close
cách
cách cách cách

Thời bao cấp - Giai đoạn lịch sử đáng nhớ của người Việt Nam

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Thời bao cấp trước kia diễn ra từ khoảng năm 1976 đến 1986 trước thời kỳ Đổi mới. Đây là một giai đoạn lịch sử đặc biệt của nước ta, với nhiều dấu ấn và hoài niệm của bao nhiêu từng sinh sống trong thời bao cấp. 

1. Khái niệm về thời bao cấp

Thời bao cấp là một thời kỳ lịch sử trong giai đoạn những năm 1976 – 1986 diễn ra ở Việt Nam. Từ “Thời bao cấp” là khái niệm dùng của người Việt đặt cho một thời kì lịch sử từng diễn ra sau chiến tranh thống nhất đất nước. Sau cuộc chiến tranh dai dẳng và khốc liệt của nhân dân ta với các nước hùng mạnh nhất thế giới. Đó là thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và nhiều quân đội của các nước đồng minh khác. Khi thông nhất đất nước, toàn thể nhân dân ta bước vào giai đoạn hòa bình, xây dựng đất nước. Thời kì đó gọi là thời kì bao cấp, nước ta xây dựng theo mô hình chủ nghĩa xã hội giống như Liên Xô (cũ).

Nội thất bên trong một ngôi nhà thời bao cấp.

Thời bao cấp có hoạt động kinh tế diễn ra với nền kinh tế kế hoạch hóa theo tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản, xóa bỏ nền kinh tế tư nhân thay vào đó là kinh tế do nhà nước làm chủ. Mặc dù trước đó, khi miền Bắc được giải phóng vào năm 1954, sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thắng thực dân Pháp, nền kinh tế chỉ huy đã được áp dụng nhưng thời kỳ bao cấp đầy đủ nhất ở giai đoạn từ đầu năm 1976 – 1986 trên phạm vi toàn quốc.

Với nền kinh tế kế hoạch, ngành kinh tế thương nghiệp tư nhận bị loại bỏ hoàn toàn, được coi là không hợp pháp trong nền kinh tế chính thống. Theo đó, hàng hóa sẽ phân phối tới người dân theo chế độ tem phiếu do nhà nước điều hành, nắm toàn quyền. Thời kì này, việc vận chuyển hàng hóa tự do giữa các địa phương, mua bán trên thị trường bị xóa bỏ hoàn toàn. Hàng hóa do nhà nước phân phối độc quyền và hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Việc phân phối lương thực, thực phẩm sẽ dựa theo đầu người, xét theo hộ khẩu. Do đó, chế độ hộ khẩu được hình thành. Nổi bật nhất là sổ gạo, trong đó có ấn định số lượng và các mặt hàng được phép mua dựa trên số khẩu trong một gia đình.

2. Tiền tệ có vai trò ra sao trong thời bao cấp?

Khi cả nước thoát khỏi chiến tranh, toàn dân bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa của Liên Xô. Và thời kỳ bao cấp được ra đời không lâu sau đó. Vào thời kỳ này, trong xã hội, hàng hóa khan hiếm, không đủ phục vụ đầy đủ nhu cầu của mọi người dân. Do đó, nhà nước phân phối hàng hóa dựa vào hệ thống tem phiếu. Lương đi làm của người lao động cũng được quy ra lương thực. Tuy nhiên, chợ đen vẫn hoạt động nhỏ lẻ, bị xem là bất hợp pháp nên hàng hóa ở chợ không nhiều và có giá rất cao. Nhiều người lĩnh hàng tem phiếu nhưng không dùng tới thường đem bán ở chợ đen.

Nói chung, đồng tiền vào thời điểm này không có nhiều giá trị sử dụng. Qua từng giai đoạn áp dụng và phổ biến chế độ tem phiếu rộng khắp thì đồng tiền cũng mất giá dần dần. Ví dụ nếu lấy tiền lương năm 1978 làm chuẩn thì năm 1980, số tiền lương này chỉ còn 51,1%, đến năm 1984 chỉ còn 32,7%.

3. Các hình thức bao cấp của nhà nước

Với nền kinh tế - xã hội – văn hóa do nhà nước nắm và quyết định, thời bao cấp gồm nhiều hình thức bao cấp khác nhau.

Xã hội thời bao cấp, xe đạp là phương tiện đi lại chính.

3.1. Hình thức bao cấp qua giá và số lượng hàng hóa

* Các tài sản, thiết bị, hàng hóa và vật tư do nhà nước quyết định giá trị nên thấp hơn nhiều lần so với giá trị thực trên thị trường.

* Các cán bộ công chức được cấp 13kg gạo/tháng còn công nhân lao động nặng được cấp 20kg/tháng. Do đó, cơm nấu thường được độn thêm khoai, ngô, sắn… rất phổ biến và không còn xa lạ đối với những người từng trải qua thời kì bao cấp.

* Hàng hóa các loại đều rất khan hiếm, dù có tiền cũng không mua được. Thậm chí có tem phiếu nhưng có quá nhiều người xếp hàng mua nên không ít trường hợp chờ đến lượt mình thì không còn hàng, đành phải ra về. Hàng hóa số lượng ít, không đa dạng về chủng loại, mặt hàng để lựa chọn phục vụ nhu cầu nên nhiều khi không đủ ăn tới cuối tháng, nhiều người dân phải đi mua ở chợ đen.

* Những người nước ngoài sống ở Việt Nam có thể mua sắm ở cửa hàng quốc doanh một số mặt hàng như Intershop ở Hà Nội các món đồ như rượu vang, đồ hộp.

* Cơm thường trộn thêm các thức ăn phổ biến hơn. Những đồ ăn trộn này nhập từ Ấn Độ, Liên Xô và một số nước khác viện trợ cho Việt Nam thời kì đó. Việt Nam cũng tham gia đổi hàng với các nước này hay mua chịu lương thực, thực phẩm.

* Cùng với bao cấp lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng, nhà nước cũng nắm việc phân phối nhà cửa. Nhiều khu nhà tập thể nhiều tầng được xây dựng giống như ở Liên Xô trong các thành phố, phân cho các cán bộ, công nhân viên nhà nước. Khi ở nhà bị hư hỏng, người dân không phải tự sửa mà Sở nhà đất lo sửa cho. Cuộc sống trong những căn hộ tập thể diện tích khiêm tốn, nhiều người trong gia đình sinh sống với cuộc sống thiếu thốn, nhiều bộn bề lo toan. Nhiều gia đình còn kiêm cả chăn nuôi trong nhà để kiếm thêm thu nhập. Lúc này, giá nhà trong thành phố khá rẻ nhưng những người làm nhà nước cũng khó có thể mua được một căn vì thu nhập rất thấp.

3.2. Hình thức bao cấp qua chế độ tem phiếu

Việc phân phổi hàng hóa, nhu yếu phẩm hàng ngày cho người dân được thực hiện qua chế độ tem phiếu. Tem phiếu dành cho các cán bố công nhân viên làm việc trong cơ quan, xí nghiệp quốc doanh. Hàng hóa thông qua chế độ tem phiếu thường có giá thấp hơn rất nhiều so với giá bên ngoài thị trường (chợ đen). Theo đó, lương của người lao động sẽ được quy ra hiện vật.

Phiếu mua lương thực thời bao cấp.

Sổ gạo hay lúc đầu tên là cuốn sổ lương thực. Chế độ này được áp dụng vào khoảng những năm 1960, đầu tiên là lương thực, sau đổi thành tem phiếu bao gồm các loại mặt hàng, số lượng mà một gia đình được phép mua, dựa trên quy chuẩn như cấp bậc và niên hạn. Do đó, có gia đình được ưu đãi mua, được ưu tiên mua hàng, có gia đình thì không. Tem phiếu mua nhu yếu phẩm hàng ngày sẽ có chế độ riêng tùy vào vị trí công việc, nghề nghiệp mà cán bộ công chức nhà nước và người dân lao động được phát khác nhau. Theo đó, tem phiếu được phân chia cho những cán bộ viên chức cấp cao như sau:

* Tiêu chuẩn đặc biệt A1 dành cho cán bộ cao cấp

* Phiếu A dành cho bộ trưởng

* Phiếu B dành cho thứ trưởng

* Phiếu C là trưởng các vụ, cục, viện

Những người thuộc đối tượng này đều có các cửa hàng riêng phục vụ ở phố Nhà Thờ, Tông Đản và Vân Hồ ở thủ đô.

3.3. Hình thức bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách

Các đơn vị được cấp vốn không bị các chế tài ràng buộc trách nhiệm vật chất, mà chủ yếu dựa theo ý thức của các cơ quan này.

4. Kinh tế và cơ cấu quản lý kinh tế thời bao cấp

Trong thời bao cấp, kinh tế - xã hội của Việt Nam mang nhiều nét đặc thù riêng của thời kì này.

4.1. Tình hình kinh tế thời bao cấp

Vì vừa thoát khỏi chiến tranh với những hậu quả nặng nề của một nước thuần nông, nước ta gặp nhiều khó khăn sau thời kì hậu chiến tranh, xây dựng đất nước. Nước ta học theo mô hình xã hội chủ nghĩa của Liên Xô với nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa. Do đó, kinh tế - xã hội của nước ta không dễ gì có thể nhanh chóng thoát khỏi nghèo khó, khó khăn. Do đó, thời kì bao cấp là giai đoạn mà toàn dân đang cố gắng vượt qua những điều kiện khó khăn, thiếu thốn của thực tại và tìm hướng đi để phát triển đất nước tốt hơn.

Hầu hết người lao động làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp của nhà nước và sống theo chế độ tem phiếu của thời kì này. Đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về ăn mặc, về cuộc sống vật chất và tinh thần.

Với kinh tế nghèo nàn, máy nước công cộng là hình ảnh thường thấy trên các con phố ở Hà Nội.

4.2. Cơ chế quản lý kinh tế thời bao cấp

Vào thời kì bao cấp, cơ chế quản lý kinh tế của nước ta chính là cơ chế kế hoạch hóa tập trung, thể hiện qua những khía cạnh sau:

* Nền kinh tế do nhà nước quản lý hành chính dựa trên chỉ tiêu pháp lệnh từ trên xuống dưới. Theo đó, doanh nghiệp hoạt động theo quyết định của cơ quan nhà nước liên quan với các pháp lệnh theo quy định từ vật liệu cung cấp, hình thức sản xuất, tiền vốn, sản phẩm cùng tổ chức nhân sự, tiền lương và bộ máy hoạt động… Các doanh nghiệp sẽ có chỉ tiêu cần đạt theo kế hoạch cấp vốn của nhà nước, giao nộp sản phẩm. Lỗ lãi sẽ do nhà nước quản lý.

* Doanh nghiệp được các cơ quan hành chính liên quan tham gia nhiều vào việc kinh doanh, sản xuất nhưng không phải chịu trách nhiệm về lãi lỗ và pháp lý đối với các quyết định của mình. Ngân sách nhà nước sẽ là cơ quan thu lãi và lỗi cho các hoạt động của doanh nghiệp.

* Thời bao cấp, quan hệ tiền tệ - hàng hóa không được coi trọng hầu như chỉ là hình thức. Trong đó, quan hệ hiện vật chiếm vị thế chủ đạo. Nền kinh tế sẽ được nhà nước quản lý theo chế độ “cấp phát – giao nộp”. Do đó, sức lao động, tư liệu sản xuất hay phát minh sáng chế không được coi là hàng hóa trên pháp luật.

* Bộ máy quản lý qua nhiều cấp từ trung ương tới địa phương. Do có nhiều cấp trung gian nên hoạt động không năng động, kịp thời, thậm chí dẫn tới nhiều tiêu cực ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động, người dân.

Ở thời bao cấp, gia đình có xe máy đã là hàng khá giả.

* Thời kì bao cấp kéo dài trong 10 năm từ 1976 – 1986 trước khi thực hiện Đổi mới. Nước ta đã thực hiện 2 kế hoạch 5 năm trong giai đoạn này bao gồm: Kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1976 – 1980) và kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1981 – 1986). Theo quan điểm của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, kinh tế kế hoạch hóa là điểm nổi bật quan trọng nhất với kế hoạch phân bổ mọi nguồn lực, không thừa nhận cơ chế thị trường và sản xuất hàng hóa, xem kinh tế thị trường là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản.

* Nền kinh tế nhiều thành phần không được thừa nhận mà chỉ có kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ đạo, để tiến hành xóa bỏ kinh tế tư nhân, cá thể và sở hữu tư nhân khỏi xã hội. Do đó, kinh tế Việt Nam thời kì này lâm vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ với nhiều tiêu cực đòi hỏi phải được cải tiến, đổi mới để theo kịp xu hướng phát triển của thời đại. Do đó, thời kì đổi mới sau đó được áp dụng bắt đầu từ năm 1986.

5. Văn hóa - Xã hội – Giáo dục thời bao cấp

Cùng với nền kinh tế bao cấp, văn hóa, xã hội, giáo dục thời kì này cũng mang những đặc điểm riêng.

5.1. Đời sống văn hóa thời bao cấp

Bên cạnh kinh tế - xã hội, văn hóa được kiểm soát trong thời bao cấp, người dân ít được tiếp xúc với văn hóa phương Tây. Các mảng về phim, văn học hay nhạc… đều được nhà nước kiểm duyệt trước khi phát hành tới người dân. Nội dung thường gần gũi với quần chúng, tư tưởng và quan điểm của Đảng và có giá trị nghệ thuật đem lại những giây phút thưởng thức nghệ thuật thú vị cho người dân. Văn học nước ngoài chủ yếu của nước Nga Xô Viết, văn học theo tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Văn học lãng mạn bị xem là tiêu cực ở giai đoạn này.

Xem chiếu bóng thời bao cấp.

Hồi đó, chưa có phim truyền hình mà chỉ có phim truyện nhựa, phim tài liệu. Phim được chiếu tại các rạp chiếu bóng lưu động, rạp chiếu bóng hay phát trên truyền hình trung ương. Ngoài ra còn có phim thương mại nhưng hiếm. Các phim nước ngoài là phim Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Một số ít là phim Mỹ, Pháp, Anh và Ấn Độ…

Văn hóa chống mê tín dị đoan và chương trình phổ biến khoa học thường thức tới người dân. Báo chí hoạt động theo tôn chỉ mục địch của Đảng, phục vụ nhân dân gồm đa dạng các đối tượng. Báo chí được nhà nước bao cấp, không có quảng cáo. Các văn nghệ sĩ được nhà nước trả lương giống công chức, hoạt động trong các cơ quan nhà nước.

5.2. Đời sống xã hội thời bao cấp

Vào thời bao cấp, xã hội Việt Nam gần như không giao lưu với phương Tây vì tư tưởng và vấn đề an ninh. Xã hội ít có sự phân hóa giàu nghèo như hiện nay nhưng mức sống của người dân thấp. Tất cả sinh viên ra trường đều được nhà nước phân công công việc nên không lo thất nghiệp nhưng không được tự chọn cơ quan làm việc cho mình. Thi đậu đại học thời đó rất khó, ngoài học lực, tiêu chuẩn cao và xét cả lý lịch. Xã hội có tính cộng đồng cao, sống có người làng nghĩa xóm thân thiết, tối lửa tắt đèn có nhau. Đời sống tinh thần không có nhiều loại hình giải trí, cuộc sống bình an nhưng còn nghèo nàn, khó khăn.

Một đám cưới trong xã hội thời bao cấp.

5.3. Giáo dục và Y tế

Trong lĩnh vực giáo dục và y tế, thời bao cấp, giáo dục được phổ thông đại trà tới các xã phường với trường cấp 1,2 và mẫu giáo. Công tác bổ túc văn hóa, xóa mù chữ trong độ tuổi đi học cho người dân. Có trường bổ túc văn hóa cho cán bộ cơ sở.

Từ năm 1981, học phổ thông gồm 11 năm, trong đó thêm lớp 5, áp dụng cho khu vực miền Bắc. Từ 11 năm sang 12 năm, thêm lớp 9 bắt đầu từ năm 1992 – 1993, áp dụng ở miền Bắc.

Về mặt y tế, người dân không mất tiền khám chữa bệnh nhưng điều kiện còn nhiều thiếu thốn. Người dân đi khám chữ bệnh, mua thuốc sau đó mang hóa đơn về cơ quan hay bệnh viên thanh toán. Nhà nước viện trợ trang thiết bị y tế, thuốc men... Các bệnh viện có các nhà một tầng hoặc 3 tầng, với quy mô nhỏ. Bệnh viện cũng được Bộ y tế phân chỉ tiêu để thực hiện.

Trước tình hình trì trệ, khủng khoảng của kinh tế và bối cảnh các nước xã hội chủ nghĩa lâm nguy, Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện trên phạm vi cả nước, theo hướng kinh tế thị trường có sự định hướng xã hội chủ nghĩa.

Với khoảng thời gian 10 năm, thời bao cấp là giai đoạn mà nhiều người Việt đã trải qua. Mặc dù kinh tế đất nước ngày nay đã phát triển hơn trước nhưng những thế hệ trước vẫn nhớ về một giai đoạn sống đặc biệt này của bản thân hay của một thế hệ.

>> Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.