close
cách
cách cách cách cách cách

Việc làm xây dựng là làm gì? Tìm hiểu các công việc xây dựng phổ biến

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Xây dựng là một ngành lớn với nhiều vị trí công việc khác nhau như kỹ sư xây dựng, thiết kế xây dựng, thợ xây dựng,...Cơ hội nghề nghiệp trong ngành này là rất nhiều nhưng bạn đã biết cách tìm việc làm xây dựng nhanh nhất chưa?

Cùng tìm hiểu việc làm xây dựng là gì và những công việc ngành xây dựng cũng như cách tìm việc làm xây dựng mới nhất qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn.

1. Việc làm xây dựng là gì?

Việc làm xây dựng là công việc liên quan đến việc kiến tạo lên những công trình xây dựng như tòa nhà, cầu đường, các công trình phụ,...

Để có thể tạo lên một công trình nhất định đều phải trải qua các bước như thiết kế, tính toán vật liệu xây dựng, tính chi phí, giá thành và tiến hành triển khai xây dựng công trình.

Mỗi một công đoạn lại do những vị trí liên quan có chuyên môn cao đảm nhận. Ví dụ công việc thiết kế sẽ do kỹ sư xây dựng đảm nhận, còn việc bắt tay vào xây từng viên gạch, lát từng mét nền, sơn từng mảnh tường đều do công nhân xây dựng đảm nhận.

Cũng tùy vào từng vị trí khác nhau mà công việc cũng khác nhau và mức lương cũng như yêu cầu công việc đối với người lao động là khác nhau. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu thật kỹ về việc làm xây dựng là làm gì dưới đây nhé.

Việc làm xây dựng là làm gì?

Việc làm xây dựng là làm gì?

2. Một số vị trí trong việc làm xây dựng

Dưới đây là một số vị trí việc làm xây dựng bạn có thể tham khảo:

2.1. Kỹ sư xây dựng

Kỹ sư xây dựng là người làm nhiệm vụ lên kế hoạch, chỉ đạo và giám sát các dự án xây dựng, tiến hành phân tích mọi bản vẽ công trình, xác định chi phí, nguyên vật liệu để đảm bảo công trình được thi công suôn sẻ. 

Kỹ sư xây dựng sẽ theo suốt quá trình hoàn thiện công trình để kịp thời đưa ra những phương án xử lí kịp thời. Công trình có được hoàn thành đúng như ý muốn hay không, có được thuận lợi, suôn sẻ hay không phần lớn công sức chỉ đạo là nhờ người kỹ sư xây dựng.

Yêu cầu đối với người làm việc tại vị trí kỹ sư xây dựng tương đối cao, cụ thể như:

  • Có bằng tốt nghiệp Đại học chuyên ngành xây dựng

  • Có khả năng thiết kế bản vẽ xây dựng, sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế

  • Có kỹ năng quản lí và giám sát dự án

  • Có kỹ năng giao tiếp và xử lí tình huống tốt

Kỹ sư xây dựng mới ra trường thường nhận nhiều dự án nhỏ, và mức lương thường dao động từ 5-7 triệu đồng/tháng. Trong khi những kỹ sư dày dặn kinh nghiệm hơn thì có thể thu nhập từ 10-20 triệu đồng thậm chí khi đảm nhận những dự án quy mô lớn thì mức lương còn có thể lên tới 30-40 triệu đồng/tháng.

Việc làm xây dựng là làm gì?

Một số vị trí trong việc làm xây dựng

2.2. Chuyên viên dự toán xây dựng

Không giống như kỹ sư xây dựng phải đi lại nhiều trên công trường, chuyên viên dự toán xây dựng thường chỉ làm việc trong các văn phòng, công việc chủ yếu là thiết kế và dự toán chi phí xây dựng. 

Yêu cầu đối với chuyên viên dự toán xây dựng như sau:

  • Có bằng Đại học chuyên ngành xây dựng

  • Biết sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng

  • Cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc

Mức lương đối với vị trí này dao động từ 8-12 triệu/tháng. 

2.3. Công nhân xây dựng

Công nhân xây dựng hay còn gọi là những người thợ xây dựng là công việc chân tay, trực tiếp thực hiện việc thi công công trình, cơ sở hạ tầng, nhà cửa,...

Một số công việc cụ thể của nhân viên xây dựng như:

  • Ước tính độ cao của công trình, xác định độ sâu của móng, phối hợp với thợ sắt để hoàn thành móng của công trình.

  • Thực hiện đổ bê tông, tiến hành xây tường bao quanh cho công trình

  • Đọc hiểu được bản vẽ để thi công công trình theo đúng yêu cầu

  • Trộn vữa xây dựng, xây gạch, sơn, lát nên theo sự phân công của người quản lí công trình

  • Xây tường, phòng ốc theo đúng bản vẽ

  • Lắp đặt cầu thang, chạy các chỉ tường, mũ cột,...

  • Làm các công trình phụ khác

  • Lắp đặt hệ thống điện nước cho công trình

  • Xử lí kịp thời những tình huống phát sinh trong việc thi công công trình

  • Lắp đặt dàn giáo để thi công công trình, khuân vác dụng cụ xây dựng 

  • Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của người quản lí

Công việc của công nhân xây dựng là công việc tương đối vất vả, lại suốt ngày phơi sương phơi nắng trên công trình. Những vật liệu xây dựng cũng rất nặng nên việc mang vác cả ngày có thể gây ra mệt mỏi.

Việc làm xây dựng là làm gì?

Công nhân xây dựng

Vì tính chất công việc vất vả, tuy không đòi hỏi trình độ bằng cấp cao nhưng cũng yêu cầu người lao động ở một số tiêu chí như:

  • Sức khỏe tốt: người không có sức khỏe tốt, có thể mang vác nặng và làm việc ngoài trời nhiều giờ liền thì không thể gắn bó được với công việc công nhân xây dựng này.

  • Có tinh thần trách nhiệm trong công việc: tinh thần trách nhiệm để người công nhân có thể làm việc cẩn thận, không làm cẩu thả ảnh hưởng tới chất lượng công trình xây dựng.

  • Chăm chỉ, ham học hỏi: Ngành nghề nào cũng cần sự chăm chỉ trong công việc và sự ham học hỏi để cải thiện tay nghề hơn. Học hỏi trong nghề xây dựng giúp bạn nhanh chóng lên chân thợ chính, có những đường xây đẹp và đảm nhận nhiều trách nhiệm công việc khác nhau.

Mức lương của công nhân xây dựng sẽ được trả theo tay nghề và tùy theo từng nhà thầu của từng dự án khác nhau. Thợ chính hiện nay có thể nhận được mức lương từ 400-  500 nghìn đồng/ngày. Những thợ phụ thì mức lương sẽ thấp hơn, từ 300-400 nghìn đồng/ngày. 

Khi thuê công nhân làm việc trong các công trình, các nhà thầu nên phân chia rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ cho từng người để đảm bảo mọi người đều hoàn thành tốt công việc của mình. Sự an toàn của người lao động làm việc trong ngành xây dựng phải luôn luôn được đặt lên hàng đầu.

>> Xem thêm: Tìm việc làm xây dựng tại Hà Nội, các yêu cầu đối với ứng viên

3. Học ngành xây dựng ở đâu?

Để có thể tìm được việc làm tốt trong ngành xây dựng với mức lương cao, bạn nên tham khảo chương trình học của một số trường Đại học nổi tiếng đào tạo sinh viên ngành này như Đại học Xây dựng, Đại học Kiến trúc, Cao đẳng công nghệ và thương mại Hà Nội,...

Có tấm bằng Đại học giúp cơ hội nghề nghiệp của bạn được rộng mở hơn. Vì nếu không, bạn sẽ mất rất nhiều năm kinh nghiệm trong nghề mới được cân nhắc để lên vị trí cao hơn. Hoặc nếu không bạn chỉ có thể làm việc ở vị trí công nhân không yêu cầu bằng cấp cao.

4. Tìm việc làm xây dựng ở đâu?

Việc làm xây dựng là ngành lớn với nhu cầu tuyển dụng cao, nhất là trong thời đại hiện đại hóa phát triển, nhu cầu xây dựng nhà máy, công trình, chung cư, biệt thự, cầu đường ngày càng cao. Rất nhiều công ty trong lĩnh vực xây dựng cũng ra đời, tạo cơ hội nghề nghiệp rất lớn cho những người làm việc trong ngành này.

Để nhanh chóng tìm được việc làm xây dựng tốt nhất, ứng viên nên truy cập các trang web tuyển dụng online như Vietnamworks, Vieclam123.vn. Các bước để bạn tìm được việc làm xây dựng trên trang web Vieclam123.vn như sau:

Bước 1: Truy cập trang web Vieclam123.vn

Bước 2: Đăng kí tài khoản ứng viên

Bước 3: Ấn vào mục tìm việc, chọn việc làm ngành xây dựng và địa điểm làm việc gần với nơi ở của bạn.

Bước 4: Tạo CV online và gửi CV ngành xây dựng đến nhà tuyển dụng.

Bước 5: Chờ kết quả từ nhà tuyển dụng và nhận việc

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Vieclam123.vn, bạn đã hiểu về công việc cũng như yêu cầu đối với từng vị trí việc làm ngành xây dựng. Hãy theo dõi nhiều hơn những bài viết của Vieclam123.vn để cập nhật những thông tin hữu ích nhé.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.