Bán hàng online ngày càng phát triển và gia tăng số lượng người tham gia. Tuy nhiên lại có rất nhiều người không nắm được các quy định pháp lý về việc đóng thuế và thắc mắc rằng bán hàng online có đóng thuế không. Tại bài viết này, vieclam123.vn sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này để có thể thực hiện luật cho đúng.
MỤC LỤC
Bán hàng online thực chất là hình thức kinh doanh gián tiếp qua internet. Bản chất vẫn là hoạt động bán hàng cung cấp sản phẩm tới tay khách hàng và không làm thay đổi nguyên tắc tiền – hàng – tiền.
Vì thế, các quy định về thuế không có gì khác biệt. các cá nhân, doanh nghiệp sử dụng hình thức bán hàng online vẫn cần đóng thuế mới phù hợp về tính chất cũng như đúng với quy định về thuế mà pháp luật ban hành.
Việc khẳng định công việc bán hàng online cần đóng thuế được dựa vào ba cơ sở pháp lý như sau:
- Thông tư số 92 của Bộ Tài chính ban hành năm 2015
- Nghị định số 65 của Chính phủ ban hành 2013
- Nghị định số 139, tại Điều 4 ban hành bởi Chính phủ ban hành năm 2016.
Bên cạnh đó, đi sâu hơn vào quy định của Luật Thuế, tất cả công dân của nước Việt Nam khi tham gia kinh doanh đều phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế. Đó chính là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người với Nhà nước trong sự nghiệp phát triển đất nước.
Đó là lý do dù bạn có bằng hình thức nào để làm kinh doanh thì cuối cùng bạn vẫn có nghĩa vụ cao cả đó là nộp thuế. Đúng như câu nói “thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước”.
Kinh doanh online và nghĩa vụ nộp thuế chính là vấn đề quan trọng, được lấy làm cơ sở pháp lý để kết luận về hoạt động thu thuế. Nhà nước yêu cầu các cá thể, tổ chức đăng ký kinh doanh qua đó giúp cơ quan Nhà nước quản lý tốt hơn hoạt động kinh doanh và thu thuế. Với nội dung quy định tất cả các hoạt động kinh doanh đều phải nộp thuế thì nhà nước hoàn toàn không loại trừ việc bán hàng online. Chỉ có điều hiện tại chưa có một thiết chế nào phù hợp để có thể kiểm soát, quản lý hết vấn đề này.
Tuy nhiên sẽ có những đối tượng chắc chắn phải đóng thuế khi bán hàng online trong sự quản lý của nhà nước. Cùng tìm hiểu chi tiết thông tin này ở nội dung tiếp theo ngay sau đây.
Có nhiều phương thức bán hàng online. Do đó Nhà nước sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để đưa ra quy định về phương pháp khai thuế, nộp thuế khác nhau đối với thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Có thể kể tới một số phương pháp khai nộp thuế điển hình áp dụng cho người bán hàng online như khoán, kê khai, khai nộp thay.
Trong số các phương pháp được áp dụng thì hai phương pháp phổ biến được dùng nhiều nhất đó chính là khoán và khai nộp thuế. Vậy khi nào áp dụng từng phương pháp này?
Phương pháp khoán áp dụng cho những đối tượng kinh doanh là cá nhân, hộ gia đình không nằm trong diện phải nộp thuế theo các phương pháp khác (kê khai, phát sinh).
Phạm vi tính đối tượng sẽ loại trừ trường hợp bán online tại các sàn thương mại điện tử.
Tiếp theo là phương pháp khai nộp thuế thay, phương pháp này cũng rất được phổ biến ở nhiều doanh nghiệp. Áp dụng đối với trường hợp bán hàng qua sàn thương mại điện tử. Nội dung này có quy định rõ ràng tại Thông tư số 40, ở khoản 1, điều số 8 được Bộ Tài chính ban hành, có sửa đổi, bổ sung.
Nhìn chung nhưng cá nhân, hộ kinh doanh bán hàng online không cần khai và nộp thuế một cách trực tiếp tới cơ quan thuế. Họ được phép ủy quyền lại cho các chủ sở hữu của sàn thương mại nơi họ hoạt động kinh doanh. Nói cách khác, chủ sở hữu của sàn giao dịch sẽ đứng ra khai, nộp thuế cho tất cả các cá nhân, hộ kinh doanh trên hệ thống của mình.
Theo Thông tư số 40 ban hành do Bộ Tài chính, tại Điều số 4, khoản số 2, nội dung quy định về mức doanh thu đối với người kinh doanh online phải áp dụng nộp thuế như sau:
- Hộ. cá nhân kinh doanh có doanh thu tính theo năm dương lịch từ 100 triệu trở xuống sẽ không cần nộp cả hai loại thuế là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.
- Ngược lại, hộ và cá nhân kinh doanh online nếu có doanh thu đạt được trên 100 triệu theo năm dương lịch thì cần phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Mức nộp như thế nào, chúng ta tiếp tục khám phá tại bài viết này.
Vấn đề bán hàng online có đóng thuế không đã được xác định. Chúng ta càng cần biết rõ hơn nữa cụ thể những loại thuế nào chắc chắn phải nộp. Theo quy định, có 3 loại thuế cần đóng đối với người bán hàng online.
Những cá nhân, tổ chức có đăng ký hoạt động kinh doanh, trong đó gồm cả hoạt động bán hàng online thì đều cần nộp định kỳ lệ phí môn bài hàng năm. Trong đó, mỗi đối tượng khác nhau sẽ có cách áp dụng khác nhau.
Hộ kinh doanh thì lệ phí môn bài được tính dựa vào doanh thu. Còn đối với tổ chức, doanh nghiệp thì lệ phí môn bài sẽ căn cứ tính toán trên số vốn đầu tư hay vốn điều lệ được ghi ở giấy chứng nhận đăng ký tương ứng.
Nghị định số 139 của Chính phủ ban hành vào năm 2016 cũng nêu rõ, các cá nhân và hộ đạt doanh thu kinh doanh từ 100 triệu đồng trở lên trong một năm kinh doanh thì đóng lệ mức môn bài ở mức 300 đến 1 triệu đồng. Các mức áp dụng cụ thể như sau:
- Doanh thu đạt được từ mức lớn hơn 100 đến 300 triệu sẽ nộp lệ phí môn bài là 300 nghìn đồng.
- Doanh thu từ lớn hơn 300 triệu đến 500 triệu thì mức lệ phí cần đóng là 500 nghìn đồng.
- Doanh thu lớn hơn 500 triệu sẽ nộp phí môn bài là 1 triệu đồng.
Lệ phí môn bài sẽ không áp dụng cho các cá nhân có hoạt động bán hàng online không thường xuyên cũng như địa điểm bán không cố định và mức doanh thu đạt được chưa đến 100 triệu đồng một năm kinh doanh. Nội dung này được quy định ở Thông tư số 92/2015 của Bộ Tài chính, trong Điều số 1, khoản 2.
Loại thuế này áp dụng cho người bán hàng online căn cứ theo Luật Thuế thu nhập cá nhân ban hành năm 2007, tại Điều 3, khoản 1.
Vậy loại thuế này được áp dụng như thế nào cho người kinh doanh online?
- Nếu doanh thu của người bán hàng đạt được từ 100 triệu trở lên mỗi năm thì mức thuế cần nộp sẽ là 0,5%. Thời gian tính thuế theo tháng, việc kê khai có thể thực hiện theo tháng, theo quý đều được nhưng sẽ quyết toán theo năm.
Nếu người bán không xác định rõ doanh thu thì sẽ được ấn định số thuế cần nộp từ cơ quan thẩm quyền.
Trong trường hợp khác, nếu người bán hàng nằm thuộc một trong những diện sau: đang nuôi con nhỏ, cha mẹ không có khả năng lao động, ... thì được giảm vào khoản thu nhập phải đóng thuế số tiền là 11 triệu/tháng vào. Nội dung này sẽ được căn cứ theo Nghị quyết số 954 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội 14 ban hành năm 2020.
Thuế VAT thực chất thu từ người tiêu dùng trả vào giá trị của sản phẩm, sau đó người bán sẽ đóng số tiền đó vào cơ quan thuế Nhà nước. Đây là một nghĩa vụ mà người bán hàng phải thực hiện. Hầu hết mọi loại hàng hóa, dịch vụ đều sẽ chịu thuế này, ngoại từ muối, vật nuối, cây giống, phân bán, thức ăn chăn nuôi, ...
Người bán hàng online cần nộp thuế giá trị gia tăng chỉ bằng 1% số doanh thu khi doanh thu đạt mức hơn 100 triệu một năm.
Nếu trốn thuế thì sẽ phải chịu những hình phạt nhất định tùy vào mức độ nghiêm trọng. Các hình thức xử lý cụ thể như sau:
- Trốn thuế khi doanh thu đạt được mức 100 – 300 triệu đồng sẽ bị phạt hành chính từ 100 đến 500 triệu hoặc có thể phải ngồi tù từ 3 tháng – 1 năm.
- Không thực hiện các nghĩa vụ sau: khai thuế, nộp hồ sơ đăng ký thuế, xuất hóa đơn từ 200 nghìn đồng; bên cạnh đó còn kê khai thông tin giá trị hóa đơn sai sự thật với số tiền thấp hơn số tiền thực tế thanh toán, dùng hóa đơn không hợp pháp, ... bị phạt từ cảnh cáo đến phạt hành chính.
Tiếp tục dựa vào quy định pháp lý rõ ràng, chúng ta sẽ tính được mức thuế thu nhập cá nhân cần nộp khi bán hàng online. Cụ thể, tại khoản 3, Điều số 10 trong Thông tư 40 của Bộ Tài Chính, số thuế Thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng mà người bán hàng online phải nộp sẽ được tính theo công thức:
+ Thuế GTGT = Doanh thu (áp dụng đối với trường hợp tính thuế giá trị gia tăng) x tỷ lệ của khoản thuế GTGT
+ Thuế TNCN = Doanh thu (áp dụng đối với trường hợp tính thuế thu nhập cá nhân) x tỷ lệ của khoản thuế TNCN.
Về mức tỷ lệ của hai loại thuế trên xem tại Phụ lục I được ban hành kèm thông tư số 40.
Nếu như cá nhân, hộ kinh doanh hoạt động thường xuyên, liên tục ở các ngành nghề, lĩnh vực thì sẽ áp dụng khai, tính thuế theo tỷ lệ quy định của từng lĩnh vực, ngành nghề.
Nếu như không xác định được doanh thu để tính riêng từng ngành nghề, lĩnh vực hoặc không phù hợp với thực tế kinh doanh thì sẽ áp dụng tính theo ấn định của pháp luật quy định.
Doanh thu tính thuế bao gồm thuế của tất cả chi phí từ hoa hồng, gia công, bán hàng, cung ứng dịch vụ phát sinh, ... ở trong một kỳ tính thuế thông qua những hoạt động kinh doanh, sản xuất dịch vụ, hàng hóa, ...
Bên cạnh đó, nhiều khoản như khoản tiền hỗ trợ, tiền khuyến mãi, khoản hỗ trợ thưởng doanh số, ... cũng được tính chung trong khoản doanh thu để tính thuế. Thậm chí cả những khoản bồi thường vi phạm cũng sẽ tính cả vào thu nhập chịu thuế.
Như vậy, nội dung thông tin trong bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đầy đủ hiểu biết phục vụ cho việc trả lời rõ ràng câu hỏi bán hàng online có đóng thuế không. Đóng thuế là nghĩa vụ, trách nhiệm của tất cả người dân Việt Nam khi tham gia vào hoạt động kinh doanh để góp phần phát triển đất nước. Đối với hoạt động bán hàng online còn gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát cá nhân, hộ kinh doanh đóng thuế thì cần thiết hơn bao giờ hết ý thức tự giác, chủ động của mỗi người trong việc hoàn thành trách nhiệm này. Hy vọng bạn sẽ là một công dân tốt, một nhà kinh doanh luôn biết hướng về sự phát triển chung của đất nước.
Vị trí việc làm kế toán thuế xuất nhập khẩu thu hút nhiều quan tâm từ giới trẻ bởi đây là công việc hấp dẫn, giàu tiềm năng phát triển. Hãy dành thời gian để hiểu biết về nghề một cách sâu sắc nhất.
MỤC LỤC
Chia sẻ