close
cách
cách cách cách cách cách

B2B là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về mô hình kinh doanh B2B

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các mô hình kinh doanh. Trong đó, mô hình kinh doanh B2B là một thuật ngữ khá quen thuộc trong ngành kinh doanh, đặc biệt là trong kinh doanh thương mại điện tử. Vậy B2B là gì? Có mấy loại mô hình kinh doanh B2B? Lợi ích và khó khăn của mô hình kinh doanh B2B là gì? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới để biết được những thông tin về B2B nhé!

1. B2B là gì? Các mô hình kinh doanh B2B hiện nay

1.1. B2B là gì?

B2B là từ tiếng Anh viết tắt bởi cụm từ “Business To Business”, nghĩa là một hình thức kinh doanh giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp và các doanh nghiệp thường giao dịch trực tiếp với nhau. Hiểu một cách đơn giản, mô hình kinh doanh B2B là một mô hình kinh doanh của một doanh nghiệp cung cấp những thứ cần thiết cho doanh nghiệp khác.

Tìm hiểu mô hình kinh doanh B2B là gì
Tìm hiểu mô hình kinh doanh B2B là gì

Trong B2B gồm những giao dịch trực tiếp có giá trị lớn, gồm có cả thương mại điện tử, đòi hỏi gặp mặt trong thực tế để giao dịch. Ngày nay, các doanh nghiệp ngày càng đẩy mạnh kinh doanh qua các trang web thương mại điện tử giúp mô hình này ngày càng phát triển hơn. Thời gian tới, tỷ lệ những website hướng tới đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức khác sẽ ngày càng gia tăng.

Mô hình B2B có đặc trưng là mỗi một doanh nghiệp sẽ có một quy trình mua hàng riêng, nhờ đó mà có thể tiết kiệm tiền bạc, thời gian, giúp các doanh nghiệp gia tăng hiệu quả và các cơ hội hợp tác.

Vì khách hàng doanh nghiệp thay vì cảm xúc như người tiêu dùng, cần phải chú trọng vào tính logic, vậy nên mô hình B2B cần phải tập trung vào yếu tố logic. Vì vậy, để B2B thành công, bạn cần khai thác chức năng, đặc điểm của sản phẩm và hiểu rõ bộ phận thu mua của các khách hàng doanh nghiệp.

Sau khi đã hiểu được B2B là gì, bạn sẽ cảm nhận được đây là mô hình giúp doanh nghiệp tăng cao hiệu suất, hiệu quả, nhiều lợi ích và độ tin cậy cũng cao hơn, cũng chính vì thế mà ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng mô hình này.

1.2. Các loại mô hình B2B

B2B có nhiều loại khác nhau, dựa theo hình thức và bản chất kinh doanh, chúng sẽ chia thành 4 loại mô hình khác nhau.

Các loại mô hình B2B hiện nay
Các loại mô hình B2B hiện nay

1.2.1. Mô hình B2B nghiêng về bên bán

Mô hình B2B nghiêng về bên bán là mô hình phổ biến ở Việt Nam. Doanh nghiệp với mô hình này khi làm chủ trang thương mại điện tử sẽ cung cấp dịch vụ, sản phẩm cho nhà sản xuất và nhà bán lẻ.

1.2.2. Mô hình B2B nghiêng về bên mua

So với nước ngoài, ở Việt Nam, mô hình này ít gặp hơn vì doanh nghiệp phần lớn đều có nhu cầu bán các sản phẩm, dịch vụ. Với mô hình này, công ty kinh doanh sẽ có vai trò nhập hàng từ bên sản xuất và các công ty chuyên sản xuất sẽ báo giá vào website và sau đó phân phối sản phẩm.

1.2.3. Mô hình B2B trung gian

Với mô hình B2B trung gian, người bán và người qua các sàn giao dịch thương mại điện tử sẽ kết nối với nhau và một số hoạt động theo mô hình này như Shopee, Tiki, Lazada,... Người mua sẽ xem các sản phẩm mà người bán đăng lên website và phân phối, sau đó đặt hàng sản phẩm. Những hoạt động diễn ra đều được thực hiện theo đúng giao dịch của sàn thương mại điện tử.

1.2.4. Mô hình B2B là thương mại hợp tác

Tương tự với mô hình B2B trung gian, tuy vậy mô hình B2B dạng thương mại hợp tác thuộc sở hữu của nhiều doanh nghiệp và có tính tập trung. Đây là mô hình được thể hiện dưới dạng sàn giao dịch internet (internet exchanges), chợ điện tử (e-markets), chợ trên mạng (e-marketplaces), sàn giao dịch thương mại (trading exchanges)...

Mô hình B2B là thương mại hợp tác
Mô hình B2B là thương mại hợp tác

2. Cơ hội và lợi ích của mô hình B2B

Sau khi biết được B2B là gì và các mô hình chủ yếu của B2B, chúng ta cùng tìm hiểu B2B có lợi ích gì cho người bán và người mua nhé!

2.1. Tính thuận tiện cao

Khác với những công ty bán hàng qua cửa hàng trực tiếp thì mô hình kinh doanh B2B thường diễn ra trực tuyến. Từ đó, các sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp có điều kiện để quảng cáo và giúp các công ty dễ dàng, cũng như cân nhắc đặt hàng số lượng lớn.

2.2. Lợi nhuận cao

Những công ty theo hình thức B2B để người mua có được thỏa thuận tốt hơn, thường bán các mặt hàng của họ với số lượng sỉ. Bên cạnh đó, thông qua website, các doanh nghiệp dễ dàng quảng cáo tới doanh nghiệp khác giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và cắt giảm được chi phí tiếp thị.

Lợi nhuận cao và cắt giảm được chi phí tiếp thị
Lợi nhuận cao và cắt giảm được chi phí tiếp thị

2.3. Thị trường tiềm năng rộng lớn

Các doanh nghiệp B2B từ các dịch vụ tư vấn, phần mềm kinh doanh, tới máy móc chuyên dụng hay vật liệu số lượng lớn có thể nhắm vào các công ty trong nhiều ngành khác nhau nhằm mục đích tiêu thụ thị trường rộng lớn. Ngoài ra, khi họ chuyên về một lĩnh vực nào đó như công nghệ thì họ có khả năng linh hoạt để trở thành người đứng đầu tại lĩnh vực đó.

2.4. Tăng tính bảo mật

Trong doanh nghiệp hoạt động theo mô hình B2B, hợp đồng là một phần phổ biến. Do đó, cả người bán và người mua đều đảm bảo tính bảo mật an toàn hơn.

3. B2B có rủi ro và thách thức nào?

3.1. Các quy trình thiết lập phức tạp

Khi bắt đầu theo mô hình B2B, bạn cần biết cách thực hiện các đơn hàng đủ lớn và thu hút những khách hàng khó tính. Vì vậy, doanh nghiệp của bạn cần phải nghiên cứu các quảng cáo kỹ càng để thu hút các doanh nghiệp tiềm năng, thích ứng nhanh khi doanh số bán hàng ở mức thấp và thiết lập hệ thống đơn hàng tùy chỉnh.

Các quy trình của mô hình B2B thiết lập khá phức tạp
Các quy trình của mô hình B2B thiết lập khá phức tạp

3.2. Giới hạn bán hàng

Tuy những công ty B2B có thể bán được nhiều mặt hàng, thế nhưng họ thường không chú ý tới việc bán hàng cho các khách hàng cá nhân và buh bỏ lỡ các đơn hàng. Những khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp nhỏ hơn mua hàng có thể giúp doanh nghiệp của bạn thu được lợi nhuận cao, đặc biệt là tăng nhu cầu thương lượng về hợp đồng. Đặc biệt là khi các đối thủ khác tranh những người mua quan trọng của công ty bạn.

3.3. Cần có người bán hàng giỏi

Thị trường B2B diễn ra rất sôi động và có nhiều công ty bán nhiều dịch vụ, sản phẩm tương tự với giá cạnh tranh. Người bán thường tìm ra điểm thu hút và giảm giá các sản phẩm để thu hút sự chú ý của các công ty, từ đó có thể thành công hơn.

3.4. Cần có kinh nghiệm đặt hàng

Các công ty bán hàng online theo mô hình B2N cần phải chú ý, cố gắng nhiều hơn nữa trong hệ thống đặt hàng và thiết kế website, đảm bảo dễ sử dụng nhất có thể. Cũng có nghĩa là doanh nghiệp cần cung cấp rõ ràng thông tin về sản phẩm dịch vụ, tư vấn trực tuyến hoặc cung cấp các bản demo.

Cần có kinh nghiệm đặt hàng và cung cấp rõ hơn thông tin về sản phẩm
Cần có kinh nghiệm đặt hàng và cung cấp rõ hơn thông tin về sản phẩm

Doanh nghiệp B2B giống như những loại hình kinh doanh khác, có thể chia thành nhiều loại khác nhau, được các nhà cung cấp hỗ trợ như các đối tác. Ngày nay, với sự phát triển của internet và công nghệ, doanh nghiệp B2B ngày càng tiếp cận với nhiều công ty khác và ngày càng phát triển mạnh.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được mô hình kinh doanh B2B là gì và một số thông tin khác về mô hình kinh doanh này. Mặc dù hình thức B2B đang ngày càng phát triển, thế nhưng vẫn chưa tạo được bước đột phá lớn trong nền kinh tế. Vì vậy, các doanh nghiệp để mô hình kinh doanh B2B phát triển hiệu quả, cần phải có những ý tưởng mới trong quá trình kinh doanh bán hàng, chú trọng tới việc xây dựng các website, để các giao dịch B2B có thể diễn ra trơn tru và dễ dàng.

B2C là gì?

Một mô hình kinh doanh khác cũng phổ biến không thua gì B2B là mô hình B2C, là một mô hình kinh doanh giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp. Để hiểu thêm mô hình kinh doanh B2C là gì và những lợi ích của mô hình này, cùng tìm hiểu bài viết bên dưới nhé!

B2C là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.