close
cách
cách cách cách cách cách

Cách xử lý tình huống có nhiều lời mời phỏng vấn xin việc hợp lý nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Điều tốt nhất bạn có thể làm khi nhận được rất nhiều lời mời phỏng vấn xin việc là gì? Đặc biệt là khi bạn không chắc chắn về thời gian diễn ra của những buổi phỏng vấn cũng như khả năng bạn sẽ được nhận là bao nhiêu.  Một vấn đề khác có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng đó là khi bạn đã hoàn thành xong buổi phỏng vấn đầu tiên với công ty thứ nhất, bạn phải quyết định xem có nhận lời mời làm việc ở đó không trong khi buổi phỏng vấn với công ty thứ hai vẫn còn chưa diễn ra.  Sắp xếp thời gian phỏng vấn xin việc sao cho hợp ý mình là một việc rất phức tạp, đặc biệt là khi bạn quan tâm, có hứng thú với không chỉ một công việc tại cùng một thời điểm. Tuy nhiên, có rất nhiều cách để bạn xử lý vấn đề phỏng vấn cho nhiều công ty trong cùng một khoảng thời gian cũng như quyết định được công việc nào sẽ phù hợp hơn với bản thân mình. 

1. Xử lý vấn đề có nhiều buổi phỏng vấn xin việc

Xử lý vấn đề có nhiều buổi phỏng vấn xin việc

Nếu bạn có hai (hoặc nhiều hơn hai) buổi phỏng vấn đang nằm trong danh sách chờ, bạn không nên nhắc đến bất kỳ buổi phỏng vấn nào khác với nhà tuyển dụng trong mọi hoàn cảnh, thứ tự các buổi phỏng vấn vì đó là điều không cần thiết và nó sẽ không mang lại lợi ích gì cho bạn cả (thậm chí còn có thể làm hỏng cơ hội được tuyển dụng của bạn). Bạn không có lý do gì để làm mọi chuyện trở nên phức tạp hơn cho đến khi chắc chắn rằng công ty đầu tiên bạn phỏng vấn muốn tuyển dụng bạn.

Điều này có nghĩa là nếu bạn nhận được lời mời làm việc từ công ty đầu tiên trước khi tham gia vào buổi phỏng vấn với công ty thứ hai, bạn có thể liên hệ với công ty đầu để yêu cầu một khoảng thời gian suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định. Hãy lựa chọn lý do một cách khéo léo và đừng nhắc đến việc bạn còn nhiều cuộc phỏng vấn đang cần suy xét phía trước. 

Khi gọi điện hoặc viết mail yêu cầu thêm thời gian suy nghĩ, bạn hãy bày tỏ sự quan tâm, niềm hứng thú mạnh mẽ đối với vị trí công việc ở công ty đó. Đừng tỏ ra không nhiệt tình hoặc thể hiện thái độ sao cũng được khi thương thảo chuyện này. Hãy thể hiện sự quan tâm của bạn đối với vị trí công việc và công ty, sau đó đưa ra một yêu cầu cụ thể về thời hạn bạn sẽ quay lại liên lạc với họ. 

Tùy theo lựa chọn của bản thân, bạn có thể cho công ty thứ hai biết rằng bạn đang có một lời mời làm việc, điều này có thể sẽ đẩy nhanh quá trình tuyển dụng của họ nếu họ thật sự muốn thuê bạn. Cụ thể, sau buổi phỏng vấn với công ty thứ hai, bạn có thể nói với họ rằng bản thân đã nhận được một lời mời làm việc khác và cần phải sớm đưa ra quyết định cho công ty thứ nhất đó. Từ đây yêu cầu công ty thứ hai thông báo quyết định của mình nhanh nhất có thể. 

Khi chia sẻ thông tin này với công ty thứ hai, bạn hãy bày tỏ sự nhiệt tình của bản thân đối với vị trí công việc của công ty họ. Bạn có thể nói, “Sau buổi phỏng vấn, tôi thậm chí còn cảm thấy tự tin hơn rằng bản thân sẽ rất phù hợp với công ty của bạn cũng như tôi là một ứng cử viên lý tưởng cho vị trí công việc này. Mặc dù tôi muốn làm việc cho công ty của bạn hơn, gần đây tôi đã nhận được lời mời làm việc từ một công ty khác và họ yêu cầu tôi phải đưa ra quyết định trước thứ Hai này. Liệu có bất kỳ cơ hội nào bạn đưa ra được quyết định tuyển dụng trước thứ Hai này không?”

Trong trường hợp công ty thứ hai nói không và yêu cầu bạn tiếp tục chờ nếu muốn nhận được công việc, bạn có thể quay sang thử thương lượng với công ty đầu tiên về việc gia hạn thời gian quyết định của bản thân.

2. Đừng vội vàng đưa ra quyết định

Đừng vội vàng đưa ra quyết định

Khi nhận được các lời mời phỏng vấn, bạn có thể sẽ cảm thấy hứng thú với một công việc này hơn những công việc còn lại. Tuy nhiên, đừng vội vàng đưa ra kết luận cuối cùng cho đến khi bạn đã thực sự phỏng vấn ở cả hai công ty, để tránh những hối hận muộn màng sau này. Thực sự việc quyết định xem công việc nào sẽ phù hợp hơn với bạn, đặc biệt khi bạn có hứng thú với cả hai là rất khó, kể cả khi bạn đã tham gia cả hai buổi phỏng vấn và đều nhận được lời mời làm việc rồi. Từ đây, bạn nên xem xét các vấn đề, yếu tố như tiền lương, phúc lợi, văn hóa công ty và môi trường làm việc từ những người xung quanh. Đây cũng chính là những điều mà bạn sẽ không thể biết được cho đến khi tham gia phỏng vấn cũng như nhận được lời mời làm việc. 

Để hiểu hơn về văn hóa công ty cũng như đánh giá xem liệu bạn có phải là ứng cử viên phù hợp cho vị trí công việc, hãy hỏi người phỏng vấn những câu hỏi như:

  • Hãy cho tôi hỏi một ngày làm việc ở vị trí này trong công ty là như thế nào?

  • Phong cách quản lý của công ty là gì?

  • Công ty đã thay đổi như thế nào trong vài năm qua?

Hãy nhớ rằng một buổi phỏng vấn bao gồm sự tương tác, giao tiếp có tác dụng hai chiều. Điều này có nghĩa là bạn không chỉ muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng để người ta thuê bạn mà bạn cũng cần xác định lại xem liệu bản thân có thực sự hạnh phúc và có cơ hội thành công như mong muốn khi chấp nhận làm việc ở vị trí công việc như vậy hay không. Phương pháp duy nhất giúp bạn làm được điều đó là đánh giá sự phù hợp, ăn khớp giữa bạn cùng văn hóa công ty. Hãy xác định mục tiêu quan trọng nhất của bản thân khi xin việc là công việc đó phải giúp bạn thăng tiến, phát triển hơn trong sự nghiệp và đương nhiên tất cả phải dựa trên sở thích, mục đích đạt được những điều bạn mong muốn.

3. Những yếu tố cần cân nhắc khi đánh giá một lời mời làm việc

Những yếu tố cần cân nhắc khi đánh giá một lời mời làm việc

Tiền lương là một điều kiện rất quan trọng, nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất bạn cần cân nhắc khi quyết định có nên nhận một công việc hay không. Trước khi đưa ra sự lựa chọn, bạn cũng nên cân nhắc những điều sau:

  • Quyền lợi và đặc quyền của nhân viên: bao gồm những thứ như bảo hiểm y tế, thời gian nghỉ đau ốm, thời gian nghỉ phép có lương, nghỉ thai sản và hỗ trợ lương hưu.

  • Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống: Các quyền lợi thêm vào như được ăn trưa miễn phí tại căng-tin, phòng tập thể chất miễn phí trong nhà nghe có vẻ tuyệt vời đấy, nhưng hãy đảm bảo rằng chúng không phải là các điều kiện chính giữ chân bạn ở lại làm việc. Hãy hỏi về những thứ thiết thực hơn như lịch trình làm việc hay nội dung công việc cụ thể để biết liệu bạn có phải công tác quá sức nếu muốn hoàn thành công việc không? Liệu bạn có phải thức khuya hay mang công việc về nhà? Liệu bạn có ổn với văn hóa làm việc như vậy không?

4. Xử lý khi nhận được nhiều lời mời làm việc cùng một lúc

Xử lý khi nhận được nhiều lời mời làm việc cùng một lúc

Nếu bạn nhận được lời mời làm việc từ cả hai công ty sau hai buổi phỏng vấn, đó là một điều tốt, đáng để tự hào. Tuy nhiên, đây cũng có thể là một tình huống đầy thử thách và mang lại cho bạn khá nhiều căng thẳng đấy. 

Trong trường hợp này, bạn hãy bày tỏ lòng biết ơn đối với cả hai công ty đưa ra lời mời làm việc và yêu cầu thêm thời gian để đưa ra quyết định. Hãy chắc chắn rằng bạn có tất cả các thông tin cần biết về hai lời mời làm việc, từ đó cân nhắc thật kỹ những ưu và nhược điểm của cả hai vị trí công việc. Bạn có thể liên lạc với một trong hai hoặc cả hai nhà tuyển dụng khi có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào về chính sách công ty cũng như những vấn đề liên quan khác.

5. Tổng kết

Đừng tiết lộ sớm cho các nhà tuyển dụng về những cuộc phỏng vấn khác: Hãy yêu cầu thêm thời gian suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định nếu bạn nhận được lời mời làm việc từ công ty đầu tiên trước khi tham gia vào cuộc phỏng vấn với công ty thứ hai. Khi đã hoàn thành buổi phỏng vấn với công ty thứ hai, bạn có thể tiết lộ cho họ biết rằng bản thân đã có một lời mời làm việc rỗi nhằm đẩy nhanh quá trình tuyển dụng nếu họ thật sự muốn thuê bạn. 

Đừng vội đi đến kết luận trước khi tham gia phỏng vấn: Ấn tượng của bạn về cả hai công ty có thể thay đổi theo chiều hướng hoàn toàn khác biệt sau khi tham gia phỏng vấn. Vì vậy, đừng đưa ra bất kỳ quyết định nào trong vội vàng và khi chưa thật sự biết rõ về cả hai công ty. 

Thể hiện lòng cảm kích với cả hai công ty sau khi nhận được kết quả: Hãy thể hiện bản thân là một người lịch sự, văn minh ngay cả khi bạn không có ý định nhận lời mời làm việc ở một hay nhiều công ty này.

>> Xem thêm tin:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.