

- Tự đề ra cho mình những quy tắc nhất định

Nếu bạn là người làm việc có phần tùy hứng và theo tâm trạng thì rất cần có những quy tắc. Điều này giúp bạn sẽ có thể hoàn thành được những yêu cầu về công việc hay thời gian cần tuân thủ.

- Ứng dụng các phần mềm quản lý công việc

Quá trình chuyển đổi số không chỉ dành cho doanh nghiệp mà cả nhân viên. Những phần mềm quản lý công việc hiệu quả sẽ giúp bạn đảm bảo được khối lượng công việc cần hoàn thành của mình và giúp bạn có một quá trình làm việc cân đối hơn.

Thiết lập không gian làm việc riêng
Thiết lập không gian làm việc riêng

- Lên dây cót tinh thần cho bản thân

Một yếu tố tinh thần bạn không thể thiếu khi work from home đó là lên tinh thần làm việc cho mình. Một tinh thần thoải mái, đầy hứng khởi sẽ giúp bạn có một ngày làm việc năng suất và hiệu quả nhất. Vì thế hãy bắt đầu ngày mới của mình bằng những viên thuốc bổ cho tâm trạng nhé!

WFH trong tương lai ắt hẳn sẽ ngày càng được ưa chuộng hơn nữa. Mong rằng, những chia sẻ trên đã giúp các bạn hiểu hơn về wfh là gì cũng như các đặc điểm của hình thức làm việc này. Và nếu như bạn đang work from home thì sẽ có cho mình một phương pháp làm việc tại nhà hiệu quả với những gợi ý trên nhé!

OST là gì? Những bản nhạc phim góp phần làm nên tên tuổi tác phẩm

OST là gì? Nguồn gốc và sự ra đời của OST ra sao? Đâu sẽ là những bản OST khiến bạn say đặm? Hãy cùng tìm hiểu về OST ngay sau đây nhé!

OST là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.