close
cách
cách cách cách cách cách

Tỷ giá hối đoái là gì? Phân tích về các loại và chế độ tỷ giá hối đoái

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, việc chuyển đổi giữa các loại tiền tệ càng trở nên phổ biến hơn. Vì vậy mà bạn cần trang bị cho bản thân những kiến thức liên quan đến tỷ giá hối đoái và các đồng tiền mạnh trên thế giới. Vậy tỷ giá hối đoái là gì? Tỷ giá hối đoái được phân loại như thế nào? Tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

1. Tỷ giá hối đoái là gì? Tỷ giá hối đoái có những chế độ nào?

1.1. Hiểu đúng về tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái đôi khi còn được gọi tắt là tỷ giá, hoặc được bằng cách khác là tỷ giá trao đổi ngoại tệ. Hiểu một cách đơn giản, tỷ giá hối đoái là tỷ lệ được áp dụng khi trao đổi hai loại tiền với nhau. Chẳng hạn như tỷ giá hối đoái giữa VND và USD.

Tỷ giá hối đoái là tỷ giá trao đổi ngoại tệ
Tỷ giá hối đoái là tỷ giá trao đổi ngoại tệ

Bạn cũng có thể hiểu rằng tỷ giá hối đoái chính là giá thành để bạn mua 1 đơn vị tiền của nước khác. Chẳng hạn, tỷ giá hối đoái giữa USD và VND hiện nay như sau: 1USD = 23.352 VND, nghĩa là bạn cần có 23,352 VND để mua được 1 USD.

1.2. Phân loại chế độ tỷ giá hối đoái

Chế độ tỷ giá hối đoái ở mỗi quốc gia không nhất thiết phải giống nhau. Trên thực tế, chế độ tỷ giá hối đoái mà mỗi nước áp dụng phụ thuộc vào chế độ chính trị, kinh tế và “sức mạnh” của đồng tiền mà quốc gia đó đang sử dụng. Thông thường các quốc gia sẽ áp dụng 1 trong 3 chế độ tỷ giá hối đoái sau đây: Tỷ giá hối đoái cố định, tỷ giá hối đoái thả nổi và tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết.

1.2.1. Chế độ tỷ giá hối đoái cố định

Đúng như tên gọi, tỷ giá hối đoái cố định được thiết lập và duy trì ở một mức cố định. Nếu có sự thay đổi thì sự thay đổi này thường không lớn và cũng không thường xuyên. Cơ quan phụ trách thiết lập tỷ giá hối đoái cố định là ngân hàng nhà nước.

Tỷ giá hối đoái cố định hiện nay không được áp dụng
Tỷ giá hối đoái cố định hiện nay không được áp dụng

Tỷ giá hối đoái cố định mang lại rất nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư nước ngoài bởi họ sẽ không cần phải tính toán đến sự biến động của tỷ giá hối đoái, mặc dù đây không phải là yếu tố ảnh hưởng quá nhiều đến các kế hoạch đầu tư.

Việc áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định cũng góp phần hạn chế lạm phát, nhờ đó thị trường ổn định và hầu như không có nhiều sự biến động.

Mặc dù có nhiều lợi ích như vậy nhưng chế độ tỷ giá hối đoái cố định lại không được các quốc gia áp dụng. Nguyên nhân chính là bởi vì chế độ tỷ giá này không thể duy trì trong thời gian dài, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng cán cân thanh toán.

1.2.2. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi

Tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ không cố định ở một mức nào đó trong thời gian dài. Tùy theo nhu cầu của thị trường ngoại hối so với sức cung cấp mà tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. Sự khác biệt căn bản và lớn nhất giữa tỷ giá hối đoái thả nổi với tỷ giá hối đoái cố định nằm ở sự can thiệp của nhà nước. Nếu như tỷ giá hối đoái cố định được thiết lập bởi ngân hàng nhà nước thì sự biến động của tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn phụ thuộc vào thị  trường.

Tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn phụ thuộc vào thị  trường
Tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn phụ thuộc vào thị  trường

Việc áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ giúp cán cân thanh toán luôn được cân bằng. Điều này giúp hạn chế những nguy cơ và rủi ro đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia, từ đó làm ổn định nền kinh tế thế giới.

Mặc dù có vẻ chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi linh hoạt hơn và cũng sở hữu những ưu điểm vượt trội hơn chế độ tỷ giá hối đoái cố định, tuy nhiên hiện nay cũng không có quốc gia nào áp dụng chế độ này. Việc không thể kiểm soát tỷ giá hối đoái sẽ đi kèm với những nguy cơ nhất định tác động đến nền kinh tế quốc gia. Chính vì vậy mà chính phủ sẽ có những can thiệp nhất định nhằm hạn chế mặt trái này.

1.2.3. Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết

Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết còn được biết đến như chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi linh hoạt. Đây là chế độ tỷ giá hối đoái được áp dụng phổ biến ở các quốc gia trên thế giới.

Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết được các quốc gia áp dụng
Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết được các quốc gia áp dụng

Chế độ này có những đặc trưng của chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, nghĩa là cũng có sự biến động theo mối quan hệ cung – cầu trên thị trường. Bên cạnh đó, chế độ này cũng có những đặc trưng của tỷ giá hối đoái cố định, nghĩa là chịu sự điều tiết của ngân hàng nhà nước.

Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết tổng hợp những ưu điểm của hai chế độ còn lại, bởi vậy nên giúp ổn định thị trường và cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài và hội nhập quốc tế.

2. Có những loại tỷ giá hối đoái nào?

Như vậy, trong phần trước chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm tỷ giá hối đoái là gì và ưu nhược điểm của mỗi chế độ tỷ giá hối đoái. Trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các cơ sở để phân loại tỷ giá hối đoái và với mỗi cơ sở thì tỷ giá hối đoái sẽ được phân loại như thế nào nhé!

Có 5 cơ sở để phân loại tỷ giá hối đoái, bao gồm:

- Đối tượng xác định tỷ giá

Dựa trên đối tượng xác định tỷ giá, chúng ta có hai loại tỷ giá hối đoái đó là: Tỷ giá hối đoái chính thức và tỷ giá hối đoái thị trường.

Tỷ giá hối đoái chính thức chịu sự can thiệp của ngân hàng nhà nước
Tỷ giá hối đoái chính thức chịu sự can thiệp của ngân hàng nhà nước

Tỷ giá hối đoái thị trường là tỷ giá được xác định dựa trên mối quan hệ cung – cầu tính trên thị trường ngoại tệ. Ngược lại, tỷ giá hối đoái chính thức chịu sự can thiệp của ngân hàng nhà nước. Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại sẽ tự tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ.

- Phương thức chuyển ngoại hối

Dựa trên phương thức chuyển ngoại hối bằng điện hoặc bằng thư mà tỷ giá hối đoái được phân loại thành tỷ giá điện hối và tỷ giá thư hối. Tỷ giá thư hối thường thấp hơn tỷ giá điện hối. Tỷ giá điện hối do các ngân hàng công bố và sẽ được niêm yết công khai tại ngân hàng.

- Thời điểm giao dịch ngoại hối

Tỷ giá mà dựa trên đó ngân hàng mua vào ngoại hối được gọi là tỷ giá mua. Ngược lại, tỷ giá bán là tỷ giá áp dụng tại thời điểm ngân hàng bán ra ngoại hối. Vì nguyên nhân lợi nhuận nên tỷ giá bán chắc chắn sẽ cao hơn tỷ giá mua, tương tự như giá vàng.

- Giá trị của tỷ giá

Dựa trên giá trị của tỷ giá chúng ta có hai loại tỷ giá hối đoái đó là: Tỷ giá hối đoái hoán thực và tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Sự khác nhau giữa hai loại này nằm ở duy nhất yếu tố lạm phát. Trong đó, tỷ giá hối đoái danh nghĩa sẽ không tính đến yếu tố lạm phát.

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa không chịu tác động của lạm phát
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa không chịu tác động của lạm phát

- Kỳ hạn thanh toán

Dựa trên kỳ hạn thanh toán tỷ giá hối đoái được phân loại thành tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn. Tỷ giá giao ngay được niêm yết tại thời điểm giao ngay bởi các tổ chức tín dụng. Hoặc tỷ giá giao ngay cũng được thỏa thuận giữa các bên liên quan. Tỷ giá kỳ hạn có thể được quyết định thông qua thỏa thuận giữa hai bên hoặc do tổ chức tín dụng tự quyết định. Tỷ giá kỳ hạn phải được thiết lập dựa trên những quy định của ngân hàng nhà nước.

Trên đây là những thông tin giải thích tỷ giá hối đoái là gì và cung cấp thêm cho bạn đọc góc tiếp cận toàn diện hơn về tỷ giá hối đoái. Có hai phương pháp để xác định tỷ giá hối đoái đó là phương pháp tiếp cận thị trường tài sản và phương pháp tiếp cận thị trường tiền tệ. Tỷ giá hối đoái chịu tác động từ sự lạm phát, nợ công, lãi suất và các hoạt động trao đổi thương mại.

Bán hàng online có đóng thuế không?

Click ngay bài viết sau đây để tìm hiểu và làm rõ nguyên nhân vì sao bán hàng online phải đóng thuế nhé!

Bán hàng online có đóng thuế không?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.