close
cách
cách cách cách

Trầm cảm học đường - Mối lo ngại của phụ huynh

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Hiện nay tình trạng chạy đua thành tích, điểm số đã khiến không ít các em học sinh rơi vào tình trạng bị áp lực học tập, stress,… “Điểm số là áp lực lớn nhất về phía nhà trường, ai cũng mong con mình được kết quả cao. Chính vì vậy nó đã làm cho con bạn quá căng thẳng, mệt mỏi và sợ thi cử. Lý thuyết cơ bản, bài tập nâng cao trong các chương trình học hiện nay ngày càng nặng, các bài kiểm tra và các kì thi đã gây áp lực không hề nhỏ cho con bạn. Điểm thi giờ đây không còn là động lực nữa mà nó đã trở thành áp lực đối với mọi học sinh” Các con như nghẹt thở với đống bài tập, bài cũ hay bài mới vì phải học quá nhiều, sức lực của con người chỉ có hạn, nhiều phụ huynh lo lắng sợ con mình bị áp lực học tập đè nặng dẫn đến tình trạng stress căng thẳng và nặng hơn nữa là bị mắc trầm cảm học đường. Nếu bạn không biết phải làm như thế nào để con bạn bớt bị áp lực, bạn nên đọc và tham khảo bài viết của chúng tôi dưới đây để cùng tìm hiểu về chứng trầm cảm học đường nhé!!!

1. Trầm cảm học đường là gì?

Bệnh trầm cảm là bệnh rối loạn tâm lý, gây cảm giác buồn chán, không muốn làm gì trong thời gian dài, các hoạt động của não bộ bị rối đã tạo nên những biến đổi thất thường trong suy nghĩ và hành động. Bệnh trầm cảm có thể diễn ra ở mọi lứa tuổi, trầm cảm học đường là bệnh trầm cảm diễn ra ở các em học sinh bị đè nén bởi áp lực học tập, gia đình, bạn bè, thầy cô, điểm số, thi cử,... bệnh trầm cảm học đường nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể người trầm cảm sẽ nghĩ đến ý định tự tử.

Cách mang lại hiệu quả tốt nhất để con học tập tiến bộ là hãy tìm gia sư trực tuyến, khi học gia sư các con sẽ cân bằng được thời gian học và vui chơi giải trí tốt nhất.

2. Hiện trạng trầm cảm học đường của các em học sinh

Áp lực từ việc học tập, gia đình, nhà trường,... đang khiến cho tỷ lệ các em học sinh, sinh viên bị rối loạn tâm lý, các triệu chứng trầm cảm có chiều hướng gia tăng. Đây là vấn đề yêu cầu, đòi hỏi sự quan tâm từ phía bên gia đình. Phụ huynh nên biết hiện nay tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm học đường ở học sinh ngày càng tăng cao.

Hiện trạng trầm cảm học đường của các em học sinh

Theo thống kê thực tế ở một một khu vực cho thấy với gần 2000 học sinh Trung học cơ sở thì có 26% trên tổng số học sinh lớp 1 có triệu chứng áp lực tinh thần ở mức độ vừa, trong đó nguyên nhân học tập là nguyên nhân chủ đạo.

Một thực tế nữa cho thấy tình trạng trầm cảm học đường đang có chiều hướng gia tăng ở học sinh lớp 12, học sinh lớp 12 dễ bị áp lực bởi các môn thi ôn luyện vào Đại học, bị áp lực về điểm số và thi cử. Áp lực kéo dài dẫn đến stress nặng, điều này dẫn đến nguy cơ trầm cảm rất cao.

Hầu như phần lớn các em học sinh phải học tập và rèn luyện cả ngày và cả tuần không có ngày nghỉ. Một số em học quên ăn, quên ngủ và không có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi hoặc tham gia các hoạt động khác. Ăn uống không điều độ, thời gian nghỉ ngơi không hợp lý sẽ khiến cho tâm lý của các em căng thẳng không ổn định và stress nặng.

Theo như các chuyên gia tâm lý cho biết, tình trạng học sinh có vấn đề về cảm xúc ngày càng gia tăng và loại rối nhiễu đang chiếm tỉ lệ cao nhất trong các vấn đề về sức khỏe tâm lý của học sinh.

Các bậc phụ huynh nên dành chút thời gian để ý đến các biểu hiện của con mình, xem con mình có những biểu hiện gì thất thường về tâm lý thì cần phải tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục một cách kịp thời nếu không sẽ dẫn đến tình trạng trầm cảm và nặng hơn các con sẽ nghĩ đến chuyện dại dột.

3. Triệu chứng của trầm cảm học đường

Phụ huynh nên để ý đến tâm lý của con mình nếu như có những biểu hiện về tâm lý như chúng tôi chia sẻ dưới đây các bạn phải xem xét lại chuyện học tập của con mình nhé!

Ở tùy từng đối tượng và lứa tuổi mà biểu hiện của tính trầm cảm khác nhau. Triệu chứng của bệnh trầm cảm học đường rất đa dạng và phong phú như là: hay mất ngủ, mệt mỏi,... đây là một trong những nguyên nhân gây ra việc học tập của các con sa sút. Các em còn hay buồn rầu, chán nản, không muốn làm gì, bực bội, khó chịu, cáu gắt mà không rõ nguyên nhân. Phụ huynh không nên nghĩ việc học của các con là đơn giản, bởi nhiều khi các con cũng cảm thấy bất lực, vô dụng và muốn buông bỏ chuyện học tập. Thậm chí các con có rất nhiều suy nghĩ tiêu cực mà ta không ngờ tới được như là có ý định muốn tự tử, cáu gắt sinh sự nổi cáu và đánh nhau với bạn bè, bỏ nhà đi,...Sức khỏe về tâm lý cũng ảnh hưởng rất lớn đến các vấn để về thể chất như đau đầu, chóng mặt, đau ngực, đau bụng, đau cơ, chán ăn, mất ngủ,... hay có khi lẩm bẩm những câu chuyện không chủ đề,...

Khi phát hiện trẻ có những triệu chứng như trên thì chắc chắn con bạn đang bị ảnh hưởng tâm lý rất lớn và có nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm học đường. Các bạn nên chú ý đến thói quen sinh hoạt, chuyện học tập bài vở, có thể liên lạc với nhà trường, thầy cô chủ nhiệm để tìm rõ nguyên nhân và khắc phục kịp thời.

4. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm học đường

Khi thấy con mình có những biểu hiện thất thường, căng thẳng bạn cần tìm hiểu nguyên nhân. Bạn nên tìm hiểu xem có phải con bạn đang bị căng thẳng bởi bài vở hay không? Xem con bạn bị áp lực bởi kiến thức quá nặng, bài tập quá nhiều hay bị áp lực bởi điểm số, bởi chính năng lực bản thân, hoặc có thể là thua kém so với các bạn nên bị áp lực,… Bạn cũng nên để ý xem con bạn có phải bị áp lực bởi giáo viên hay không? Hay áp lực từ chính phía gia đình mình?

Nguyên nhân của trầm cảm học đường

4.1. Nguyên nhân từ tâm lý - xã hội

Đây là yếu tố ảnh hưởng khá là lớn và dẫn đến tình trạng trầm cảm của trẻ. Cùng với sự phát triển của xã hội đòi hỏi con người phải có kiến thức và năng lực, chính vì điều này mà các bậc phụ huynh và nhà trường đã áp đặt nên việc học của các em, mong muốn cho các em có được kết quả học tập tốt nhưng chính điều này lại phản tác dụng, khiến các em bị áp lực và không muốn học hành.

4.2. Nguyên nhân từ học tập

Áp lực từ học tập khá là căng thẳng, đặc biệt là vào mùa thi các em học sinh phải chịu nhiều lo lắng, áp lực về điểm số. Nhất là đối với các em thi vượt cấp và thi vào Đại học. Điểm số luôn là áp lực lớn từ phía nhà trường và cả cha mẹ, chương trình học trên lớp thì nặng kiến thức, ngày nào về đến nhà cúng có đống bài tập khổng lồ chờ trên bàn và các lớp học phụ đạo bố mẹ đăng kí cho. Điểm số và các trường Đại học đã không còn động lực mà nó trở thành áp lực cho học sinh.

4.3. Tình trạng bạo lực học đường

Tình trạng bạo lực học đường hiện nay diễn ra rât phổ biến tại hầu hết các trường học trên toàn quốc. Theo con số thống kê cho thấy mỗi năm trên thế giới có khoảng 5 triệu học sinh liên quan đến các vụ bạo lực học đường, ta cũng có thể thấy ngay trên các trang mạng xã hội như facebook, tik tok, zalo,... những thông tin về bạo lực được lan truyền rất nhanh chóng. Nguyên của bạo lực học đường là từ chính bản thân các em như là tâm lý của học sinh thường có cái tôi rất cao, tâm lý không ổn định, chỉ cần một tác động nhỏ thôi sẽ dẫn đến xô xát đánh nhau.

Chính vì vậy mà tình trạng bắt nạt bạn cùng lớp, cùng trang lứa diễn ra rất phổ biến. Tình trạng bắt nạt học đường không chỉ là đánh nhau mà còn là việc các em tụ tập với nhau lập hội nhóm trên trang mạng xã hội để nói xấu, bêu rếu, lăng nhục 1 bạn nào đó. Trên thực tế lớp học thì có thể học sinh đó bị cả lớp tẩy chay, trêu chọc, cô lập không ai chơi cùng. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của trẻ, hoảng sợ, lo lắng mỗi khi lên lớp phải đối mặt với các bạn, với những điều mình không hề muốn, dễ dàng làm trẻ mắc trầm cảm học đường.

4.4. Sự vô tâm của gia đình, bạn bè, người thân

 Nhiều khi chính bản thân phụ huynh cũng không biết mình chính là thủ phạm khiến con căng thẳng và mệt mỏi. Biểu hiện như là: bạn thường xuyên so sánh lực học của con mình với bạn bè, la mắng và quát nạt khi con bạn bị điểm thấp, ép con học bài quá lâu,…Những lời nói của chính bản thân phụ huynh cũng có thể làm cho các con bị tổn thương. Không phải tất cả lời khuyên của cha mẹ đều hiệu quả mà nó còn phản tác dụng, các con sẽ nghĩ đó là áp lực.

Hay sự mất mát trong tình yêu tuổi học trò, tình bạn tan vỡ, thi trượt, kết quả học tập không cao,... tất cả những điều này có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến trầm cảm học đường cho con. Sự thay đổi trong các mối quan hệ tại trường học cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý của con bạn.

5. Hậu quả của trầm cảm học đường

Phụ huynh nên biết trầm cảm học đường có những hậu quả cực kì nghiệm trọng nếu như không chữa trị kịp thời như là:

5.1. Có ý định tự sát

Người mắc bệnh trầm cảm học đường có tâm lý không bình thường nên có những người luôn luôn nghĩ đến cái chết và muốn tự tử. Khi tự nhận thức được mình đang mắc bệnh, con bạn sẽ tự ti và luôn nghĩ mình là gánh nặng của bố mẹ, là người thừa thãi trong gia đình, mình không nên tiếp tục tồn tại. Người trầm cảm luôn luôn có những suy nghĩ như vậy nên họ lúc nào cũng muốn tự sát hoặc hành xác bản thân và coi đó là hình phạt cho chính mình.

5.2. Dễ sa vào tệ nạn xã hội

Dễ nghiện bia rượu, ma túy,...: người trầm cảm học đường hay có suy nghĩ tiêu cực, hay buồn và chán nản không muốn làm điều gì. Khi đó họ tìm đến rượu hoặc các chất kích thích khác để có thể quên đi. Nhưng chính những chất gây nghiện này lại làm cho sức khỏe của người mắc trầm cảm học đường yếu dần đi và cũng có nguy cơ dẫn người trầm cảm đến suy nghĩ tự tử.

5.3. Tự hành xác bản thân

Có rất nhiều người bị trầm cảm học đường nghĩ rằng mình đáng bị trừng phạt chính vì vậy mà hay nghĩ ra những cách làm cho cơ thể mình đau đớn như cắt cổ tay, rạch tay, rạch chân, ....những hành vi gây thương tích trên chính bản thân của mình này cũng rất nguy trọng, nó đe dọa đến tính mạng.

5.4. Mất ngủ, đau đầu, đau lưng

Do tâm trí của người bệnh không bình thường nên rất khó ngủ. Giấc ngủ của họ cũng dễ bị gián đoạn, thức giấc giữa đêm và khó ngủ trở lại. Điều này vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, vừa mất đi sự tỉnh táo và làm cho nguy cơ stress tăng lên. Các biểu hiện đau lưng, đau đầu, căng thẳng, mệt mỏi,... đều do trầm cảm gây ra.

Lớp dạy kèm cần gia sư là nơi đăng tin tìm giáo viên của các phụ huynh, nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc dạy kèm hãy đến với Vieclam123 ngay hôm nay.

6. Phụ huynh phải làm gì khi con bị trầm cảm học đường?

Bệnh trầm cảm học đường không đau trực tiếp về thể xác nhưng nó đánh vào tâm lý của các em, đưa các em đến các hành động dại dột. Các bậc phụ huynh khi phát hiện con mình có những triệu chứng của trầm cảm thì hãy nhanh chóng có những phương pháp trị liệu để giúp con tránh rơi vào tình trạng nguy kịch.

Phụ huynh phải làm gì khi con bị trầm cảm

6.1. Cho các con tham gia hoạt động vui chơi theo sở thích

Là người làm cha, làm mẹ bạn cần phải biết cân bằng giữa việc chơi và việc học cho con. Bạn không nên tạo áp lực học tập cho con như là: đặt ra chỉ tiêu học tập quá cao so với năng lực của con mình rồi bắt con thực hiện, thường xuyên nói với con các kiểu tiêu cực nếu như con không học sẽ thế này thế kia,…

Ngoài việc động viên học tập treo giải thưởng cho con cố gắng, bạn cũng nên cho con chơi các trò chơi con thích vừa mang tính giải trí, kích thích trí thông minh và tránh tình trạng stress. Cho con tham gia các hoạt động thể thao, âm nhạc, … mà con yêu thích hoặc vài ba phụ huynh tụ tập lại cho các con chơi cùng nhau để trẻ có thể cùng nhau vui chơi thoải mái. Những việc làm như vậy sẽ giúp trẻ bớt căng thẳng, mệt mỏi, giúp cho tâm lý được thoải mái thì sau đấy các con sẽ có hứng thú trong học tập hơn.

6.2. Quan tâm đến con hơn

Việc hình thành các thói quen sinh hoạt lành mạnh tại nhà cũng giúp cho trẻ giảm nguy cơ bị căng thẳng. Chẳng hạn như việc ăn uống của các con không điều độ, giờ giấc ngủ nghỉ không hợp lý, thời gian chơi game nhiều hoặc thời gian học quá nhiều sẽ khiến trẻ dễ bị căng thẳng. Chính vì thế, cha mẹ nên để ý các thói quen đó của con mình và tập hình thành cho con các thói quen sinh hoạt lành mạnh để có thể tránh được nguy cơ bị căng thẳng và để có thể đảm bảo được khi đến trường con bạn có sức khỏe và tinh thần tốt.

Nhiều khi chính bản thân phụ huynh cũng không biết mình chính là thủ phạm khiến con căng thẳng và mệt mỏi. Biểu hiện như là: bạn thường xuyên so sánh lực học của con mình với bạn bè, la mắng và quát nạt khi con bạn bị điểm thấp, ép con học bài quá lâu,…

Chính vì thế, phụ huynh cũng có thể liên lạc với thầy cô, bạn bè khuyên nhủ con bạn để có thể giúp con bạn có những định hướng tốt nhất trong học tập mà vẫn không bị áp lực.

Tất cả những mong muốn con cái học tập tốt cũng chỉ vì muốn lo cho tương lai của con mình sau này, nhưng nó lại vô tình trở thành thứ khiến các con bị áp lực. Càng ép học trẻ càng không thích học, ép học sẽ khiến cho các con chán ghét học tập, bài vở, thi cử, tất cả những điều này sẽ trở thành nỗi ám ảnh trong tâm trí trẻ. Hãy để cho con bạn tự nhận thức được tầm quan trọng của việc học, tự yêu thích môn học khi đó các con sẽ tự giác học tập mà không hề ép buộc.

“Học mà chơi, chơi mà học” chính vì thế các bậc cha mẹ không nên cấm đoán những mối quan hệ bên ngoài của con, không nên chê bai những thứ con bạn yêu thích. Bạn nên dung hòa sở thích của con vào việc uốn nắn con theo những định hướng phù hợp. Trong những ngày nghỉ lễ, thời gian rảnh gia đình có thể tổ chức các hoạt động vui chơi, ăn uống tụ tập cho các con cùng tham gia để rút ngắn khoảng cách của mình với các con.

Con của bạn khi học ở trường có thể bị áp lực rất là nhiều từ thầy cô, bạn bè, bài vở, thi cử. Những câu chuyện áp lực về học tập mà không biết san sẻ với ai. Là cha là mẹ các bạn hãy chủ động quan tâm, chia sẻ, an ủi, động viên những câu chuyện đó cùng con.

Như vậy, trầm cảm học đường có những hậu quả rất nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý của con bạn. Hãy thường xuyên quan tâm, chia sẻ, trò chuyện và tạo tâm lý thoải mái cho con. Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về “Trầm cảm học đường”, Vieclam123.vn chúc các bạn thành công trong việc hỗ trợ con cái học tập.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.