Việc nắm rõ các thủ tục khi phỏng vấn đóng một vai trò quan trọng dẫn đến xin việc thành công. Cách bạn ăn mặc thế nào, mang gì đến buổi phỏng vấn, cách bạn chào hỏi nhà tuyển dụng và cách bạn giao tiếp đều tạo những dấu ấn và có ảnh hưởng khác nhau đến kết quả cuối cùng của buổi phỏng vấn. Hãy tham khảo các mẹo thủ tục (cho trước, trong và sau buổi phỏng vấn) dưới đây để chắc chắn rằng các thủ tục phỏng vấn của bạn đã hợp lý và bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
MỤC LỤC
Khi lựa chọn đồ để mặc đi phỏng vấn, hãy lưu ý rằng hình ảnh bạn thể hiện được khi mặc bộ đồ đó rất quan trọng. Hình ảnh của bạn sẽ là ấn tượng đầu tiên bạn dành cho nhà tuyển dụng; thường thì ấn tượng đầu tiên cũng sẽ được nhớ lâu nhất, vậy nên việc ăn mặc hợp lý rất quan trọng khi phỏng vấn xin việc.
Bất kể loại vị trí, công việc mà bạn đang ứng tuyển, bạn đều muốn tạo được một dấu ấn đầu tiên tuyệt vời. Khi chọn đồ phỏng vấn cho một vị trí công việc chuyên nghiệp, hãy mặc các trang phục công sở phù hợp. Nếu bạn đang ứng tuyển cho một vị trí có môi trường làm việc thoải mái hơn, như cửa hàng hoặc nhà hàng, bạn vẫn cần ăn mặc gọn gàng, chỉnh chu và thể hiện một hình ảnh tích cực đến nhà tuyển dụng.
Việc chuẩn bị sẵn sàng khi đến buổi phỏng vấn là rất quan trọng. Hãy mang một bản copy sơ yếu lý lịch cùng những giấy tờ nhận xét, đánh giá mà bạn có phòng trường hợp nhà tuyển dụng hỏi đến. Hơn nữa, hãy chuẩn bị một danh sách các câu hỏi để hỏi người phỏng vấn nếu được.
Nếu bạn đang ứng tuyển một công việc liên quan đến công nghệ hay website và muốn cho nhà tuyển dụng thấy được ví dụ các sản phẩm của mình, đừng ngần ngại hãy mang máy tính xách tay của bạn đến và cho họ xem thành quả của bản thân.
Bạn không nên mang gì đến buổi phỏng vấn? Đừng bước vào phỏng vấn với cốc cafe, trà, chai nước hoặc bất kỳ đồ ăn gì trên tay. Đừng nhai kẹo cao su.
Điện thoại của bạn nên được tắt và cất đi. Bạn sẽ không muốn có bất kỳ cuộc gọi hay tin nhắn nào đến bất ngờ và làm gián đoạn buổi phỏng vấn.
Việc đến sớm vài phút, ngay sát giờ hoặc ít nhất đúng giờ cho buổi phỏng vấn là rất cần thiết. Hãy nắm rõ địa điểm phỏng vấn, khoảng thời gian bạn cần để đi và cách bạn đi đến đó. Dự tính trước các yếu tố bên ngoài như tắc đường,... để đảm bảo bạn không bị trễ giờ.
Chú ý: Hãy nói chuyện và xác định trước với nhà tuyển dụng để biết chắc địa điểm và thời gian bạn cần đến phỏng vấn.
Đến trước buổi phỏng một chút sẽ cho bạn cơ hội tút tát lại bản thân, đảm bảo vẻ ngoài hoàn hảo nhất trước mắt nhà tuyển dụng. Đến sớm ngồi nghỉ lấy lại tinh thần, bạn cũng sẽ cảm thấy bình tĩnh, tự tin hơn khi phỏng vấn. Nếu đến muộn, bạn sẽ cảm thấy tất cả mọi thứ đều rất vội vàng và nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự thể hiện của bạn trong buổi phỏng vấn.
Khi bạn đến địa điểm phỏng vấn, hãy giới thiệu bản thân với lễ tân nếu có. Hãy cho họ biết bạn là ai và bạn có lịch hẹn với ai.
Hãy chào người phỏng vấn bằng một chiếc bắt tay và giới thiệu bản thân mình. Chuẩn bị tinh thần cho một cuộc trò chuyện nhỏ trước phỏng vấn, nhưng đừng lâu quá. Làm theo hướng dẫn của người phỏng vấn và để họ định hướng cuộc trò chuyện.
Trước khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn, bạn hãy lắng nghe thật kỹ câu hỏi, dành thời gian để sắp xếp lại câu trả lời của mình. Nếu không chắc về nội dung câu hỏi, hãy nhờ người phỏng vấn nhắc lại nó.
Hãy xúc tích, đừng lan man khi đưa ra câu trả lời của mình. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng câu trả lời của bạn tập trung làm nổi bật những kỹ năng bạn có, liên quan đến công việc đang ứng tuyển. Làm tốt nhất để kéo nhà tuyển dụng nghiêng về bạn trong buổi phỏng vấn.
Hãy nhớ các câu trả lời là cách để bạn quảng bá bản thân mình. Bạn đang muốn thể hiện với nhà tuyển dụng rằng mình là người thích hợp cho vòng phỏng vấn sau (nếu có) và cho công việc, vậy nên hãy tập trung vào các kỹ năng có liên quan, tại sao bạn là một ứng viên tốt, bạn sẽ làm việc như thế nào, bạn có thể đóng góp điều gì và sẽ mang lại cho công ty lợi ích gì nếu được tuyển.
Hãy đưa cho người phỏng vấn CV xin việc, sơ yếu lý lịch trong trường hợp họ cần hoặc khi phỏng vấn với nhiều người khác nữa.
Chuẩn bị 3 bản copy nhận xét, đánh giá từ việc học, công ty trước,... sẵn sàng để đưa cho nhà tuyển dụng vào cuối buổi phỏng vấn. Có sẵn bút và vở nháp để ghi lại những câu hỏi bạn muốn hỏi nhà tuyển dụng hoặc những gì bạn cần biết.
Vào phần cuối buổi phỏng vấn, hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn nghĩ rằng công việc này rất phù hợp với bản thân và bạn rất hứng thú, quan tâm đến vị trí đó. Bạn có thể hỏi xem bước tiếp theo của quá trình tuyển dụng là gì và bạn sẽ nghe được tin tức kế tiếp vào lúc nào. Cuối cùng, cảm ơn người phỏng vấn về thời gian học đã dành cho bạn.
Đối với tuyển dụng, các thủ tục phỏng vấn qua điện thoại cũng quan trọng như các thủ tục khi phỏng vấn trực tiếp. Đó là vì bất kể bạn phỏng vấn qua điện thoại hay trực tiếp, một buổi phỏng vấn thành công sẽ đưa bạn đến vòng tiếp theo của quy trình tuyển dụng.
Tham khảo trước các mẹo về thủ tục khi phỏng vấn qua điện thoại, bao gồm các phương pháp phỏng vấn bằng điện thoại, lời khuyên để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn và cách trả lời để bạn thành công với cuộc phỏng vấn.
Đi ăn với các “nhân viên tương lai” là một cách giúp người phỏng vấn kiểm tra các kỹ năng giao tiếp, con người bạn cũng như cách bạn ứng xử trên bàn ăn trong một môi trường thoải mái hơn.
Cách ứng xử tốt sẽ giúp bạn ghi điểm hơn so với các ứng viên khác, vì vậy hãy dành thời gian tham khảo các thủ tục trên bàn ăn trước khi tham gia phỏng vấn.
Gây ấn tượng bằng một tấm thiệp cảm ơn là phương pháp hay và tốt nhất trong các thủ tục bạn cần biết khi phỏng vấn xin việc. Dành thời gian để viết lời cảm ơn sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn rất coi trọng buổi phỏng vấn đó, cũng như một lần nữa khẳng định sự quan tâm của bạn với công việc này.
Thêm vào đó, khi viết thư cảm ơn, bạn có thể nhắc đến một vấn đề nhà tuyển dụng đặt ra lúc phỏng vấn khiến bạn trở nên càng hứng thú với công việc hơn. Sau đó, hãy tổng kết bằng cách nói về vì sao bạn nghĩ công việc này tốt và phù hợp với bản thân mình nhất.
Hãy chuẩn bị thật kỹ cho buổi phỏng vấn của bạn để tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng từ đó giúp bạn có cơ hội việc làm cao hơn. Ghi nhớ 10 thủ tục khi phỏng vấn để gây ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng.
>> Tham khảo ngay:
MỤC LỤC
Chia sẻ