close
cách
cách cách cách cách cách

Web server là gì và một số thuật ngữ liên quan mà bạn cần biết

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Những bạn làm công việc liên quan đến mạng máy tính đều cần phải tìm hiểu những kiến thức về web server. Đây là một mảng kiến thức không hề dễ tiếp cận và để hiểu rõ về web server thì bạn phải tìm hiểu rất nhiều thứ. Để hỗ trợ cho các bạn trong quá trình tìm hiểu về web server, bài viết sau đây sẽ giải thích web server là gì? Web server có cơ chế vận hàng như thế nào? Và hiện nay trên thế giới đang sử dụng những loại web server nào? Đừng bỏ lỡ những kiến thức cực kỳ hữu ích trong bài viết sau đây nhé!

1. Web server là gì? Bạn hiểu như thế nào về web server

1.1. Web server là gì?

Web server còn được hiểu là máy chủ web. Trong hệ thống web server, các máy tính được kết nối với nhau và cùng kết nối với một máy chủ web để trao đổi tài nguyên qua lại thông qua mạng internet.

Web server còn được hiểu là máy chủ web
Web server còn được hiểu là máy chủ web

Toàn bộ những tài nguyên mà ứng dụng web sử dụng để hoạt động mượt mà đều được cung cấp bởi web server. Mặt khác, mọi dữ liệu từ ứng dụng web cũng sẽ được đồng bộ về web server và web server cũng nắm quyền điều khiển hoặc tùy chỉnh ứng dụng web.

Thông qua giao thức HTTP, hoặc một vài loại hình giao tiếp khác, trình duyệt web sẽ gửi thông tin đến web server thông qua request, sau đó máy chủ sẽ phản hồi thông tin lại cho máy khách thông qua giao thức tương tự.

Theo thống kê, Apache là web server được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trên thế giới, chiếm đến hơn 50% tổng số web server được sử dụng. Xếp sau nó là Nginx (32,2%), Microsoft IIS (11,6%), LiteSpeed (2,3%) và một số web server khác như: Tomcat, Google Servers, Cowboy, Tengine… Một website có thể sử dụng nhiều hơn một web server.

1.2. Hiểu đúng về web server

Web server vừa là phần cứng, lại cũng có thể là phần mềm. Để hiểu đúng về web server thì bạn cần tìm hiểu về cả hai phương diện này.

Hiểu đúng về web server
Hiểu đúng về web server

1.2.1. Trên phương diện phần cứng

Trên phương diện phần cứng, web server là một máy tính, trong đó có lưu trữ tất cả các file thành phần để cấu tạo nên một trang web. Khi có request từ trình duyệt của người dùng, web server sẽ gửi file tương ứng tới trình duyệt.

Hiểu nôm na thì những gì bạn nhìn thấy trên trình duyệt khi truy cập vào một website chính là những tệp tin đã được tạo ra và lưu trữ từ trước đó tại web server. Những tệp tin này bao gồm hình ảnh, file javascript, CSS, HTML…

Người ta sẽ tiến hành kết nối web server với mạng internet để nhận request và gửi phản hồi. Web server chỉ có thể được truy cập vào thông qua một domain, hiểu đơn giản thì đó chính là một địa chỉ web.

1.2.2. Trên phương diện phần mềm

Về phương diện phần mềm, web server chứa một số phần mềm có chức năng kiểm soát hoạt động của người dùng internet. Khi người dùng gửi đi HTTP request thì họ sẽ được quyền truy cập đến một HTTP server thông qua địa chỉ web và người dùng internet sẽ tiếp tục truy cập đến một file host được lưu trữ tại web server. Sau đó web server sẽ phản hồi lại thông qua HTTP response và người dùng internet sẽ nhìn thấy những nội dung mình muốn xem xuất hiện trên trình duyệt của họ.

Web server nhận và phản hồi request thông qua giao thức HTTP
Web server nhận và phản hồi request thông qua giao thức HTTP

Mặt khác, web server cũng được chia thành 2 loại là web server tĩnh và web server động.

Web server tính được tạo thành bởi một máy tính kết hợp với một HTTP server. Sở dĩ được gọi là web server tĩnh bởi người dùng internet yêu cầu truy cập file nào thì web server sẽ gửi đúng file đó đến trình duyệt của người dùng mà không hề có sự thay đổi nào cả.

Trong khi đó, web server động lại bao gồm web server tĩnh kết hợp với một số phần mềm được gọi chung là application server và databases. Sở dĩ gọi là web server động là bởi vì trước khi được gửi đến trình duyệt của người dùng internet thì các file host đã được update hoàn tất.
Hiểu theo một cách đơn giản, khi bạn gửi một yêu cầu đến web server, thì web server sẽ tiếp nhận yêu cầu đó và tìm kiếm file host tương ứng. Sau khi đã tìm được file, web server sẽ tiến hành update nội dung trong file đó để phù hợp với yêu cầu (request) mà nó đã nhận được trước đó. Sau khi update hoàn tất thì nó mới gửi file host đó đến người dùng thông qua HTTP server.

Web server được chia thành 2 loại là web server tĩnh và web server động
Web server được chia thành 2 loại là web server tĩnh và web server động

1.3. Một số khái niệm liên quan đến web server

1.3.1. Hosting files

Trong khi tìm hiểu web server là gì, đã không chỉ một lần chúng ta bắt gặp thuật ngữ “file host”. Vậy file host, hay hosting files là gì?

Hosting files được hiểu là tất cả những file được lưu trữ tại web server, chẳng hạn như file HTML, CSS, Javascript, fonts, hình ảnh, âm thanh, video… Theo lý thuyết thì các file trên có thể được lưu trữ trên một chiếc máy tính hoặc bộ nhớ.

Tuy nhiên, người ta sẽ áp dụng một cách khác thuận tiện hơn, đó là lưu trữ file host trên các web server riêng rẽ. Nguyên nhân chủ yếu là bởi vì các web server luôn được kết nối với mạng internet nên không sợ dữ liệu bị gián đoạn. Hơn nữa, web server này hoạt động liên tục theo địa chỉ IP và được bảo trì bởi một bên thứ ba, do đó hạn chế được sự cố bất ngờ hoặc tình trạng bị mất dữ liệu.

1.3.2. Phương thức giao tiếp HTTP

HTTP (HyperText Transfer Protocol) là phương thức truyền siêu văn bản giữa các máy tính. HTTP là giao thức giúp khác truy cập gửi request đến web server, và cũng thông qua HTTP mà web server gửi lại phản hồi đến cho khách truy cập.

Phương thức giao tiếp HTTP được sử dụng cho mọi web server
Phương thức giao tiếp HTTP được sử dụng cho mọi web server

Giao thức HTTP sẽ ghi nhận request của khách truy cập cùng với một URL và gửi request đến web server. Theo quy tắc, web server phải phản hồi mọi yêu cầu từ khách truy cập. Nếu không thể tìm thấy tệp host có nội dung trả lời tương ứng thì web server sẽ phải phản hồi lại bằng thông báo lỗi.

2. Một số web server phổ biến nhất hiện nay

2.1. Nginx

Nginx nằm trong top những web server được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nginx cung cấp mã nguồn mở cho toàn bộ các giao thức IMAP, POP3, HTTP và HTTPS.

 Năm 2002, Sysoev bắt đầu khởi động dự án phát triển Nginx và đến năm 2004 thì web server đã được chính thức giới thiệu đến giới công nghệ trên toàn thế giới. Ưu điểm của Nginx là tiêu tốn ít tài nguyên nhưng vẫn thể hiện được hiệu năng mạnh mẽ.

2.2. Internet Information Services

Internet Information Service (IIS) là sản phẩm của Microsoft và được tích hợp sẵn một số dịch vụ như Web server, FTP server… Với IIS, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh, thêm hoặc bớt các tính năng của web server. IIS có khả năng đảm bảo an toàn cho máy chủ trước những cuộc tấn công mạng, cải thiện hiệu suất làm việc bằng cạc loại bỏ đi những công cụ hoặc thành phần không cần thiết và tối ưu hóa mọi chức năng.

IIS được phát triển bởi Microsoft
IIS được phát triển bởi Microsoft

2.3. Apache HTTP server và Apache Tomcat

Phần mềm Apache HTTP server, hay gọi tắt là Apache, hiện đang là web server có số người sử dụng lớn nhất trên thế giới, bỏ xa những web server khác. Đặc biệt là Apache được phát hành miễn phí với mã nguồn mở, bởi vậy ai cũng có thể sử dụng phần mềm này.

Ngoài ra, Apache Software Foundation còn phát triển một web server lấy tên gọi là Apache Tomcat. Apache Tomcat nổi tiếng về hiệu năng ổn định và chứa nhiều tính năng cao cấp.

2.4. Lighttpd

Lighttpd cũng là một phần mềm web server miễn phí tương tự như Apache HTTP server và có thể hoạt động đa nền tảng tốt. Lighttpd không chiếm dụng nhiều tài nguyên, cũng như sử dụng rất ít dụng lượng RAM và xung nhịp CPU. Tuy nhiên, Lighttpd cũng có một hạn chế nhỏ đó là không hỗ trợ ISAPI.

Ngoài ra còn có một số web server khác nữa, tuy nhiên không được phổ biến như những web server trên, chẳng hạn như: IBM, Caudium, Boa, Aolserver…

Qua những thông tin được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết bạn đã hiểu được web server là gì và nguyên lý hoạt động của web server. Để quản lý và điều hành tốt một trang web thì bạn phải xây dựng hệ thống file host và web server thật tốt. Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ hữu ích và có giá trị tham khảo đối với bạn đọc.

Billboard là gì?

Billboard là gì? Biển quảng cáo Billboard có đặc điểm ra sao? Tìm hiểu cách triển khai biển quảng cáo Billboard trong bài viết sau đây.

Billboard là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.