close
cách
cách cách cách cách cách

Trademark là gì? Tầm quan trọng của Trademark trong kinh doanh

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trademark hay chính là nhãn hiệu chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với một doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển. Trademark giúp doanh nghiệp bảo vệ được thương hiệu của mình mà không bị bắt chước bởi bất kỳ đối thủ nào khác. Vậy cụ thể Trademark là gì và ý nghĩa của Trademark trong sự phát triển của doanh nghiệp ra sao. Chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. Trademark là gì?

1.1. Trademark là gì?

Trademark hay còn được viết tắt là ™, được hiểu là nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ của công ty, doanh nghiệp nào đó. Trademark được sử dụng để phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác trên thị trường. 

Trademark cần được đăng ký bản quyền. Nếu như chưa được đăng ký bản quyền thì có thể bị mất bản quyền do bên thứ ba đem nhãn hiệu đi đăng ký để xác lập quyền sở hữu. Người đăng ký chậm hơn sẽ mất đi quyền sở hữu nhãn hiệu đó, thậm chí không được quyền sử dụng nhãn hiệu đó nữa vì như vậy là vi phạm bản quyền. 

1.2. Các dấu hiệu của việc đăng ký Trademark

Một số biểu tượng sau đây thường xuất hiện khi doanh nghiệp tiến hành đăng ký Trademark. Vậy ý nghĩa của những dấu hiệu đó là gì?

Trademark là gì

™  : Dấu hiệu này được sử dụng sau một logo hoặc cụm từ cảnh báo đối thủ cạnh tranh rằng đây là nhãn hiệu của riêng bạn. 

®  : là viết tắt của từ Registered, chỉ các nhãn hiệu đã đăng ký, và được bảo vệ theo luật sở hữu trí tuệ. Chỉ khi có văn bản pháp lý hợp pháp thì mới hợp lệ nếu không thì đây được xem là hành vi lừa dối khách hàng. 

℠ : viết tắt của Service mark, dùng để chỉ các công ty bán dịch vụ, chứ không phải sản phẩm, có tùy chọn sử dụng biểu trưng nhãn hiệu dịch vụ.

C: Chữ C là viết tắt của Copyright là bản quyền, tức là biểu tượng để tuyên bố sản phẩm nào đó đã được bảo hộ độc quyền. Chữ C có thể được sử dụng ở mọi nơi từ tạp chí, sách báo, phần mềm chứ không nhất thiết là chỉ sử dụng trong hoạt động kinh doanh.

1.3. Lợi ích của Trademark

Trademark giống như một tấm khiên để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp không bị xâm phạm bởi các doanh nghiệp trên thị trường. Các doanh nghiệp có Trademark sẽ yên tâm phát triển mà không cần lo lắng của doanh nghiệp nào bắt chước, lấy thương hiệu của mình để bán sản phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường. 

Khi có Trademark, doanh nghiệp có thể kiện và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu như những doanh nghiệp khác sử dụng biểu tượng thương hiệu của mình để lừa dối khách hàng. Khách hàng nhờ có Trademark của các thương hiệu mà có thể yên tâm hơn khi mua hàng.

2. Phân biệt Brand và Trademark

Brand (Thương hiệu) và Trademark (Nhãn hiệu) là hai khái niệm thường được hiểu nhầm là một .Tuy nhiên trên thực tế, brand và trademark là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Hiểu một cách đơn giản, tất cả nhãn hiệu đều thể hiện là thương hiệu của doanh nghiệp, nhưng không phải tất cả thương hiệu là nhãn hiệu.

Cụ thể, thương hiệu là hình ảnh của bạn, là những gì người tiêu dùng nhìn thấy và suy nghĩ, nó thể hiện danh tiếng của doanh nghiệp trong mắt công chúng. Trong khi nhãn hiệu có thể là Slogan, là trang phục thương mại, là biểu tượng… giúp bảo vệ các khía cạnh của thương hiệu.

Trademark là gì

3. Lưu ý khi tạo ra Trademark cho doanh nghiệp

3.1. Người đứng tên thương hiệu

Một số cách để đặt tên người đứng tên thương hiệu như:

  • Tên người sản xuất

  • Tên người trung gian mua sản phẩm của nhà sản xuất

  • Tên nhà sản xuất và nhà phân phối chính

3.2. Chọn tên nhãn hiệu

Nhà sản xuất khi chọn tên nhãn hiệu cần lưu ý những cách đặt tên nhãn hiệu theo những chiến lược nhất định để tạo ấn tượng với người tiêu dùng, ví dụ như: 

  • Tên nhãn hiệu cá biệt

  • Tên chung cho các sản phẩm

  • Tên riêng cho các sản phẩm

  • Tên nhãn hiệu thương mại của doanh nghiệp đi với tên cá biệt sản phẩm

3.3. Chất lượng nhãn hiệu

Khi triển khai nhãn hiệu sản phẩm, nhà sản xuất cần lựa chọn chất lượng và thuộc tính để hỗ trợ việc định vị nhãn hiệu trong thị trường, giúp người dùng dễ nhận biết thương hiệu.

Hiện nay, các nhãn hiệu đều được xếp theo các mức độ từ thấp đến cao như: Thấp, trung bình, cao, hảo hạng => 

 Chất lượng nhãn hiệu càng cao thì lợi nhuận càng lớn.

Trademark là gì

3.4. Chiến lược nhãn hiệu

Có bốn chiến lược nhãn hiệu doanh nghiệp cần chú ý bao gồm: 

1. Mở rộng loại sản phẩm

Doanh nghiệp có thể mở rộng sản phẩm bằng cách thêm những mặt hàng mới bằng cách:

  • Đặt cùng tên nhãn hiệu

  • Các mặt hàng này có hình thức mới

  • Hương vị cũng như kích thước bao bì mới

Thông thường các hoạt động phát triển sản phẩm chính là mở rộng sản phẩm vì năng lực sản xuất của doanh nghiệp còn thừa để giúp đáp ứng mong muốn khách hàng về sự đa dạng chủng loại sản phẩm. Tuy nhiên, việc mở rộng sản phẩm cũng có thể gặp rủi ro ví dụ như:

  • khiến nhãn hiệu mất đi ý nghĩa đặc biệt của mình

  • gây thiệt hại về kinh doanh do không đảm bảo chi phí phát triển và khuyến mãi.

2. Mở rộng nhãn hiệu

Mở rộng nhãn hiệu thường được sử dụng khi doanh nghiệp muốn tung ra sản phẩm mới hoặc các cải tiến sản phẩm.

3. Sử dụng nhãn hiệu mới

Muốn tung ra thị trường những sản phẩm mới nhưng nhãn hiệu doanh nghiệp đang sử dụng không thích hợp thì họ phải sử dụng một nhãn hiệu mới. Tuy nhiên, cần xem xét lại các nhãn hiệu của mình để xem việc lập nhãn hiệu mới có phù hợp không, chi phí lập nhãn hiệu có thể bù đắp và sinh lời hay không để tránh rủi ro.

4. Quyết định tái định vị nhãn hiệu

Việc tái định vị nhãn hiệu có thể đòi hỏi sự thay đổi cả sản phẩm lẫn hình ảnh sản phẩm. Doanh nghiệp khi quyết định tái định vị thương hiệu cần cẩn trọng để tránh làm mất lòng tin của khách hàng cũ, đồng thời thu hút được nhiều khách hàng mới.

Như vậy, trên đây là giải thích của Vieclam123 về “Trademark là gì”. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn phân biệt được sản phẩm thương hiệu có gắn trademark và những sản phẩm hàng kém chất lượng trên thị trường.

>> Tham khảo thêm:

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.