Có thể thấy rằng, bất kỳ salon tóc nào cũng có sự xuất hiện của cả thợ chính và thợ phụ. Trong đó, thợ chính là những thợ tạo mẫu và cắt tóc chuyên nghiệp, vậy thợ phụ tóc cần làm những gì?
MỤC LỤC
Vấn đề này nhận được nhiều sự quan tâm, nhất là những ứng viên có ý định hoạt động trong lĩnh vực này. Để làm rõ câu hỏi thợ phụ tóc cần làm những công việc gì, bạn hãy theo dõi bài viết của vieclam123.vn chia sẻ dưới đây nhé.
Muốn hiểu rõ thợ phụ tóc cần làm những gì, trước tiên bạn phải biết họ là ai và có vai trò như thế nào trong những tiệm cắt tóc hay salon tóc chuyên nghiệp.
Về cơ bản, thợ phụ tóc chính là những người không có nghiệp vụ cắt tóc hay tạo kiểu tóc theo yêu cầu của khách hàng. Thay vào đó, họ sẽ đảm nhận những công việc phụ khác nhằm hỗ trợ cho thợ chính hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Tuy không trực tiếp tạo nên kiểu tóc mà khách hàng yêu thích, tuy nhiên thợ phụ lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tạo nên dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Cụ thể, những người thợ phụ sẽ làm cho quá trình làm tóc diễn ra nhanh chóng hơn. Giúp thợ chính tập trung vào nghiệp vụ của mình để đảm bảo chất lượng dịch vụ đạt hiệu quả tối đa.
Trong quá trình làm tóc cho khách hàng, có rất nhiều công việc phát sinh, theo đó nếu không có người hỗ trợ thì thợ chính sẽ không thể hoàn thành công việc với chất lượng tối ưu nhất.
Điều này có thể dẫn tới sự phàn nàn từ phía khách hàng sử dụng dịch vụ, gây ảnh hưởng tới uy tín của salon.
Khi đã hiểu rõ thợ phụ tóc là ai và vai trò của họ trong tiệm tóc, bạn có thể tìm hiểu về công việc của họ để hiểu rõ hơn về việc làm được nhiều bạn trẻ yêu thích này.
Dưới đây sẽ là những thông tin mà bạn quan tâm, cùng tôi theo dõi và khám phá ngay nhé.
Thợ phụ tóc được xem là một nghề đa di năng bởi công việc của họ không dừng lại ở một nhiệm vụ hay đầu việc nào cụ thể. Họ chính là người thực hiện toàn bộ những nhiệm vụ khác nhau trong quá trình làm đầu mà không phải là cắt tóc hay tạo kiểu tóc cho khách hàng.
Tóm lại, thợ phụ tóc cần làm những gì? Thông tin chi tiết sẽ được bật mí ở nội dung bên dưới, mời bạn theo dõi.
Khi salon có khách hàng, thợ chính sẽ là người tư vấn và nhận dịch vụ theo yêu cầu của khách. Thợ phụ sẽ tiến hành công tác gội đầu mỗi khi khách làm qua một lượt thuốc.
Không chỉ có khách tới làm đầu, có những khách hàng chỉ đến salon với nhu cầu gội, do vậy thợ phụ tóc sẽ đảm nhận tất cả những nhiệm vụ liên quan tới gội đầu.
Nhiều khi quán thưa khách thợ chính sẽ trực tiếp sấy tóc cho khách, tuy nhiên đây vẫn là công việc chính của thợ phụ.
Mỗi khi gội đầu xong, để khách hàng tiếp tục bước vào công đoạn trải thuốc lần sau, thợ phụ sẽ phải thực hiện công việc sấy khô tóc. Điều này làm cho quá trình làm tóc của thợ chính diễn ra nhanh chóng hơn.
Ngoài ra, sấy tóc cũng là một trong những yếu tố giúp thợ phụ dần nâng cao tay nghề, từ đó có cơ hội trở thành một thợ chính của salon. Kỹ thuật sấy tóc rất phức tạp và khó thực hiện, không phải ai cũng có thể sở hữu kỹ thuật chuyên nghiệp. Đây cũng là lý do mà nhiều thợ phụ tóc mong muốn được làm thao tác này nhiều hơn mỗi khi có cơ hội.
Ngoài 2 nhiệm vụ trên, thợ phụ tóc sẽ đảm nhiệm thêm một số công việc không tên khác theo yêu cầu của chủ tiệm hoặc quản lý salon.
Thường thì các nhiệm vụ hỗ trợ này sẽ là lấy dụng cụ cho thợ chính, hỗ trợ khách hàng trải thuốc, trò chuyện với khách trong lúc thợ chính có việc bận,...
Toàn bộ những công việc của thợ phụ tóc cần làm đã được liệt kê chi tiết ở nội dung vừa rồi. Vậy bạn có tò mò về tiêu chí tuyển dụng vị trí này như thế nào để chuẩn bị tham gia ứng tuyển hay không?
Ngoài những thợ có tay nghề, nhiều salon hay tiệm tóc cũng tuyển dụng cả người mới chưa có kinh nghiệm. Trong quá trình làm việc có thể học tập để nâng cao trình độ cũng như kỹ năng của mình về chuyên môn.
Kinh nghiệm có vẻ không phải là vấn đề đáng lo ngại đối với các nhà quản lý hay chủ tiệm tóc, vậy thứ mà họ quan tâm hơn cả khi tuyển dụng một ứng viên thợ phụ tóc là gì?
Bất cứ ngành nghề dịch vụ nào cũng đòi hỏi người làm phải sở hữu kỹ năng giao tiếp. Biết cách ứng xử và làm hài lòng khách hàng chính là nền tảng để salon kinh doanh hiệu quả.
Chính bởi vậy mà các ông chủ, bà chủ salon tóc thường mong muốn tìm được những ứng viên thợ phụ có khiếu giao tiếp với khách hàng. Có được những mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng không những giúp salon giữ chân khách hàng cũ, mà hơn thế tệp khách hàng cũ này sẽ giúp salon kéo thêm nhiều khách hàng tiềm năng mới.
Bởi vậy, nếu như muốn theo nghiệp làm tóc này, dù là thợ chính hay thợ phụ thì bạn cũng phải đảm bảo yếu tố về kỹ năng, đặc biệt kỹ năng giao tiếp để bản thân ngày một phát triển hơn nhé.
Lưu ý rằng sai sót trong dịch vụ làm đầu gây ra ảnh hưởng khá nghiêm trọng, người Việt rất quan tâm và chú trọng tới hình thức bên ngoài, nhất là tóc tai và gương mặt.
Chỉ cần làm sai hoặc không đúng như nhu cầu mà họ mong muốn thì rất có thể salon sẽ mất đi 1 vị khách tiềm năng.
Thợ phụ tóc cần phải nhận thức được điều này và làm việc có trách nhiệm. Hơn nữa, nhà tuyển dụng cũng luôn mong muốn tìm được những ứng viên đáp ứng điều kiện này, bởi họ cho rằng nghiệp vụ có thể đào tạo nhưng tinh thần trách nhiệm thì không thể, nó dường như ăn sâu vào tính cách hay bản chất của mỗi người rất khó để thay đổi.
Tuy chỉ thao tác rất nhẹ nhàng thế nhưng nếu không có sức khỏe thì bạn sẽ không thể đảm nhận và theo đuổi ngành nghề này.
Trong suốt quá trình làm việc, dù là thợ chính hay thợ phụ thì đều phải đứng và di chuyển, đó là chưa kể việc thường xuyên phải tiếp xúc với những hóa chất độc hại gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe.
Vậy nên, nếu có ý định tham gia nghề làm tóc nói chung và trở thành thợ phụ tóc nói riêng thì hãy đảm bảo một sức khỏe ổn định bạn nhé.
Không như giai đoạn trước, hiện nay mức lương của thợ phụ tóc cũng có phần cải thiện. Mỗi tháng thu nhập cũng dao động từ 5 - 7 triệu đồng, tuy nhiên con số này cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào khu vực mà họ sinh sống và làm việc.
Ở các vùng quê, nông thôn, lương của họ sẽ khiêm tốn hơn bởi mọi chi phí chi tiêu đều không quá đắt đỏ, cộng thêm giá dịch vụ ở những vùng này chỉ ở mức bình dân.
Còn lại, thợ phụ tóc làm việc tại các salon khu trung tâm, thành phố đông đúc thì lương sẽ nhích hơn, thường rơi vào khoảng từ 7 - 8 triệu đồng do họ phải chi trả nhiều khoản như nhà trọ, tiền ăn uống, sinh hoạt cũng có phần đắt đỏ hơn.
Khi có nhu cầu tìm việc, mặc dù bạn rất cần một công việc là thợ phụ tóc để phục vụ cho mục tiêu của mình sau này tuy nhiên cũng cần lưu ý một số điều như sau:
Thứ nhất, salon tóc tuyển dụng làm được kiểu tóc như thế nào?
Mỗi người sẽ có những định hướng và sở trường khác nhau, trong ngành dịch vụ làm đầu cũng vậy. Trước khi quyết định tham gia ứng tuyển làm thợ phụ tóc, bạn cần tìm hiểu kỹ để xem salon tuyển dụng có thể thực hiện được những kiểu tóc nào? Liệu rằng chúng có phù hợp với định hướng, sở thích và tay nghề của bạn hay không?
Xác định điều này khá quan trọng, bạn sẽ không thể phát triển tốt nếu như có sở trường làm đầu nữ trong khi lại làm thợ phụ ở hiệu cắt tóc nam hoặc ngược lại.
Thứ hai, xem xét thật kỹ các điều khoản tuyển dụng
Vẫn biết là việc làm thợ phụ tóc nhận về thu nhập không cao bằng thợ chính, tuy nhiên nếu như bạn đã đi làm thì việc đầu tiên mà bạn cần phải biết đó chính là quyền lợi được hưởng trong quá trình làm việc.
Sẽ rất thiệt thòi nếu như bạn không nắm rõ hoặc không thỏa thuận về điều này với nhà tuyển dụng khi xin việc, đừng để mình rơi vào tình trạng há miệng mắc quai bạn nhé.
Thứ ba, điều kiện làm việc có phù hợp với mình không?
Khi ứng tuyển vào vị trí thợ phụ tóc, mục đích chính của nhiều người là học hỏi kinh nghiệm để sau này ra nghề và tự mở cửa hàng riêng cho mình. Tuy nhiên, một số lại nghĩ theo chiều hướng khác, họ mong muốn có một công việc ổn định, có thu nhập hấp dẫn và có cơ hội thăng tiến trong tương lai.
Chính vì vậy, điều kiện làm việc của salon tóc cũng chính là một trong những yếu tố để ứng viên xem xét trước khi ra quyết định làm việc bạn nhé.
Thông qua bài viết vừa rồi, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ thợ phụ tóc cần làm những gì. Dựa theo những yêu cầu tuyển dụng được chia sẻ, hy vọng bạn sẽ có màn chuẩn bị thật kỹ lưỡng để giành lấy công việc mình yêu thích.
Nếu bạn là người yêu thích may vá, thêu thùa, muốn hành nghề ở lĩnh vực này nhưng lại không có chuyên môn, vậy thì hãy bắt đầu bằng việc trở thành thợ phụ may tại các xí nghiệp, doanh nghiệp may mặc để học nghề nhé. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ thợ phụ may là làm gì và một số thông tin hữu ích khác xoay quanh.
MỤC LỤC
Chia sẻ