close
cách
cách cách cách cách cách

Trà đen là trà gì? Thưởng thức trà đen như thế nào cho đúng điệu?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nhắc tới trà chúng ta thường nghĩ ngay tới các loại trà của châu Á và đặc biệt là trà nghệ ở Nhật Bản. Tuy nhiên, châu Âu cũng là nơi tiêu thụ trà khá lớn trên thế giới, đặc biệt là trà đen. Vậy, trà đen là trà gì? Trà đen có gì khác biệt so với trà xanh mà chúng ta vẫn thường biết? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về trà đen nhé!

1. Những điều cơ bản về trà đen

1.1. Bạn hiểu trà đen là trà gì?

Trà đen thực chất là hồng trà, đây là một loại trà phổ biến ở Đông Nam Á và rất được ưa chuộng trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu Âu. Trà đen được sản xuất ra từ loại cây có tên là Camellia sinensis và được phân thành 2 loại khác nhau là camellia Sinensis sinensis được dùng chủ yếu tại Trung Quốc, các nước trong khu vực Đông Nam Á. Loại còn lại là Camellia sinensis assamica, được sử dụng nhiều nhất ở Ấn Độ và Sri Lanka. 

Trà đen là trà gì
Trà đen là trà gì

Trà đen sau khi pha chế ra thì nước trà có thiên hướng về màu đỏ, vì thế mà nó được gọi với một tên khác là Hồng trà. Đặc điểm của loại trà này là có chứa các chất kích thích như caffeine với hàm lượng cao, cùng với đó là các chất chống oxy hóa. Cách sử dụng trà đen rất đa dạng khi bạn có thể uống nóng, uống lạnh và pha chế thành các loại đồ uống cực kỳ hấp dẫn như trà sữa, black machiato hay ice blend,.... 

Với việc chứa nhiều caffeine thì trà đen chính là loại trà rất được yêu thích ở châu Âu. Vì thế mà loại trà này không những được dùng nhiều ở châu Á mà phạm vi được mở rộng trên toàn thế giới. Do vậy mà việc hiểu rõ trà đen là trà gì sẽ giúp bạn sử dụng hiệu quả loại trà này để mang đến những lợi ích cho sức khỏe của bản thân cũng như những người xung quanh mình.

1.2. Nguồn gốc ra đời của trà đen như thế nào?

Nhắc tới trà thì chúng ta thường nghĩ ngay tới 2 quốc gia nổi tiếng là Trung Quốc và Nhật Bản. Nói đến nguồn gốc và nơi sản xuất trà thì Trung Quốc là quốc gia có bề dày lịch sử trong lĩnh vực này, vì thế mà trà đen cũng không ngoài dự đoán khi có nguồn gốc tại đây.

Nguồn gốc của trà đen
Nguồn gốc của trà đen

Theo nhiều tư liệu thì năm 1610, trà đen lần đầu tiên được đưa đến châu Âu bởi một người Hà Lan và đến năm 1658 thì nó đã có mặt ở Anh. Chính bởi sự xuất hiện này đã giúp trà đen trở thành một loại trà phổ biến không chỉ ở Anh mà ở cả các nước thuộc địa của quốc gia này trong những năm 1700. Đặc biệt, trà đen đã có bước nhảy vọt lớn hơn khi Anh bắt đầu nhập khẩu đường từ các quốc gia thuộc vùng Caribe, nơi cũng là thuộc địa của Anh. Và điều này đã khiến cho lượng trà đen được tiêu thụ nhiều hơn, từ đó cũng được nhập khẩu lớn hơn so với loại trà xanh vốn dĩ rất nổi tiếng trước đó.

Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là bước tiến lớn nhất. Năm 1823 thì loại cây Camellia sinensis assamica đã được tìm thấy ở vùng Assam của Ấn Độ. Chính giống trà này đã trở thành nguồn để sản xuất loại trà đen đang được ưa chuộng ở thời điểm đó. Và Anh đã bắt đầu cho trồng loại trà này tại khu vực Darjeeling (ấn Độ), gần với Nepal. Sản phẩm trà sau khi được đóng gói thành phẩm hoàn chỉnh thì sẽ được xuất khẩu sang chính nước Anh để tiêu thụ.

1.3. Quá trình sản xuất trà đen như thế nào?

Có 2 phương pháp chính được áp dụng để chế biến trà đen là phương pháp chính thống và CTC. Cả 2 cách này đều được người Anh phát triển trong thế kỷ 19.

Sản xuất trà đen như thế nào
Sản xuất trà đen như thế nào

1.3.1. Phương pháp chính thống

Với phương pháp chính thống thì trà sẽ được chế biến như sau:

- Làm khô lá trà tươi sau khi được hái về trong khoảng 18 - 32 giờ. Mục đích là để giảm bớt một phần độ ẩm có trong lá trà.

- Tiến hành việc cuộn lá trong khoảng 30 phút để quá trình lên men, phá vỡ các tế bào enzym trong lá trà được tiến hành một cách dễ dàng hơn.

- Đưa lá trà tươi vào trong môi trường ẩm ướt và ấm áp trong khoảng 1 - 3 giờ để tiến hành ấm áp.

- Sau khi đã đạt được trạng thái cần thiết thì sẽ mang lá trà đi sấy khô trong khoảng 20 phút. Đảm bảo lá trà có thể chịu được nhiệt độ lên tới 90 độ C và không bị lên men tiếp tục sau đó.

- Cuối cùng sẽ là sàng lọc lá trà và tiến hành đóng gói để xuất khẩu.

1.3.2. Phương pháp CTC

Phương pháp CTC chính là Crush, tear và curl. Áp dụng phương pháp này có nghĩa là lá trà sẽ được xay, băm nhỏ và đóng gói để mang đi tiêu thụ. Tất nhiên, các bước này vẫn sẽ cần có một quy trình với việc cắt nhỏ -> sấy hơi héo -> nghiền nát -> trộn trong một thùng lớn.

2 phương pháp
2 phương pháp

Với phương pháp này thì có rất nhiều biến thể đã được ra đời trên thế giới. Các loại lá trà được trộn lẫn để cho ra hương vị đúng như mong muốn cho mỗi sản phẩm được đưa ra thị trường.

2. Trà đen có những lợi ích và tác dụng ra sao?

Không phải tự nhiên mà trà đen lại được ưa chuộng và trở thành thức uống phổ biến ở các nước châu Âu. Với một loại sản phẩm bất kỳ thì lợi ích và một số tác dụng phụ là điều dễ thấy. Do đó mà tìm hiểu kỹ về trà đen là trà gì sẽ giúp bạn có được thông tin hữu ích cho mình.

2.1. Những lợi ích đến từ trà đen

Về mặt lợi ích thì trà đen có những công dụng như sau:

- Mang đến trạng thái tỉnh táo cho cơ thể và giúp cơ thể thêm năng lượng để hoạt động

- Giàu chất chống oxy hóa, ngăn ngừa các căn bệnh ung thư

- Cải thiện và tăng cường sức khỏe cho hệ tim mạch, hệ tiêu hóa

Lợi ích của trà đen
Lợi ích của trà đen

- Cải thiện và nâng cao hiệu quả của quá trình trao đổi chất

- Giảm nguy cơ mắc một số bệnh như tiểu đường, hàm lượng cholesterol cao, loãng xương hay Parkinson,...

2.2. Một số tác dụng phụ từ trà đen

Trà đen thực tế khá an toàn cho người dùng. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều trà trong ngày cũng là điều không nên khi nó có thể gây ra một số tác dụng phụ. Cụ thể có thể kể đến như:

- Gây đau đầu, khó ngủ

- Nhịp thở nhanh hơn

- Lo lắng, bồn chồn, buồn nôn

- Tiểu nhiều hơn

- Run, thiếu máu,...

Bởi vì không có định mức cho việc uống trà đen mỗi ngày, thế nên nhiều người thường không quá để ý về việc mình uống bao nhiêu lượng trà đen vào cơ thể. Điều này lâu dài có thể dẫn tới những tác dụng phụ nêu trên. Do vậy mà bạn cần chú ý về lượng trà được sử dụng mỗi ngày bởi hàm lượng caffeine trong trà đen cao hơn hẳn so với trà xanh thường dùng.

Tác dụng phụ
Tác dụng phụ

2.3. Sử dụng trà đen như thế nào?

Với trà đen, có rất nhiều cách thưởng thức và chế biến khác nhau. Tùy theo khẩu vị mà bạn có thể chế biến loại trà này thành những thức uống phù hợp với sở thích của bản thân. Một số cách pha chế với trà đen như sau:

- Trà nguyên chất: Sử dụng trong bữa sáng 

- Trà pha trộn: Masala chai với sự kết hợp của trà đen, gia vị và sữa; Trà Bá Tước với sự kết hợp của trà đen cùng với dầu Cam Bergamot; Trà chiều giữa sự kết hợp của trà đen Assam với Kenya và Tích lan,...

Có rất nhiều cách khác nhau để bạn có thể pha chế với trà đen để tạo ra hương vị hợp với sở thích của bản thân cũng như người thưởng thức.

3. Phân biệt trà đen với trà xanh như thế nào?

Thực tế thì trà đen với trà xanh có cùng một nguồn gốc với nhau. và điểm khác biệt chính là quy trình sản xuất khi trà đen được oxy hóa 100% còn trà xanh thì chỉ ở một mức nhất định mà thôi. Điều này dẫn tới sự khác biệt trong đặc điểm của trà khi trà đen có phần nặng hơn trà xanh với hàm lượng caffeine cao hơn khá nhiều. Trà xanh sẽ có mùi vị nhẹ nhàng hơn, nồng độ cũng sẽ không quá cao hay quá đặc, mùi trà sẽ thoang thoảng và tạo cảm giác dễ chịu. Vì thế mà trong trà xanh sẽ có thành phần là L-theanine gây ức chế cảm giác bồn chồn, lo lắng có thể xảy ra trong trạng thái tinh thần của con người.

Phân biệt trà đen với trà xanh
Phân biệt trà đen với trà xanh

Mặc dù khác biệt nhưng về tổng thể thì trà đen và trà xanh đều rất tốt cho sức khỏe, có thể pha chế thành nhiều loại đồ uống khác nhau. Tuy nhiên, loại trà nào cũng cần có mức độ sử dụng phù hợp để hạn chế các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến trà đen gửi tới bạn đọc. Mong rằng, qua đây, bạn đã biết được đáp án cho câu hỏi trà đen là trà gì cũng như các chia sẻ chi tiết về loại trà đặc biệt này.

Masala chai là gì? Thức uống thơm ngon đến từ Ấn Độ

Masala chai là gì? Nguồn gốc và cách pha chế Masala chai như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé!

Masala chai là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.