Với xu hướng hội nhập nền kinh tế thế giới, thương mại quốc tế ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ tại Việt Nam. Và một trong những lĩnh vực then chốt của quá trình phát triển thương mại quốc tế chính là logistics hay dịch vụ hậu cần. Vậy, tổng quan về ngành logistics Việt Nam hiện nay ra sao? Những cơ hội và thách thức nào đang chờ đón ở trước mắt? Hãy cùng khám phá bức tranh toàn cảnh về ngành logistics Việt Nam qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Để có thể có sự nhìn nhận chính xác nhất về ngành logistics tại Việt Nam thì các chỉ số đánh giá hoạt động sẽ là yếu tố quan trọng của quá trình này. Vậy, những chỉ số được áp dụng là gì?
- Chỉ số Clearance process: Chỉ số về sự hiệu quả của quá trình thông quan được thực hiện bởi các cơ quan kiểm soát ở biên giới các nước.
- Chỉ số Infrastructure: Chỉ số về chất lượng kết cấu hạ tầng thương mại và giao thông được ứng dụng trong ngành logistics.
- Chỉ số International Shipments: Chỉ số vận tải quốc tế được thể hiện bởi sự sắp xếp các chuyến hàng mang tính cạnh tranh.
- Chỉ số Logistics competence & service quality: Chỉ số về năng lực và chất lượng dịch vụ bao gồm các nhà môi giới, khai thác vận tải,...
- Chỉ số tracking & Tracing: Chỉ số về khả năng theo dõi, truy xuất lô hàng.
- Chỉ số Timeless: Chỉ số về thời gian.
Việc thống kê và theo dõi các chỉ số trên theo từng mốc thời gian nhất định sẽ cho ta thấy được sự thay đổi của ngành logistics tại Việt Nam qua từng năm và những điểm đạt được, hạn chế cụ thể ra sao. Để từ đó có được cự điều chỉnh, phát huy tốt nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành logistics phát triển và mang đến hiệu quả cao cho nền kinh tế quốc gia nói chung.
Xu hướng của các doanh nghiệp tại những nước phát triển hiện nay đó chính là thuê nhân công, cơ sở sản xuất ở nước ngoài để tiết kiệm chi phí cho quá trình sản xuất. Và Đông Nam Á chính là một thị trường cực kỳ tiềm năng khi hội tụ các quốc gia là thị trường mới nổi cực thu hút, trong đó có Việt Nam.
Với việc sở hữu tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí đắc địa trong việc giao thương giữa các nền kinh tế thông qua đường biển, Việt Nam trở thành sự lựa chọn của rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới với việc đầu tư và hợp tác kinh doanh, sản xuất. Chính điều này đã thúc đẩy sự tăng trưởng về nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics tại Việt Nam để đáp ứng cũng như hoàn thiện về chuỗi cung ứng mang tính toàn cầu.
Theo thống kê trong báo cáo của CRIF D&B Việt Nam vào năm 2019 thì ngành logistics Việt Nam có xu hướng tăng trưởng một cách tích cực về mặt doanh thu. Cụ thể thì doanh thu năm 2017 là 305.825 triệu đồng và năm 2018 là 325.394 triệu đồng, tăng 6.8%, con số này đến năm 2019 là 332.634 triệu đồng. Sự tăng trưởng của doanh thu cũng kéo theo sự tăng lên của tỷ suất doanh thu gộp. Con số lần lượt qua từng năm 2017, 2018 và 2019 là 12.23% , 12.46% và 12.68%.
Dựa vào những con số trên, ta có thể thấy được ngành logistics Việt Nam đang có nhiều lợi thế cạnh tranh để phát triển cũng như có nhiều triển vọng để bùng nổ trong tương lai. Nhất là với dịch vụ hậu cần bên thứ 3, đây là một dịch vụ vô cùng phổ biến khi khách hàng có thể tiết kiệm chi phí, nâng cao được chất lượng dịch vụ cũng như tập trung được vào các giá trị cốt lõi để gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Nhìn trên thực tế, khi số lượng các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong ngành logistics ngày càng nhiều thì nó cho thấy được tiềm năng phát triển của lĩnh vực này là rất lớn. Các nhà quản lý đã nắm bắt được xu hướng phát triển của nền kinh tế và lựa chọn được ngành có cơ hội phát triển nhanh chóng
Nói đến ngành logistics Việt Nam thì thứ hạng của nước ta đã có sự cải thiện đáng kể với vị trí thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 39/160 quốc gia trên thế giới hiện nay. Đây chính là kết quả của sự cố gắng và là thành tích rất nổi bật của ngành logistic Việt Nam.
Trong tương lai, logistic vẫn sẽ còn có những sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa dựa trên các cơ hội ở trước mắt như:
Công nghệ có tốc độ phát triển nhanh, sự ứng dụng của công nghệ trở nên rộng rãi hơn và trong logistics, với những phần mềm khai thuế hải quan đã giúp cho các thủ tục được ngắn gọn hơn, tiết kiệm được thời gian khai thuế hải quan. Qua đó, thúc đẩy được quá trình giao dịch nhiều hơn với tần suất lớn hơn, đem đến sự tăng trưởng của ngành logistics trong tương lai. Điển hình chính là mức doanh thu 3000 tỷ mà Hải quan đã mang đến có thể nói lên được lợi ích của những đột phá này.
Thương mại điện tử với sàn mua sắm online đã hỗ trợ cho quá trình mua hàng hóa xuyên quốc gia. Điều này tạo điều kiện cho các dịch vụ hậu cần vận chuyển có cơ hội để hoạt động tích cực hơn nữa. Đây chính là một trong những ngành có sự thúc đẩy logistics phát triển vô cùng mạnh mẽ và nhanh chóng. Theo thống kê, thương mại điện tử đã đóng góp vào doanh thu của logistics thế giới khoảng 7,5% vào năm 2020. Chỉ con số này thôi cũng thấy được sự tác động của thương mại điện tử với logistics.
Là một nước ven biển, Việt Nam có nhiều lợi thế với giao thông đường biển. Cùng với đó là hơn 70 đường bay quốc tế, đáp ứng được tối đa các nhu cầu trong quá trình vận chuyển, cung ứng hàng hoá tới các nước khác trên thế giới.
Đây chính là nền tảng cho sự phát triển của logistics Việt Nam trong tương lai.
Bên cạnh những cơ hội cực kỳ rõ ràng thì vẫn còn có những thách thức mà logistics Việt Nam phải đối mặt.
Nhận thấy, Việt Nam mới chỉ tập trung chú trọng cho đường bộ là chủ yếu thay vì phát triển một cách đồng đều những phương thức vận tải khác như đường sắt, đường biển hay đường hàng không. Điều này sẽ dẫn đến rất nhiều hạn chế và khó khăn khi khách hàng muốn lựa chọn các phương thức vận chuyển có sự tối ưu hơn tại Việt Nam.
Những kho hàng mang tính chiến lược là sự hạn chế trong logistics của Việt Nam. Đặc biệt là khi chưa có sự đồng bộ hoá hệ thống giữa sân bay, cảng và cơ sở sản xuất. Điều này đã khiến cho quá trình vận chuyển, bảo quản hàng hoá gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu của đại đa số khách hàng. Vì thế dễ khiến cho sự phát triển của logistics gặp nhiều ảnh hưởng lớn.
Nguồn nhân lực chất lượng cao của logistics Việt Nam hiện nay rất hạn chế. Thiếu đi sự kết nối mạng lưới mang tính toàn cầu, chưa cập nhật tốt các xu hướng của logistics thế giới và thiếu đi tính ứng dụng của lý thuyết vào trong thực tế. Do đó mà hiệu quả hoạt động của logistics chưa thực sự cao, mới chỉ giải quyết được bề nổi và chưa có sự vận hành một cách sâu sát.
Để khắc phục và vượt qua được thách thức trên thì ngành logistics Việt Nam cần có sự thay đổi và chuyển biến rõ ràng hơn nữa để tạo nên dấu ấn đặc biệt trong nền kinh tế Việt Nam.
- Cần tập trung phát triển vào các mô hình tư nhân thay vì phụ thuộc quá nhiều vào các doanh nghiệp công. Qua đó nâng cao được năng lực và lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp tư nhân, thúc đẩy sự phát triển của chính logistics nội bộ.
- Áp dụng mạnh mẽ và tích cực hơn nữa sự sáng tạo của công nghệ thông tin vào trong các quy trình của logistics. Giảm thiểu được chi phí và nhân lực trong các quy trình đó và tối ưu hoá được trải nghiệm trong dịch vụ của logistics.
- Nâng cao chất lược nguồn nhân lực để hỗ trợ khả năng liên kết toàn cầu tốt hơn. Giúp ngành logistics Việt Nam hoà hợp với xu hướng phát triển của logistics thế giới mạnh mẽ hơn.
Trên đây chính là các thông tin tổng quan về ngành logistics Việt Nam. Hy vọng rằng, qua chia sẻ trên, bạn đã nắm bắt được thông tin cơ bản của ngành logistics cũng như những những cơ hội và thách thức trước mắt đang chờ mà logistics cần vượt qua để tạo dấu ấn lớn hơn trong nền kinh tế Việt Nam.
Machine Learning Engineer là gì? Bạn biết gì về machine learning engineer? Hãy cùng khám phá chi tiết về machine learning engineer qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ