close
cách
cách cách cách cách cách

Truyền thông nội bộ là gì? Truyền thông nội bộ là làm gì và lời đáp

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Truyền thông nội bộ không phải là thuật ngữ mới mẻ hiện nay. tuy nhiên, vẫn khá nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hình dung và hiểu chính xác về truyền thông nội bộ là gì. Do vậy mà việc xem nhẹ giá trị của truyền thông doanh nghiệp và dẫn đến công tác quản lý, điều hành bị ảnh hưởng khá nhiều. Từ đó mang lại kết quả không thực sự khả quan cho một tập thể. Vậy, chính xác thì truyền thông nội bộ được định nghĩa như thế nào và những giá trị mà truyền thông nội bộ mang đến cho doanh nghiệp là gì? Hãy cùng tìm hiểu về truyền thông nội bộ qua bài viết dưới đây để có sự thay đổi tích cực hơn cho chính doanh nghiệp mình nhé!

1. Những thông tin cần biết về truyền thông nội bộ

1.1. Bạn hiểu truyền thông nội bộ là gì?

Truyền thông nội bộ là gì? Nghe nói và sử dụng khá nhiều, thế nhưng, để định nghĩa một cách chính xác về truyền thông nội bộ thì không phải là điều mà bất cứ ai cũng có thể làm được. 

Theo Wikipedia thì truyền thông nội bộ được giải thích như sau:

“...còn gọi là truyền thông doanh nghiệp. Là tổng hợp các hoạt động liên quan đến việc quản lý và sắp đặt, bố trí tất cả các công việc truyền thông đối nội và đối ngoại nhằm mục đích tạo ra quan điểm đồng thuận của cổ đông, các bên liên quan trong công ty”.

Truyền thông nội bộ là gì
Truyền thông nội bộ là gì

Một cách dễ hiểu hơn thì nếu như doanh nghiệp là một cơ thể con người thì truyền thông nội bộ chính là các mạch máu với việc vận chuyển và truyền đạt thông tin, tín hiệu từ bộ não tới các cơ quan trong cơ thể. Qua đó những cơ quan, bộ phận này sẽ biết được những công việc cần thực hiện để đạt được mục đích chung nhất.

Truyền thông nội bộ chính là quá trình truyền tải thông điệp tới toàn thể các thành viên trong công ty vào thời điểm phù hợp nhất, qua đó có thể định hình rõ nét và thắt chặt, lan tỏa được văn hóa công ty một cách rõ ràng hơn.

Với cách giải thích như trên thì nội dung truyền tải là bộ phận trọng yếu của truyền thông nội bộ, thông qua nội dung được truyền tải, những người tiếp nhận thông tin mới có thể định hình và xác định được những công việc cần thực hiện để đạt được mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp hướng đến. Do đó mà những nội dung được truyền tải phổ biến thường là giá trị cốt lõi, sứ mệnh hay tầm nhìn doanh nghiệp,... Cùng với đó, các kênh truyền thông chính là những điểm chạm giữa toàn thể nhân viên và doanh nghiệp và có vai trò trong việc chia sẻ, truyền tải thông tin hướng đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. 

1.2. Những hiểu lầm về khái niệm truyền thông nội bộ

Mặc dù được định nghĩa rất rõ ràng, thế nhưng, vẫn có rất nhiều sự hiểu lầm đối với truyền thông nội bộ. 

Những hiểu lầm về truyền thông nội bộ
Những hiểu lầm về truyền thông nội bộ

1.2.1. Là văn hóa doanh nghiệp

Truyền thông nội bộ khác hoàn toàn với văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp chính là tinh hoa, là tài sản của công ty và được mỗi một thành viên trong công ty thực hiện, truyền tải và gìn giữ các giá trị đó. Còn truyền thông nội bộ chỉ là công cụ để đưa những điều đó đến với mỗi nhân viên chứ không phải là yếu tố mang tính gốc rễ để tạo nên văn hóa doanh nghiệp.

1.2.2. Là một với PR-in house

Rất nhiều người đã lầm tưởng rằng truyền thông nội bộ với PR-in house là một. Thế nhưng, thực tế không phải là vậy. PR-in house là thuật ngữ để phân biệt đội ngũ nhân viên PR của chính công ty, doanh nghiệp với đội ngũ PR được thuê ở bên ngoài. Và truyền thông nội bộ chính là một phần trong PR-in house chứ không phải là một.

1.2.3. Truyền thông nội bộ với quản lý nhân sự

Các hoạt động của truyền thông nội bộ và quản lý nhân sự không giống nhau. Hiểu đơn giản thì quản lý nhân sự hướng đến việc chiêu mộ, tuyển dụng và đào tạo nhân viên. Còn truyền thông nội bộ là hoạt động gắn kết các nhân viên với nhau, lan tỏa văn hóa, giá trị của doanh nghiệp tới mỗi thành viên trong công ty. Qua đó tạo nên sự gắn kết, thống nhất giữa từng cá nhân trong một tập thể.

Với việc làm rõ được những hiểu lầm này sẽ là cách để bạn có thể hiểu chính xác hơn về truyền thông nội bộ là gì. Vậy, mục đích và vai trò cụ thể của truyền thông nội bộ với doanh nghiệp hiện nay như thế nào?

Truyền thông nội bộ và quản lý nhân sự
Truyền thông nội bộ và quản lý nhân sự

2. Mục đích và tầm quan trọng của truyền thông nội bộ là gì?

2.1. Mục đích của truyền thông nội bộ

Truyền thông nội bộ được thực hiện với mục đích là cung cấp luồng thông tin một cách liên tục nhất để mỗi thành viên trong tổ chức đều có thể nắm bắt một cách chính xác, giúp mỗi cá nhân có thể kết nối với nhau một cách hiệu quả hơn. Đây cũng là yếu tố mang tính quyết định trong việc tạo nên sự giao tiếp của các thành viên trong công ty. Việc hình thành được sự hiệu quả trong giao tiếp nội bộ sẽ là cách để doanh nghiệp nuôi dưỡng thành công văn hóa công ty cũng như xây dựng được lòng trung thành của mỗi nhân viên đối với công ty.

2.2. Sự quan trọng của truyền thông nội bộ với doanh nghiệp

2.2.1. Làm bền chặt hơn các giá trị văn hóa và tầm nhìn của doanh nghiệp

Truyền thông nội bộ giúp doanh nghiệp có thể thực hiện việc củng cố các giá trị, tầm nhìn và văn hóa của doanh nghiệp trong nhân viên. Qua đó, giúp nhân viên khắc sâu hơn những giá trị này và có thể tiếp tục để truyền tải tới những nhân viên khác và truyền tải ra bên ngoài doanh nghiệp. 

Bám sát với hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, truyền thông nội bộ tạo dựng được các kênh thông tin giúp nhân viên hiểu rõ và nắm bắt tốt hơn tình hình, vấn đề của doanh nghiệp mình. Đồng thời tạo nên sự kết nối, giao tiếp hiệu quả giữa các nhân viên với nhau và nhân viên với cấp quản lý.

Tầm quan trọng của truyền thông doanh nghiệp
Tầm quan trọng của truyền thông doanh nghiệp

2.2.2. Đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng trong các thông tin được truyền tải

Với việc xây dựng kênh truyền thông nội bộ hiệu quả, doanh nghiệp sẽ có những thông tin được truyền tải một cách rõ ràng, minh bạch hơn. Từ đó nhân viên có thể xác định được nhiệm vụ, công việc của mình để đạt được mục tiêu chung. Đồng thời, điều này cũng sẽ hạn chế được những mâu thuẫn có thể diễn ra, hỗ trợ các thành viên có thể phối hợp chặt chẽ và hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp sẽ được truyền tải từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên và truyền ngang giữa các bộ phận với nhau. Vì vậy mà thông tin sẽ có thể được lan truyền rộng rãi, len lỏi vào từng ngõ ngách, góp phần tạo nên sự liên kết giữa các bộ phận cũng như thúc đẩy sự lan tỏa các giá trị tích cực, hạn chế được những thông tin tiêu cực, chưa chính xác.

2.2.3. Tạo nên sự đoàn kết

Với hoạt động truyền thông nội bộ được thực hiện hiệu quả thì sẽ tạo nên sự đoàn kết trong chính nội bộ doanh nghiệp. Một tập thể mạnh là một tập thể sẽ tạo nên những giá trị lớn lao hơn. Thông qua việc giúp mỗi nhân viên nhìn thấy được mục tiêu chung, họ sẽ tự kết nối và xây dựng mối quan hệ bền chặt cho mình để đạt được mục tiêu đó. Đây chính là giá trị cốt lõi của truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp.

2.2.4. Thu hút và giữ chân được nhân tài

Truyền thông nội bộ tốt sẽ tạo nên một môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ và hiệu quả cao hơn. Đây chính là điều sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân được nhân viên một cách hiệu quả khi họ được làm việc trong một môi trường thỏa mãn được các nhu cầu của bản thân. 

Thu hút nhân tài
Thu hút nhân tài

Điều này lý giải lý do tại sao có nhiều nhân viên sẵn sàng nghỉ tại các công ty lương cao để làm việc cho những doanh nghiệp có mức lương thấp hơn. 

3. Trách nhiệm thực hiện truyền thông nội bộ thuộc về bộ phận nào?

Việc thực hiện truyền thông nội bộ có ý nghĩa như vậy, nhưng bộ phận nào trong doanh nghiệp sẽ gánh vác trọng trách này? Đây chắc hẳn là điều là nhiều bạn muốn biết khi tìm hiểu truyền thông nội bộ là gì.

Có 2 bộ phận được đưa ra nhiều nhất về việc thực hiện truyền thông nội bộ đó chính là nhân sự và PR. Cả 2 bộ phận này đều có sự liên quan tới truyền thông nội bộ, nhưng đâu mới là bộ phận phù hợp và tiến hành các chương trình truyền thông doanh nghiệp?

Để có được câu trả lời thì bạn sẽ cần hiểu rõ ràng mục đích của truyền thông nội bộ là hướng tới con người và lan tỏa thông tin. Mà bộ phận nắm bắt cũng như hiểu rõ nhất về con người trong công ty sẽ là nhân sự. Vì thế mà bộ phận này sẽ thích hợp hơn cả để tiến hành truyền thông thay vì bộ phận PR. 

4. Truyền thông nội bộ là làm gì?

Khi đã biết được truyền thông nội bộ là gì và mục đích của truyền thông nội bộ thì chắc hẳn bạn cũng phần nào phán đoán được truyền thông nội bộ là làm gì.

Về cơ bản thì những công việc trong truyền thông nội bộ cần thực hiện như sau:

Truyền thông nội bộ là làm gì
Truyền thông nội bộ là làm gì

- Chịu trách nhiệm quản lý vấn đề giao tiếp nội bộ trong công ty

- Quản lý các kênh giao tiếp được sử dụng trong nội bộ công ty

- Thu thập, đo lường và đánh giá sự hiệu quả của những kênh giao tiếp được áp dụng

- Đảm bảo quá trình truyền tải thông tin trong nội bộ doanh nghiệp được diễn ra một cách xuyên suốt

- Quản lý và vận hành website, blog của công ty

- Lên ý tưởng, xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí và tổ chức các sự kiện, hoạt động tập thể trong công ty

- Gắn kết các cá nhân trong công ty lại với nhau,....

Một cách tổng quát thì truyền thông nội bộ chính là công cụ để gắn kết doanh nghiệp với nhân viên, giúp xây dựng và truyền tải văn hóa doanh nghiệp được chính xác và hiệu quả hơn. Người đảm nhận truyền thông nội bộ sẽ là trung gian để gắn kết từng thành viên, các cá nhân với nhau. Từ đó tạo nên một tập thể đoàn kết, vững mạnh hơn.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về truyền thông nội bộ. Mong rằng, bài viết đã giúp bạn làm rõ truyền thông nội bộ là gì cũng như những công việc trong truyền thông nội bộ hiện nay.

Event marketing là gì và sự quan trọng của event trong marketing

Event marketing là gì? Event có ý nghĩa như thế nào trong hoạt động marketing của doanh nghiệp và hiệu quả mang lại ra sao? Tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Event marketing là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.