Là một loại hóa chất được WHO liệt vào danh sách 10 hóa chất gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Dù chỉ là 1 lượng rất nhỏ nhưng khi tiếp xúc với thủy ngân cũng gây ra hậu quả khôn lường. Mặc dù khá phổ biến nhưng vẫn có nhiều người chưa biết thực chất thủy ngân là gì và những ảnh hưởng của hóa chất này đến sức khỏe như thế nào?
MỤC LỤC
Vậy nên, bài viết sau đây vieclam123.vn sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích liên quan tới thủy ngân, đọc xong bạn sẽ tổng hợp được tất cả những kiến thức về loại hóa chất này.
Mặc dù đã được học trong chương trình Hóa học ở cấp phổ thông thế nhưng khái niệm thủy ngân là gì vẫn là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Thực ra, thủy ngân chính là một loại nguyên tố hóa học được ký hiệu là Hg và thuộc nhóm kim loại trong bảng tuần hoàn hóa học. Nguyên tố này có số hiệu nguyên tử là 80 và tồn tại ở nhiệt độ thường với dạng lỏng.
Ngoài vai trò là một nguyên tố kim loại, thủy ngân cũng tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau trong tự nhiên như vô cơ hoặc hữu cơ. Với dạng vô cơ thì sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của những người làm công việc tiếp xúc với chất độc, còn với dạng hữu cơ thì con người có thể tiếp xúc thông qua đường ăn uống.
Theo đó, tùy vào từng hình thức tồn tại mà sự ảnh hưởng của thủy ngân tới sức khỏe con người là khác nhau.
Có 2 tính chất đặc trưng của thủy ngân mà bạn cần lưu ý như sau:
Thủy ngân được biết đến là một chất dẫn nhiệt kém nhưng nó lại có khả năng dẫn điện cực kỳ tốt. Các điểm đóng băng và điểm sôi lần lượt là - 38,83 °C và 356,73 °C. Khi ở trạng thái đóng băng, khối lượng của thủy ngân sẽ giảm 3.59%, đồng thời mật độ của nó tăng lên từ 13.69 g/cm3 lên 14.184 g/cm3. Có nghĩa là từ trạng thái lỏng lên trạng thái rắn.
Khi ở môi trường nhiệt độ là 0°C, thủy ngân có hệ số giãn nở thể tích là 181,59 × 106, tương tự với môi trường có nhiệt độ là 20 °C thì hệ số giãn nở thể tích là 181,71 × 106 và tại mốc nhiệt độ 100 °C thì hệ số giãn nở thể tích của thủy ngân là 182,50 × 106.
Khi thủy ngân tồn tại ở trạng thái rắn, người ta có thể uốn cong hoặc dùng dao để cắt.
Trong tính chất hóa học, thủy ngân không có phản ứng với tất cả những loại axit như axit sunfuric loãng.
Khi kết hợp thủy ngân với một số axit oxy hóa như axit nitric đặc hoặc axit sunfuric có thể tạo ra muối thủy ngân Sunfat, chloride và nitrat.
Thủy ngân có thể hòa tan nhiều kim loại như nhôm, bạc, natri hay vàng để tạo thành hỗn hợp hống. Nhưng hỗn hợp này sẽ không được tạo ra khi kết hợp thủy ngân với bạch kim hay sắt.
Đa phần mọi người chỉ biết thủy ngân xuất hiện trong nhiệt kế, vậy chính xác thì loại hóa chất này xuất hiện ở những đâu?
Trong tự nhiên, người ta tìm thấy thủy ngân trong lớp vỏ của Trái Đất. Lượng thủy ngân được giải phóng ra bên ngoài môi trường thông qua hoạt động của núi lửa, thông qua quá trình phong hóa đá hay những tác động của con người.
Khi được giải phóng, thủy ngân có thể tồn tại dưới dạng khí dung hoặc hơi. Ngoài ra, thủy ngân còn được tìm thấy ở trong nước hoặc các thực phẩm đã bị ô nhiễm.
Hơi thủy ngân có nguồn gốc từ các nhà máy lò than, nhiệt điện, lò đốt chất thải hay do cháy rừng mà thành.
Một số loài hải sản đặc biệt là cá như cá mập, cá vược, cá kiếm,... cũng có thủy ngân, thậm chí là hàm lượng lớn, khi ăn thủy ngân hấp thụ vào máu và phân phối tới từng mô não gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy thủy ngân trong một số loại thuốc uống thảo dược, có trong thuốc xịt muỗi, pin, hay thuốc mỡ, một số loại sơn chống thấm, sơn sản xuất nhựa mủ hay một số loại mỹ phẩm,...
Ngoài nhiệt kế, thủy ngân cũng được sử dụng trong các thiết bị như công tắc thủy ngân, huyết áp kế, đèn huỳnh quang hay rơ le thủy ngân,...
Hiện nay, người ta thường dùng thủy ngân trong công nghiệp sản xuất, cụ thể là sản xuất hóa chất, kỹ thuật điện hay điện tử
Sử dụng thủy ngân để tạo ra một số dụng cụ thí nghiệm như nhiệt kế, tích điện kế thủy ngân, bơm khuếch tán hay phong vũ kế thủy ngân,...
Bên cạnh đó, thủy ngân còn được dùng để tạo ra máy đo huyết áp, sử dụng như một chất khử trùng trong vacxin hay mực xăm
Hơi của thủy ngân được dùng trong một số loại đèn huỳnh quang hay đèn hơi thủy ngân, phục vụ mục đích quảng cáo. Ngoài ra. người ta cũng sử dụng thủy ngân để tách bạc, vàng trong các quặng sa khoáng.
Thủy ngân là chất hóa học nổi tiếng là gây độc hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương và ngoại biên. Nếu hít phải hơi của chất này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, gây ra nhiễm độc ở phổi và thận, thậm chí dẫn đến tử vong.
Mặc dù có độc hại tuy nhiên mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình tiếp xúc. Các triệu chứng thường gặp khi nhiễm độc thủy ngân như mất ngủ, run, giảm trí nhớ, đau đầu, ảnh hưởng tới hệ thần kinh cơ, rối loạn chức năng nhận thức cũng như vận động.
Hiện nay, chúng ta thường tiếp xúc với nhiệt kế thủy ngân khá nhiều, do đó không thể tránh khỏi những khi sơ sẩy làm vỡ khiến thủy ngân trào ra ngoài. Vậy nên những nhà có trẻ nhỏ cần hết sức cẩn thận, sử dụng xong nhiệt kế cần cất thật kỹ ở nơi an toàn, tránh xa tầm với của trẻ để tránh gây ra những ảnh hưởng đáng tiếc.
Nhiệt kế thủy ngân khi vỡ có thể gây ra nhiều tác hại khôn lường, người hít phải thủy ngân có thể dẫn đến tình trạng khó thở, sốt, đau ngực hoặc gây ra bệnh phổi cấp tính nặng,...
Nếu ở thể nặng hơn, bệnh nhân nhiễm độc thủy ngân có thể có biểu hiện viêm miệng, viêm ruột, co giật, nôn hay mất trí nhớ,...
Phụ nữ mang thai nếu hít phải khí này trong không khí thì có thể gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới thai nhi,...
Do vậy, việc bảo quản nhiệt kế thủy ngân cần phải hết sức cẩn thận. Trong trường hợp không may bạn làm vỡ thủy ngân thì cũng hãy bình tĩnh để xử lý một cách hiệu quả. Những việc cần thiết phải làm dưới đây sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro khi gặp tình trạng này:
- Đưa tất cả mọi người ra khỏi phòng tránh trường hợp khí thủy ngân bay ra không khí gây hại tới phổi
- Thay tất cả quần áo trên người của các thành viên trong gia đình tránh trường hợp thủy ngân dính vào
- Vệ sinh sạch sẽ chân tay bằng xà phòng, sử dụng nước muối sinh lý để rửa mặt và mắt
- Vì thủy ngân không tan, cho nên khi thu dọn bạn hãy đeo găng tay, dùng khăn ướt hoặc giấy thấm để xử lý chúng nhé
- Thủy ngân sau khi được thu dọn, phải được bọc vào một thiết bị kín, tránh trường hợp để thủy ngân rơi xuống cống làm ô nhiễm nguồn nước
- Giặt sạch quần áo khi phát hiện bị dính thủy ngân
- Nếu phát hiện trường hợp trẻ bị nhiễm độc thủy ngân, hãy cho trẻ uống thật nhiều nước đồng thời đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Vậy là bạn và tôi vừa cùng nhau tìm hiểu toàn bộ thông tin về thủy ngân, mong rằng sau bài biết khái niệm thủy ngân là gì không còn là vấn đề mà bạn phải thắc mắc. Đồng thời với việc cập nhật những ảnh hưởng khôn lường của thủy ngân, bạn sẽ biết cách phòng tránh hay sử dụng an toàn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Hãy cập nhật thông tin thường xuyên tại vieclam123.vn để có thêm nhiều kiến thức bổ ích khác, chắc chắn chúng sẽ hữu ích trong đời sống của bạn.
Nếu là tín đồ của môn Địa lý chắc chắn bạn sẽ thấy hào hứng và muốn khám phá về các hành tinh trong Hệ Mặt trời. Vậy bạn có biết các hành tinh trong Hệ Mặt trời bao gồm những cái tên nào? Theo dõi bài viết sau đây để cập nhật thông tin này nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ