close
cách
cách cách cách cách cách

Vị trí Senior là gì? Để trở thành Senior cần đạt những tiêu chí gì?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong môi trường làm việc, chúng ta bắt gặp rất nhiều lần các khái niệm Fresher, Junior và Senior. Những khái niệm này đặc biệt phổ biến trong các ngành kỹ thuật như IT hay marketing… Vậy vị trí Senior là gì? Phải đạt những tiêu chí nào thì mới có thể được coi là Senior? Senior làm những công việc có tính chất như thế nào? Senior có sự khác biệt như thế nào so với Junior? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vị trí Senior nhé!

1. Vị trí Senior là gì? Những gì bạn cần biết về vị trí Senior

1.1. Vị trí Senior là gì?

Senior là khái niệm sử dụng cho những cá nhân làm công việc chuyên môn và đã có được kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn nhất định trong lĩnh vực của họ. Senior là một giai đoạn cao cấp trong mỗi lĩnh vực và con trên con đường đi đến Senior một cá nhân sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn phía trước, bao gồm Intern, Fresher, Junior…

Senior là vị trí cao cấp trong một lĩnh vực cụ thể
Senior là vị trí cao cấp trong một lĩnh vực cụ thể

1.2. Senior đảm nhận những công việc gì?

Đến cấp bậc Senior nghĩa là bạn đã trở thành “lão làng” chứ không phải “tay mơ” mới bước chân vào công việc. Chính vì vậy mà công việc bạn đảm nhiệm cũng mang những đặc thù xứng đáng với vị trí của một “lão làng”.

Bạn sẽ không phải thực hiện những công việc “vụn vặt” và nhỏ nhặt giống như Intern hoặc Fresher. Bạn sẽ đảm nhiệm những công việc mang tính chất chiến lược và tổng quan hơn. Điển hình nhất đó là làm việc với khách hàng. Chỉ có Senior mới có đủ chuyên môn và kinh nghiệm cần thiết để tiếp chuyện và ứng biến với khách hàng.

Công việc của Senior là trao đổi với khách hàng, xác định xem khách hàng cần gì và khách hàng có yêu cầu như thế nào. Sau đó, Senior sẽ tổng hợp và lồng ghép vào trong công việc để cho ra sản phẩm mà khách hàng sẽ ưng ý nhất.

Senior đảm nhiệm công việc có tính chuyên môn và chuyên sâu
Senior đảm nhiệm công việc có tính chuyên môn và chuyên sâu

Nhìn chung, công việc hàng ngày mà Senior đảm nhiệm có tính chất chuyên môn cao hơn và cũng chuyên sâu hơn công việc của Intern, Fresher hay là Junior. Senior ở vị trí lãnh đạo và công việc của họ mang đặc thù chiến lược hoặc quản lý. Họ cũng chính là những người sẽ hướng dẫn, đào tạo Intern, Fresher và Junior trong công việc.

Không chỉ dừng lại ở đó, Senior cũng sẽ là những người có cái nhìn sâu sắc hơn về tính chất công việc, quy trình làm việc và hiệu suất làm việc hiện tại. Bởi lẽ họ đã quá quen thuộc với công việc và quy trình làm việc, bởi vậy họ có thể biết được tại công đoạn nào chưa tối ưu, công đoạn nào cần thay đổi hoặc điều chỉnh để phù hợp hơn với yêu cầu của khách hàng hoặc cho ra thành quả tốt hơn.

Ngoài ra, công việc của Senior cũng bao gồm theo dõi, lập và gửi báo cáo cho cấp trên định kỳ hoặc theo yêu cầu.

1.3. Senior cần tự trang bị cho mình những kỹ năng nào?

Sau khi tìm hiểu vị trí Senior là gì và đặc thù công việc của họ, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem Senior cần trang bị cho mình những kỹ năng nào để có thể đảm nhiệm tốt công việc của mình nhé!

Để trở thành Senior bạn cần tự trang bị những kỹ năng cần thiết
Để trở thành Senior bạn cần tự trang bị những kỹ năng cần thiết

1.3.1. Kỹ năng lãnh đạo

Như đã đề cập đến trước đó, Senior là một vị trí cao cấp, để trở thành Senior thì một cá nhân phải trải qua các giai đoạn Intern, Fresher và Junior. Chính vì thế mà với chuyên môn, kinh nghiệm và thời gian gắn bó với công việc của mình thì Senior thường ở vị trí lãnh đạo. Để làm tốt công việc của mình thì kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng cần phải có.

Senior có thể làm việc độc lập, tuy nhiên trường hợp phổ biến hơn là họ được giao cho phụ trách các nhóm nhỏ. Nếu không có kỹ năng lãnh đạo thì họ sẽ không thể vận hành tốt nhóm được giao, không thể quản lý nhóm cũng như giải quyết các công việc chung của cả nhóm.

1.3.2. Kỹ năng làm việc nhóm

Những người Senior bắt buộc phải có kỹ năng làm việc nhóm tốt. Đôi khi họ có thể làm việc độc lập, tuy nhiên công việc của họ sẽ có liên quan đến công việc của nhiều người khác. Chính vì thế họ cần có kỹ năng làm việc nhóm để giải quyết công việc một cách hiệu quả, phối hợp tốt với đồng nghiệp, cộng sự hoặc khách hàng.

Senior cần có kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm
Senior cần có kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm

1.3.3. Kỹ năng đàm phán

Làm việc với khách hàng là một trong những đầu việc của Senior. Họ cũng tham gia vào các cuộc họp chiến lược để xây dựng kế hoạch hoạt động hay đóng góp cho chiến lược chung của toàn bộ đội ngũ. Trong những trường hợp đó, kỹ năng đàm phán có vai trò đặc biệt quan trọng và thiết yếu.

1.3.4. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Không chỉ dừng lại ở các đầu việc chuyên môn, Senior còn phải giải quyết nhiều vấn đề khác có tính phức tạp cao hơn hoặc giải quyết các sự cố phát sinh. Vì thế nên kỹ năng giải quyết vấn đề cũng là một kỹ năng cần thiết mà Senior nên tự trang bị cho bản thân.

2. Senior khác biệt như thế nào so với Junior?

Sự khác nhau giữa Senior đến từ chuyên môn, kinh nghiệm và kéo theo đó là cả mức thu nhập.

Tùy vào lĩnh vực mà một cá nhân cần thời gian từ 6 tháng đến 2 năm để trở thành Junior, trong khi đó để trở thành Senior thì con số đó phải dao động từ ít nhất là 2 đến 5 năm.

Senior đều là những người dày dặn kinh nghiệm
Senior đều là những người dày dặn kinh nghiệm

Xét trên phương diện chuyên môn và kỹ năng, Junior chủ dừng lại ở những nội dung chuyên môn có độ khó vừa phải và người đề ra những nhiệm vụ này không ai khác chính là Senior.

Trên phương diện thu nhập, tùy thuộc vào năng lực và kinh nghiệm mà Junior nhận được mức thu nhập tương xứng, tuy nhiên có một điều có thể khẳng định đó là mức thu nhập của Junior chắc chắn không thể bằng được Senior.

Nói về số kinh nghiệm làm việc thì Senior vượt trội hơn hẳn. Bên cạnh đó, Senior không chỉ có chuyên môn vững vàng, mà còn có kỹ năng mềm vượt trội và kinh nghiệm xử lý những tình huống phát sinh ngoài chuyên môn. Đây là những điều mà Junior chưa thể có được.

Chính vì thế mà những công việc mà Senior đảm nhiệm hoặc là có tính chuyên môn sâu hơn hoặc là có mức độ và cấp độ quan trọng cao hơn so với Junior. Cũng chỉ họ mới có đủ chuyên môn và kinh nghiệm để xử lý ổn thỏa những công việc như vậy. Và đó mức thu nhập của Senior cao hơn Junior cũng là chuyện rất dễ hiểu.

Từ Fresher và Junior muốn tiến bước lên Senior thì tiêu chuẩn đầu tiên cần phải cân nhắc chính là thời gian. Sau đó là kinh nghiệm và chuyên môn cũng có vai trò không hề kém quan trọng.

Để đạt đến vị trí Senior cần rất nhiều nỗ lực và sự cố gắng
Để đạt đến vị trí Senior cần rất nhiều nỗ lực và sự cố gắng

Điểm mấu chốt để đưa Fresher và Junior lên đến Senior đó chính là thành tích. Thành tích như một cột mốc, một bước ngoặt đánh dấu sự trưởng thành của Fisher và Junior. Tuy nhiên, để đạt được đến vị trí Senior mà không muốn bỏ ra nỗ lực, cố gắng thì chính là điều vọng tưởng.

Qua những thông tin trong bài viết, chắc hẳn bạn đã hiểu được vị trí Senior là gì và đặc thù của vị trí này xét trên phương diện chuyên môn, kinh nghiệm và công việc. Để trở thành Senior thì bạn cần tự trang bị cho mình kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán và kỹ năng giải quyết vấn đề. Hơn nữa, bạn cần thực sự nỗ lực và tâm huyết, có tinh thần cầu tiến mạnh mẽ.

Internship là gì?

Internship là gì? Khi làm Internship cần lưu ý những điều gì? Tham khảo cách phân biệt Senior, Junior, Fresher và Internship trong doanh nghiệp trong bài viết sau đây.

Internship là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.