close
cách
cách cách cách cách cách

Chia sẻ tư thế ngồi khi phỏng vấn như thế nào là đúng chuẩn nhất?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Cùng với trang phục, tác phong, giao tiếp bằng mắt trong quá trình tham gia phỏng vấn thì việc giữ tư thế ngồi đúng chuẩn là hết sức quan trọng. Bạn đã biết tư thế ngồi khi phỏng vấn như thế nào là chuyên nghiệp nhất chưa? Theo dõi bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé. 

1. Tư thế ngồi khi phỏng vấn- Nên

Ghi nhớ tư thế nên ngồi khi phỏng vấn dưới đây sẽ giúp bạn ghi điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng. 

1.1. Ngồi thẳng lưng

Tư thế ngồi thẳng lưng khiến bạn cảm thấy tràn đầy năng lực và nhà tuyển dụng chắc chắn cũng sẽ cảm thấy điều tương tự. Nếu bạn ngồi gù lưng, ủ rũ thì chứng tỏ bạn đang cảm thấy mệt mỏi và điều này không mang lại năng lượng tích cực cho buổi phỏng vấn đang diễn ra.

Việc ngồi với tư thế vặn vẹo, thường xuyên thay đổi tư thế còn thể hiện sự không tập trung của bạn vào buổi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn không thực sự yêu thích công việc này, bởi vậy mà chẳng có lí do nào mà họ lựa chọn bạn cả.

Tư thế ngồi khi phỏng vấn

Tư thế nên ngồi khi phỏng vấn

Khi ngồi thẳng lưng, bạn nên giữ cho lưng thẳng, vai thẳng, ngực thẳng. Không nên ưỡn ngực về phía trước vì nó khiến bạn trở nên “khoa trương” và nhà tuyển dụng sẽ có cảm giác như bạn đang “tự cao tự đại”. Ngược lại, nếu bạn khép hai vai, tư thế ngồi khúm núm sẽ khiến nhà tuyển dụng nhìn ra sự không tự tin của bạn. 

Tư thế ngồi thẳng lưng chứng tỏ bạn là người có năng lực, trí tuệ, sự tự tin và là người đáng tin tưởng.

1.2. Ngồi trực diện

Tốt nhất, khi bước vào phòng phỏng vấn, bạn nên chọn vị trí ngồi đối diện với người phỏng vấn. Không nên ngồi sát ngay cạnh hoặc ngồi bên phải hay bên trái. Vị trí ngồi khiến bạn không thể tự tin thể hiện bản thân mình. Đồng thời nhà tuyển dụng cũng không thể thấy rõ được lòng ngưỡng mộ và mong muốn được làm việc ở vị trí đang tuyển dụng.

1.3. Hơi nghiêng người về phía trước

Cơ thể bạn cần thể hiện được sự linh hoạt. Trong quá trình phỏng vấn, bạn cần giữ người hơi nghiêng về phía trước để thể hiện sự chú tâm của bạn trong buổi phỏng vấn.

Tuy nhiên, cũng không nên nghiêng quá về phía trước vì điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng có cảm giác bị “xâm lấn lãnh thổ”, và điều này chắc chắn khiến bạn trở nên bất lợi rồi. 

Tư thế ngồi khi phỏng vấn

Hơi nghiêng người về phía trước

1.4. Giữ tay ở vị trí cố định, ngồi khép chân, không rung đùi

Cách đặt bàn tay nghiêm chỉnh trên bàn, cách ngồi hai đùi khép và không rung đùi là tư thế ngồi thể hiện thái độ nghiêm túc của bạn đối với buổi phỏng vấn này. 

Nếu bạn có thói quen rung đùi khi ngồi thì hãy sửa ngay từ bây giờ đi nhé. Trong quá trình phỏng vấn mà bạn liên tục rung đùi chỉ khiến hình ảnh của bạn trở nên “bát nháo”, thiếu chuyên nghiệp và nguy cơ bạn bị loại là rất cao đấy.

Bạn nên đặt hai tay đan vào nhau, để ngay ngắn trên bàn thay vì đặt tay xuống đùi, khoanh tay trước ngực hay buông thõng hai tay. Tránh cử động ngón tay quá nhiều vì điều này khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn đang mất bình tĩnh hoặc thiếu tự tin. 

1.5. Tư thế ngồi nhã nhặn

Hãy thể hiện sự lịch sự, nhã nhặn của bạn trong suốt quá trình phỏng vấn. Đừng thể hiện điều gì đó quá “lố”. Điều này không đem lại lợi ích cho bạn.

Ví dụ khi bước vào phòng, bạn nên bước đi những bước đi chắc chắn, khoan thai, có chủ đích thay vì những bước chân bình bịch hoặc lướt đi quá nhanh. Khi được mời ngồi bạn nên nhẹ nhàng thả lỏng người ngồi xuống thay vì ngồi “phịch cái bộp”. 

2. Tư thế ngồi khi phỏng vấn-Không nên

Bên cạnh việc ghi nhớ những tư thế nên ngồi khi phỏng vấn, bạn cũng nên tránh những tư thế khiến bạn bị “mất điểm” trong mắt nhà tuyển dụng như:

Tư thế ngồi khi phỏng vấn

Tư thế ngồi khi phỏng vấn

2.1. Vắt chân, khoanh tay

Tư thế này khiến hình ảnh của bạn trở nên thô lỗ, mất lịch sự. Hơn nữa, nhìn vào tư thế ngồi này, nhà tuyển dụng sẽ nhìn ra bạn là con người bảo thủ, kín kẽ. Họ sẽ chẳng muốn tuyển dụng một người vào làm việc mà có thái độ như vậy đâu nhé.

2.2. Tựa lưng vào ghế

Việc tựa lưng vào ghế thể hiện bạn đang mệt mỏi và không hứng thú với cuộc phỏng vấn. Điều này khiến nhà tuyển dụng cũng giảm bớt hứng thú với bạn. Và khả năng cao là họ sẽ không lựa chọn bạn đâu. 

2.3. Ngồi cứng nhắc

Trong khi ngồi hãy giữ tư thế nghiêm chỉnh nhưng điều đó không có nghĩa bạn phải ngồi nghiêm và thẳng tắp từ đầu đến cuối. Bạn hoàn toàn có thể có những cử động nhẹ nhàng, thả lỏng cơ thể một cách thoải mái khi ngồi thẳng lưng. 

2.4. Múa may tay chân

Múa tay múa chân thể hiện sự phấn khích của bạn khi nói về một câu chuyện nào đó đúng sở thích của bạn. Tuy nhiên, trạng thái phấn thích thái quá có thể khiến bạn mất kiểm soát và nói những điều không nên nói đấy nhé.

Nhà tuyển dụng chắc chắn cũng sẽ không thích tuyển dụng một nhân viên không biết kiểm soát cảm xúc của mình. 

Tập tư thế ngồi chuẩn trước buổi phỏng vấn khiến bạn trở nên tự tin hơn. Vieclam123.vn hy vọng với những chia sẻ trên đây về tư thế ngồi khi phỏng vấn đúng chuẩn đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích. Chúc các bạn sớm tìm được công việc như ý. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.