close
cách
cách cách cách cách cách

Tự trọng là gì? Người có lòng tự trọng thường biểu hiện ra sao?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Muốn được người khác yêu mến và kính trọng, bạn phải là người có tự trọng. Vậy tự trọng là gì? Vì sao con người lại cần có lòng tự trọng? Nếu tự trọng còn hạn chế, bạn sẽ củng cổ bằng cách nào?

Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn toàn bộ thông tin về tự trọng, mặc dù không thể bàn luận về tất cả mọi mặt nhưng ít nhất cũng sẽ có những kiến thức cơ bản mà bạn quan tâm nhất. Cùng theo dõi vieclam123.vn và cập nhật chúng ngay nhé.

1. Tổng quan về tự trọng

1.1. Tự trọng là gì?

Tự trọng hay còn gọi là lòng tự trọng, đây là đức tính đáng quý của con người và được xã hội khuyến khích. Những người có lòng tự trọng thường biết nhìn nhận và đánh giá sự vật, hiện tượng theo cách đúng đắn, từ đó giữ gìn danh dự, nhân phẩm cho bản thân.

Lòng tự trọng vốn đã được tồn tại sẵn ở mỗi con người, chỉ là có người thì biết cách phát huy, phát triển nó nhưng có người lại lựa chọn cách thể hiện trong âm thầm.

Tự trọng là gì
Tự trọng là gì?

Lòng tự trọng chính là một trong những yếu tố tạo nên hình ảnh cá nhân của bạn, nó được chia thành 2 cấp độ khác nhau là lòng tự trọng cao và lòng tự trọng thấp.

Những người sở hữu lòng tự trọng thấp thường đánh giá, nhìn nhận mọi thứ theo chiều hướng tiêu cực. Ngược lại những người có lòng tự trọng cao thì sẽ luôn nhìn nhận sự việc theo chiều hướng tích cực, từ đó có thêm động lực để làm việc có ý nghĩa.

1.2. Ý nghĩa của lòng tự trọng

Không những là một đức tính tốt mà lòng tự trọng còn có ý nghĩa nhất định đối với cuộc sống con người. Cụ thể như sau:

- Lòng tự trọng giúp người sở hữu có thêm nghị lực, mạnh mẽ và kiên cường để vượt qua những gian nan, khó khăn phía trước. Thậm chí phải trải qua gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Có lòng tự trọng, phẩm chất và uy tín cá nhân của mỗi người sẽ có giá trị hơn rất nhiều.

- Hầu hết ai cũng yêu quý và kính mến những người có lòng tự trọng cao, nếu sở hữu bạn cũng không phải trường hợp ngoại lệ.

Ý nghĩa của lòng tự trọng
Ý nghĩa của lòng tự trọng

2. Những dấu hiệu nhận biết người có lòng tự trọng

Hiểu rõ lòng tự trọng là gì, chắc hẳn bạn sẽ tò mò về những biểu hiện của họ. Đâu là những dấu hiệu nhận biết lòng tự trọng chuẩn xác, dựa vào đó bạn có thể đánh giá bản thân xem có phải là người có lòng tự trọng hay không. Cùng xem nhé:

2.1. Người có lòng tự trọng thường đi lên bằng chính năng lực bản thân

Danh vọng là thứ mà bất kỳ ai cũng thích và muốn được quyền sở hữu, tuy nhiên khác với những người tự trọng thấp, những người tự trọng cao thường không dùng cách nhờ vả hay khúm núm trước ai đó để đổi lấy lợi ích cá nhân.

Thay vào đó, họ sẽ tin tưởng vào bản thân mình và luôn cố gắng, nỗ lực đi lên bằng chính năng lực của bản thân, tìm mọi cách phấn đấu để chinh phục thành công theo mục tiêu đặt ra trước đó.

Người có lòng tự trọng thường đi lên bằng chính năng lực bản thân
Người có lòng tự trọng thường đi lên bằng chính năng lực bản thân

2.2. Làm việc luôn đặt tinh thần trách nhiệm lên đầu

Làm việc có trách nhiệm chính là biểu hiện rõ rệt mà những người có lòng tự trọng đang sở hữu. Dù là chuyện to hay chuyện bé, vấn đề phức tạp hay đơn giản, nếu làm sai họ sẽ đứng ra nhận lỗi về mình.

Tuyệt đối không đổ lỗi cho người khác bởi đó không phải là điều mà họ theo đuổi.

2.3. Biết lắng nghe và tiếp thu mọi đóng góp của những người khác

Người tự trọng không phải người bảo thủ, họ luôn lắng nghe ý kiến của những người khác để hoàn thiện bản thân mình hơn. Họ tuyệt đối không phải người tự cao, thay vào đó là tinh thần cầu tiến để vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn.

Biết lắng nghe và tiếp thu mọi đóng góp của những người khác
Biết lắng nghe và tiếp thu mọi đóng góp của những người khác

2.4. Luôn chân thành, chan hòa với những người xung quanh

Thông thường, những người có lòng tự trọng cao họ luôn ý thức được việc phải tôn trọng những người khác. Chính vì sự hiểu biết này mà họ sẽ không tỏ thái độ hay làm ra những hành động làm tổn thương người khác.

Sống chan hòa, vui vẻ và nhã nhặn mới chính là cách sống thông minh mà bạn nên học hỏi và bổ sung cho mình.

2.5. Một số biểu hiện khác

Ngoài những biểu hiện trên, bạn cũng có thể nhận biết một người có lòng tự trọng cao hay thấp thông qua cách cư xử của họ hàng ngày. Một số hành động của người tự trọng cụ thể như sau:

Một số biểu hiện khác của người tự trọng
Một số biểu hiện khác của người tự trọng

- Khi nhặt được của rơi, sẽ tìm cách trả lại cho chủ nhân của nó, tuyệt đối không có ý đồ “đút túi” làm của riêng

- Không tham lam vật chất, của cải hay danh vọng một cách mù quáng

- Khi gặp các sự cố trong cuộc sống, họ luôn biết nhìn nhận cái sai của mình, xin lỗi những người bị ảnh hưởng và tìm cách khắc phục hậu quả

- Ở những nơi công cộng, người tự trọng luôn biết cách giữ im lặng để tránh gây ra tiếng ồn làm ảnh hưởng tới người khác

- Ăn mặc lịch sự, đúng với hoàn cảnh

3. Đánh mất lòng tự trọng - hậu quả là khôn lường

Khi một người đánh mất lòng tự trọng thì hậu quả sẽ khá nghiêm trọng. Những người này thường rất khó thành công, trong họ luôn tồn tại thứ gọi là “tự ti”, lúc nào cũng cảm thấy bản thân không đủ tài năng, không giỏi giang để làm mọi việc.

Khi có suy nghĩ tiêu cực, đương nhiên con người ta sẽ phát ra những hành động tiêu cực. Cụ thể, họ không dám vạch ra mục tiêu cụ thể bởi vì họ không tin bản thân mình làm được; Họ luôn sợ thất bại cho nên thường từ chối tất cả những hoạt động tích cực;...

Ngoài ra, những người bị mất lòng tự trọng thường dễ chịu tác động từ những người xung quanh, dễ bị tổn thương hay dễ tự ái,...

Đánh mất lòng tự trọng - hậu quả là khôn lường
Đánh mất lòng tự trọng - hậu quả là khôn lường

4. Nâng cao lòng tự trọng bằng cách nào?

Mặc dù là đức tính có sẵn tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng nó để cuộc sống của mình trở nên tốt hơn. Rất nhiều người đã nhận ra mình đã đánh mất lòng tự trọng chỉ vì lợi ích nhỏ trước mắt, vậy có cách nào để giúp họ lấy lại được lòng tự trọng?

4.1. Luôn suy nghĩ và có niềm tin chín chắn

Có câu “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, những suy nghĩ tích cực cũng được xem như liều thuốc bổ hiệu quả, giúp bạn có niềm tin hơn vào cuộc sống này.

Tất cả những điều xấu xa hay những suy nghĩ tồi tệ chỉ có thể xuất hiện khi mà cánh cửa trong tâm trí của bạn luôn rộng mở để chào đón chúng. Trong trường hợp bạn đóng cánh cửa này thì đương nhiên sẽ không nhìn thấy chúng nữa.

Chẳng ai có thể thay bạn tự đứng dậy sau khi vấp ngã, chỉ có bạn mới là chỗ dựa vững chắc nhất cho bản thân mình. Thường xuyên chấn an tinh thần bằng những suy nghĩ tích cực, như vậy bạn sẽ có động lực to lớn để bước tiếp trên chặng đường dài phía trước.

4.2. Đưa ra kỳ vọng thực tế

Đưa ra kỳ vọng thực tế
Đưa ra kỳ vọng thực tế

Vẫn biết rằng ước mơ là không bị đánh thuế, nhưng để có lòng tự trọng thì bạn nhất định phải biến ước mơ của mình trở thành hiện thực. Hoặc ít nhất cũng phải hiện thực hóa ước mơ bằng những điều thiết thực nhất.

Nếu ước mơ của bạn quá viển vông, xa vời thực tế, chắc chắn bạn sẽ bị mất phương hướng khi đứng trước những ngã rẽ cuộc đời. Hãy xác định mục tiêu của mình trong từng giai đoạn, nhỏ thôi nhưng đảm bảo là thực hiện và đạt hiệu quả. Chính những mục tiêu nhỏ ấy là kim chỉ nam dẫn đường cho bạn tới thành công.

Hơn nữa, so với những mục tiêu to “chà bá” khó đạt được thì những mục tiêu nhỏ giúp bạn nhanh chóng đạt được chúng, đây cũng là nguồn động lực to lớn để bạn có thêm niềm tin và hy vọng vào những định hướng của mình trong tương lai.

4.3. Thay đổi suy định nghĩa về sự hoàn hảo

Hoàn hảo chính là khái niệm mà con người tự đặt ra, một vấn đề có thể có nhiều cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau, trong đó người thì thấy hoàn hảo nhưng người khó tính hơn lại thấy đó là chưa đủ.

Vậy nên khái niệm hoàn hảo là do mỗi người tự định nghĩa, vì vậy hãy tập trung vào những nỗ lực hay việc làm thiết thực thay vì nghĩ tới những hoài bão viển vông mà chẳng hành động gì cả.

Việc sở hữu lòng tự trọng không phải điều quá khó khăn, có chăng khó khăn là ở công đoạn giữ gìn và nâng cao nó trong bạn.

4.4. Luôn giúp đỡ người khác khi có cơ hội

Luôn giúp đỡ người khác khi có cơ hội
Luôn giúp đỡ người khác khi có cơ hội

Khi giúp đỡ người khác, chắc chắn bạn sẽ tự hào về bản thân, đồng thời cũng cảm thấy hạnh phúc và cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Giúp đỡ người khác chính là cách giúp bản thân tìm thấy sự hài lòng, có thể bạn không tin nhưng đó lại là sự thật nhé.

Với định nghĩa tự trọng là gì cùng những cách để nâng cao lòng tự trọng mà vieclam123.vn vừa chia sẻ trên đây, hy vọng bạn sẽ sớm nghiêm khắc với bản thân, rèn luyện mỗi ngày để sở hữu điều mình mong muốn. Sự tự trọng sẽ giúp bạn nâng cao thương hiệu cá nhân, từ đó giúp cho công việc đạt hiệu quả như ý.

Tự lập là gì bạn có biết?

Người tự trọng thường khá tự lập, vậy bạn có biết tự lập là gì? Những dấu hiệu nào cho thấy một người có tính tự lập? Khám phá bài viết sau đây để có câu trả lời cho riêng mình bạn nhé.

Tự lập

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.