close
cách
cách cách cách cách cách

Thất nghiệp là gì? Thất nghiệp liệu có thực sự đáng sợ hay không?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Một trong những nỗi lo của người trưởng thành đó chính là thất nghiệp. Không có công ăn việc làm, không có thu nhập, liệu bạn sẽ sống như thế nào khi mọi thứ đều được quy đổi với giá trị tương xứng? Đây chắc hẳn là điều khiến nhiều người ám ảnh nhất, đặc biệt là với những người đang rất mơ hồ về định hướng và công việc tương lai của bản thân. Vậy, chính xác thì thất nghiệp là gì và liệu thất nghiệp có thực sự đang sợ như những gì bạn vẫn tưởng tượng hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có cho mình câu trả lời chi tiết nhất nhé!

1. Giải đáp chi tiết về thất nghiệp là gì?

Thất nghiệp trong tiếng Anh là “Unemployment”. Theo đó, định nghĩa về thất nghiệp khá đa dạng và mỗi một quốc gia khác nhau sẽ có những cách giải thích thất nghiệp là gì khác nhau.

Ở Pháp, thất nghiệp được hiểu là tình trạng không có việc làm trong khi người đó có điều kiện làm việc cũng như đang trong quá trình tìm kiếm công việc của mình.

Tại Thái Lan, thất nghiệp chính là “không có việc làm, muốn làm việc và có năng lực để làm việc”.

Thất nghiệp là gì
Thất nghiệp là gì

Trung Quốc định nghĩa về thất nghiệp như sau: “Thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, chưa có việc làm, đang đi tìm việc làm, đăng ký tại cơ quan giải quyết việc làm”.

Theo tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì “thất nghiệp là hiện tượng người lao động bị ngừng thu nhập do không có khả năng tìm được việc làm thích hợp trong trường hợp người đó có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc”.

Dựa vào những cách giải thích trên ta thấy được rằng việc định nghĩa về thất nghiệp sẽ tùy thuộc vào quan điểm của từng quốc gia. Tuy nhiên, tựu chung lại thì thất nghiệp sẽ có thể được hiểu đơn giản như sau:

“Thất nghiệp là tình trạng người đó đang trong độ tuổi lao động, có năng lực và sẵn sàng để làm việc nhưng không có việc làm, chưa tìm kiếm được công việc ưng ý, phù hợp với mình.”

Thực tế thì không phải bất cứ ai cũng có nhu cầu có cho mình một công việc. Vì vậy mà không phải tất cả những người không có việc đều bị coi là thất nghiệp. Do đó, một người được xem là thất nghiệp sẽ cần có đủ 3 tiêu chí sau:

- Nằm trong độ tuổi lao động nhưng không có việc làm

- Có năng lực làm việc và sẵn sàng để làm việc

- Đang tìm kiếm công việc một cách tích cực nhất

Định nghĩa về thất nghiệp
Định nghĩa về thất nghiệp

Tại Việt Nam, vấn đề thất nghiệp mặc dù chưa được đưa vào các văn bản pháp quy. Thế nhưng, đây luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Đặc biệt là các công trình nghiên cứu về thất nghiệp cũng đã được đề ra, cho thấy được vấn đề này có sự ảnh hưởng, tác động tới sự phát triển của xã hội cũng như quốc gia. 

2. Thất nghiệp được phân loại như thế nào?

Dựa vào định nghĩa về thất nghiệp chắc hẳn bạn đã hiểu được thất nghiệp là gì theo cách đơn giản và dễ hiểu nhất. Tuy nhiên, thất nghiệp được phân loại như thế nào? Biết thêm thông tin sẽ giúp bạn có sự nhìn nhận rõ ràng hơn về vấn đề thất nghiệp đang rất được quan tâm hiện nay.

2.1. Phân loại theo đặc trưng của người thất nghiệp

Thất nghiệp là một gánh nặng với bản thân người thất nghiệp, gia đình, xã hội và cả quốc gia. Tuy nhiên, gánh nặng này diễn ra đối với bộ phận nào? Việc hiểu rõ những đặc điểm liên quan sẽ giúp cho quá trình nghiên cứu tác hại của thất nghiệp trong thực tế được rõ ràng hơn rất nhiều. Theo đó thì các tiêu chí được đưa ra trong cách phân loại thất nghiệp này như sau:

- Giới tính

- Vùng, lãnh thổ

- Ngành nghề

- Lứa tuổi

- Dân tộc, chủng tộc

Phân loại thất nghiệp
Phân loại thất nghiệp

2.2. Phân loại theo lý do thất nghiệp

Thất nghiệp do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, điều này dẫn đến sự khác biệt trong thất nghiệp, đó là thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện.

- Thất nghiệp tự nguyện: Người lao động chủ động trong việc từ bỏ công việc của mình vì một số lý do cụ thể nào đó. Tuy nhiên, tình trạng này thường chỉ diễn ra mang tính tạm thời.

- Thất nghiệp không tự nguyện: Người lao động bị người sử dụng lao động cho thôi việc vì một số nguyên nhân khách quan hay chủ quan nào đó. 

Ngoài ra còn có hiện tượng thất nghiệp khác trong trường hợp này là thất nghiệp trá hình. Tức là người lao động có việc làm nhưng không phát huy được hết sức lao động của mình với công việc đó. Điều này sẽ xảy ra khi ngành đó có năng suất lao động thấp, dẫn đến việc không sử dụng hết thời gian lao động khiến người lao động có khá nhiều thời gian nhàn rỗi.

Thất nghiệp không mang tính mãi mãi mà là con số có sự thay đổi theo thời gian. Vì thế mà số lượng người thất nghiệp sẽ luôn có sự biến đổi thường xuyên. 

2.3. Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp

Dựa theo nguồn gốc thì thất nghiệp được chia thành 4 loại như sau:

2.3.1. Thất nghiệp tạm thời

Đây là loại thất nghiệp do sự dịch chuyển của người lao động giữa các giai đoạn của cuộc sống, giữa các vùng hay giữa các loại công việc,... Việc thất nghiệp chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định và người đó sẽ quay trở lại làm việc khi các mục đích cá nhân đã được thực hiện.

Dựa theo nguồn gốc
Dựa theo nguồn gốc

2.3.2. Thất nghiệp cơ cấu

Loại thất nghiệp này sẽ xảy ra khi có sự chênh lệch giữa cung và cầu trong vấn đề lao động. Điều này có nghĩa là khi cơ cấu của nền kinh tế có sự thay đổi và chuyển dịch thì sẽ dẫn tới nhu cầu về lao động thay đổi. Tức là nhu cầu có thể giảm do ngành này phát triển kém hay nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực tăng, nhưng người không đáp ứng sẽ bị sa thải,... Hay sự phát triển của công nghệ đã tạo nên sự tác động dẫn tới thay đổi về nhu cầu nguồn nhân lực,...

Với những lý do trên thì loại thất nghiệp này còn được gọi là thất nghiệp công nghệ. Nhất là trong thời buổi nền kinh tế hiện đại đang được đầu tư thì thất nghiệp này sẽ rất dễ xảy ra và có thể kéo dài hơn so với dự tính của người lao động. 

2.3.3. Thất nghiệp do thiếu cầu

Thất nghiệp do thiếu cầu tức là sự suy giảm tổng cầu, nhu cầu về lao động giảm xuống bởi sự suy thoái của chu kỳ kinh doanh. Dấu hiệu nhận biết của loại suy thoái này khá rõ ràng khi việc thất nghiệp xảy ra ở mọi ngành nghề và mọi khu vực.

2.3.4. Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường

Loại thất nghiệp này gắn liền theo lý thuyết cổ điển. Xuất hiện khi có sự thay đổi trong mức lương và lương không được ấn định dựa vào các lực lượng của thị trường, cao hơn so với mức cân bằng của thị trường lao động. 

Do yếu tố ngoài thị trường
Do yếu tố ngoài thị trường

3. Những tác hại mà thất nghiệp có thể tạo ra?

3.1. Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế 

Tình trạng thất nghiệp xảy ra có nghĩa là sự tăng lên của lực lượng lao động không được tham gia vào quá trình kinh doanh, sản xuất. Điều này dẫn đến sự lãng phí về lao động xã hội, một trong những yếu tố cơ bản của sự tăng trưởng kinh tế. 

Khi số lượng người thất nghiệp tăng lên chính là dấu hiệu cho thấy tình hình kinh tế bị giảm sút, tổng thu nhập của toàn quốc gia bị thấp hơn so với tiềm năng có thể đạt được, dấu hiệu của việc suy thoái trở nên rõ ràng hơn. Cộng với các khoản chi nhiều hơn khi phải hỗ trợ người thất nghiệp trong khi mức thu bị giảm do thất thu thuế. Chính vì vậy mà đây sẽ là một trong những nguyên nhân tạo nên sự lạm phát kinh tế của một quốc gia.

3.2. Ảnh hưởng đến đời sống

Sự ảnh hưởng rõ ràng nhất chính là ảnh hưởng đến đời sống của chính lao động thất nghiệp. Không có bất cứ khoản thu nào nhưng khoản chi lại rất nhiều, điều này sẽ khiến chính bản thân người đó và gia đình gặp nhiều khó khăn hơn trong cuộc sống. Và nếu tình trạng này kéo dài thì thất nghiệp sẽ khiến con người ta rơi vào cảnh bần cùng và dẫn tới những hành động sai lầm khó có thể sửa chữa.

Tác động của thất nghiệp
Tác động của thất nghiệp

3.3. Ảnh hưởng đến trật tự xã hội

Tình trạng thất nghiệp sẽ có thể dẫn tới một số vấn đề như bãi công, biểu tình. Hay các hiện tượng, tệ nạn xã hội như trộm cắp, cướp của,... sự tin tưởng vào tầng lớp lãnh đạo bị giảm sút,... Tất cả những điều này dẫn tới tình hình trật tự xã hội không ổn định, tạo ra các xáo trộn và thậm chí có thể là biến động về chính trị.

4. Thất nghiệp liệu có thực sự đáng sợ hay không?

Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp rất đa dạng, sẽ có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, cho dù bất cứ nguyên nhân nào thì bản thân lao động cũng cần có sự cải tiến chính mình để đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Vậy, thực tế thì lao động có thực sự đáng sợ hay không?

Thất nghiệp là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, thế nhưng, thái độ trong quá trình thất nghiệp ra sao sẽ là cách cho thấy được sự trở lại của bạn với thị trường lao động như thế nào.

- Dành thời gian để đánh giá lại chính mình

Việc bạn thất nghiệp có thể là tự nguyện hoặc không tự nguyện. Nhưng trong thời gian chưa tìm kiếm được công việc phù hợp thì bạn nên suy nghĩ và đánh giá lại chính mình.

Thất nghiệp có thực sự đáng sợ
Thất nghiệp có thực sự đáng sợ

Điều mình muốn ở một công việc sắp tới là gì? Khả năng và trình độ hiện tại của mình ra sao? Mình có thể đáp ứng yêu cầu công việc nào? Những thiếu sót của bản thân mình hiện tại?

Hãy để thời gian thất nghiệp của bạn trở nên có ý nghĩa hơn với việc tự đánh giá được thế mạnh và những hạn chế của mình. Đây sẽ là cơ sở để bạn có những sự thay đổi bản thân ngoạn mục hơn.

- Thay đổi và nâng cấp bản thân

Khi đã nhìn nhận được năng lực của mình thì tại sao bạn lại không bắt tay vào việc thay đổi và nâng cấp mình thành một phiên bản tốt hơn? Đây là lúc bạn có thời gian dành cho bản thân nhiều hơn, vì thế mà sự đầu tư đúng đắn nhất là đầu tư cho chính mình.

Thay vì ngồi lo lắng, bồn chồn suy nghĩ về một tương lai mù mịt thì việc hoàn thiện bản thân sẽ là cách để bạn có màn comeback ấn tượng hơn sau quãng thời gian thất nghiệp tạm thời của mình.

- Làm những công việc bản thân đã trì hoãn

Nếu như trước khi thất nghiệp bạn đã có rất nhiều việc trì hoãn thì thời gian thất nghiệp chính là lúc bạn thực hiện nó. Đừng để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa. Thất nghiệp cũng là một cách để bạn dành thời gian nhiều hơn cho chính mình, người thân và gia đình. Khi mọi thứ đã được refresh và sắp xếp ổn thỏa thì bạn sẽ có thêm nhiều năng lượng hơn nữa cho hành trình tìm kiếm việc làm sắp tới.

Dành thời gian cho bản thân
Dành thời gian cho bản thân

Thất nghiệp không chỉ là vấn đề của một cá nhân mà là của cả một quốc gia. Vấn nạn thất nghiệp sẽ trở nên đáng báo động nếu như con số đó gia tăng từng ngày. Tuy nhiên, với mỗi cá nhân lao động, nếu như biết cách tiếp cận và thích ứng với thời gian thất nghiệp thì đây sẽ là dịp để họ có những sự trở lại phù hợp và ấn tượng hơn. Mong rằng, với những chia sẻ trong bài, bạn đã hiểu được thất nghiệp là gì cũng như tác động của thất nghiệp tới nền kinh tế của quốc gia.

B2B là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về mô hình kinh doanh B2B

B2B là gì? Bạn biết gì về mô hình kinh doanh này? Hãy cùng khám phá ngay sau đây nhé!

B2B là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.