close
cách
cách cách cách cách cách

Texture là gì? Kiến thức về Texture rất quan trọng cho dân thiết kế

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Texture là gì? Thuật ngữ này được dùng ở trong rất nhiều lĩnh vực, trong đó lĩnh vực đặc trưng nhất chính là thiết kế. Vậy nên bài viết này sẽ khoanh vùng giúp bạn có được hiểu biết sâu sắc nhất về Texture trong thiết kế có ý nghĩa và giá trị gì.

1. Texture là gì?

Texture có nghĩa là ảnh có họa tiết và hiệu ứng. Đặc điểm đó giống với pattern ở mảng photoshop. Texture được ứng dụng nhiều và quen thuộc nhất chính là làm background, hiệu ứng hình ảnh hay blend. Trên mạng có rất nhiều Texture mà người dùng có thể tải về miễn phí để sử dụng.

Texture là gì
Texture là gì

Không chỉ có trong hình ảnh trên mạng, Texture còn được nhìn thấy ở cả trong tự nhiên qua rất nhiều sự vật. Vật nào có mặt thì ắt sẽ có Texture xuất hiện với tỉ lệ nhất định. Điển hình, dễ thấy nhất có thể kể tới như trên da, trên gỗ, các bề mặt kim loại, thân cây, ...

2. Có những loại Texture nào?

Texture cũng được phân loại trong đó, hai loại cơ bản của Texture gồm Visual Texture và Tactile Texture. Tìm hiểu đặc điểm chi tiết từng loại để hiểu sâu sắc thêm Texture là gì và có cách sử dụng nó hiệu quả.

2.1. Tactile Texture

Xuất phát từ nghĩa chạm vào của từ tiếng Anh Tactile, dễ lý giải Tactile Texture mang hàm nghĩa chính là cảm nhận thấy sự gồ ghề của bề mặt khi chạm vào. Đặc điểm này rất quan trọng trong phong cách thiết kế 3D vì tạo ra các sự gồ ghề, tức thêm các chiều không gian chính là đặc trưng cơ bản của kiểu thiết kế này.

Tacticle Texture
Tactile Texture

Loại Texture này sẽ đem tới cảm nhận khi có ánh sáng chiếu ở thẳng trên bề mặt. Họa sĩ thường tận dụng đặc điểm đó để làm cho mặt tranh trở nên sống động, cuốn hút mắt nhìn hơn.

Bằng hành động nào để có thể tạo ra dạng Texture mà chúng ta đang nhắc tới trong giới hội họa? Người họa sĩ thường đắp nhiều lớp sơn đè lên nhau để tạo ra đỉnh gồ ghề. Cách khác, họ có thể trộn cát vào sơn nước, sơn có thể tệp trên bề mặt nhưng cát vẫn giữ nguyên và có thể tạo cho bề mặt hình ảnh trở nên gồ ghề một cách đầy sinh động. Nhà họa sĩ nổi tiếng trong việc áp dụng kỹ thuật Tactile Texture không ai khác ngoài Vincent Van Gogh.

2.2. Visual Texture

Nếu loại Texture nhắc tới ở trên mang đến cho con người cảm giác thực khi chạm vào có sự gồ ghề ở bề mặt thì loại thứ hai – Visual Texture đem đến trong sự cảm nhận qua mắt nhìn sự ấn tượng.

Không những thế, các họa sĩ cũng cố gắng tận dụng giá trị, màu sắc từ những Texture thực để đem đến cảm nhận ấn tượng. Thuộc trường phái tác động vào cảm giác cho nên Visual Texture còn có sự liên quan tới ảo ảnh hình thành từ trên kết cấu của bề mặt.

Visual texture
Visual texture

Texture chúng ta nhìn được trong hình ảnh chính là Visual Texture. Vật thể đó bất kể vật thể xuất hiện trong ảnh có ghề gồ thật nhiều nhưng cuối cùng bề mặt thực chính là tấm ảnh lại hoàn toàn phẳng mịn.

Như thế, qua tìm hiểu hai loại Texture phổ biến, chúng ta thấy có những phảng phất đối lập giữa chúng. Nhưng cả hai đều cùng chung một giá trị, đó chính là vai trò quan trọng đối với nhà thiết kế. Chúng có thế mạnh nổi bật ở từng dạng thiết kế mà chúng thuộc về, chẳng hạn như Visual Texture sẽ có sức mạnh hơn ở trong nghệ thuật 2D, còn Tactile Texture được dùng nhiều hơn ở nghệ thuật 3D.

Tìm hiểu Texture là gì cũng cần phải nắm rõ công dụng của chúng. Điều này giúp chúng ta biết cách ứng dụng Texture tốt hơn từ trong nghệ thuật ra ngoài cuộc sống.

3. Công dụng Texture mang đến bao gồm những gì?

Dựa vào những phân tích đầu tiên về Texture, có thể thấy chúng góp mặt và trở thành một thành phần vô cùng quan trọng của hoạt động thiết kế đồ họa. Những công dụng chính của nó trong hoạt động này được thể hiện như thế nào?

Công dụng của Texture
Công dụng của Texture

Trước tiên, nhờ việc tác động vào cảm giác qua mắt nhìn và qua cảm nhận về sự “gồ ghề” trên bề mặt, cho nên Texture sẽ tạo ra hiệu ứng chuyển đổi, tăng màu sắc, từ đó tạo ra hiệu ứng ảo, đem lại cái nhìn ấn tượng đối với mỗi kiểu mẫu thiết kế.

Khi người ta ứng dụng Texture để trộn màu sắc thì sẽ đem tới cho bản thiết kế có được hiệu ứng màu mang vẻ đẹp lung linh, sắc nét. Bạn có thể bắt gặp kiểu này qua hiệu ứng tia sáng, đốm sáng.

Làm background cũng là một trong những công dụng của Texture. Khi đó nó đòi hỏi phải được thiết kế với độ phân giải cao. Nó được sử dụng phổ biến để làm nền cho artwork, một số làm background để trình chiếu hoặc ghép ảnh, làm nền cho ảnh manip.

Tiếp đến, Texture cũng có công dụng trong việc làm blend hoặc phục vụ thiết kế đồ họa với họa tiết icons.

4. Các chất liệu Texture phổ biến

Dưới sự phát triển toàn diện ở mọi mặt, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ và hoạt động công nghệ, Texture cũng được tạo ra bằng nhiều loại chất liệu. Chúng ứng với các mục đích sử dụng khác nhau. Trên thị trường, người ta đang ưa chuộng sử dụng những loại Texture nào bạn có biết?

Sau đây là những loại Texture có tính thông dụng và ứng dụng cao nhất.

4.1. Texture bằng vải

Công dụng chính của nó thường dùng bọc ghế sofa, đồ nội thất. Khi sử dụng, chúng có thể tạo theo nhiều kiểu phong cách, cổ điển hoặc hiện đại, ... dựa theo họa tiết. Sở thích của người sử dụng như thế nào thì chọn Texture vải mang hoạt tiết phù hợp với sở thích để dùng.

4.2. Texture gỗ

Đây là kiểu Texture được ưa chuộng nhiều do sự đa dạng lựa chọn và vẻ đẹp thẩm mỹ. Hãy xem không gian thiết kế của mình phù hợp với kiểu Texture gỗ như thế nào để lựa chọn sao cho phù hợp.

4.3. Các loại Texture khác

Thế giới Texture vô cùng đa dạng khi bạn biết tới danh sách các Texture sau: Texture giấy dán tường, Texture nước, Texture 3d, Black Texture, Texture hoa, Texture cỏ, Red Texture, thảm Texture, Texture gạch, ...

5. Ứng dụng texture khi thao tác trong phần mềm photoshop

Là một kiểu hiệu ứng trong thiết kế có vai trò quan trọng cho nên Texture cũng gắn bó mật thiết với công cụ Photoshop. Nếu là dân thiết kế, bạn nên có kỹ năng tạo Texture trong phần mềm này. Cách thực hiện dễ dàng sẽ được gợi ý qua nội dung bên dưới.

Tạo Texture trong ứng dụng Photoshop
Tạo Texture trong ứng dụng Photoshop

Bước 1: Nhân đôi lên Background

Việc đầu tiên, bạn chọn một tấm ảnh trong file lưu trên máy tính. Tiến hành việc nhân đôi bức hình này bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl+J.

Sử dụng tiếp tổ hợp phím Ctrl+shift+U. Việc này giúp bạn chuyển bức ảnh sang màu đen trắng.

Bước 2: Lựa chọn lại Layer background

Bước 3: Sử dụng Texture

Hãy tải hình ảnh Texture tương ứng sau đó mở ứng dụng photoshop. Sử dụng Ctrl A để chọn tất cả các hình ảnh. Click phím V giúp chuyển Texture lên tấm hình bạn muốn điều chỉnh. Lưu ý tới vị trí ở phía trên cùng.

Đặt Soft light ở ô Blend. Tiếp đến là các thao tác chỉnh sửa theo tùy ý bạn. Cố gắng phát huy khả năng thẩm mỹ, sự sáng tạo để chỉnh hình ảnh phù hợp.

Bước 4: Sử dụng Texture thứ 2

Bạn làm tương tự ở bước 3. Bước này có thể dùng phím xoay layer Ctrl T. Tại ô Blend mode, chỉnh sang Screen. Nếu nhận thấy có những đường viền không cần thiết thì hãy xóa chúng đi.

Bước 5: Thiết lập Layer mới

Tạo layer mới bằng tổ hợp phím Ctrl + shift +N. Tiếp tục nhấn Shift F5. Ở ô USE, bạn chọn vào Back. Thao tác liền tiếp chọn vào Filter/Render/Len Flare. Đặt thông số phù hợp kích thước mong muốn cho tấm hình.

Chọn phím V để đưa Layer đến góc trái màn hình. Chọn chế độ lighten cho Blend mode.

Cách sử dụng Texture
Cách sử dụng Texture

Bước 6: Sử dụng Gradient

Chọn Gradient tool ở thanh công cụ hoặc thay thế bằng cách chọn phím G. Nhấp đúp chuột tại ô Gradient để hiển thị bằng phối màu. Chọn màu theo nhu cầu.

Kéo từ góc phải từ phía trên xuống. chọn Blend mode => Soft light. Chọn Opacity 40%.

Bước 7: Dùng Pattern

Tạo layer mới bằng tổ hợp phím Ctrl + shift +N. Chọn tiếp Ctrl + shift + Alt + E giúp nhóm các layer vào với nhau.

Bước 8: Tạo text

Nhấn phím T trên bàn phím. Nếu cần tạo hình chữ nhật, kéo mũi tên rồi gõ chữ vào. Sau cùng, lưu ảnh lại. Khuyến khích lưu định dạng JPEG.

Đọc đến đây, các khía cạnh đầy đủ của Texture đã đưọc cập nhật để không chỉ hiểu Texture là gì, chúng ta còn có thể ứng dụng nó một cách hiệu quả. Chúc bạn sẽ có được những sản phẩm được tạo ra từ Texture ưng ý nhất.

Khám phá thú vị ẩn sau thuật ngữ retro

Retro là gì? Khám phá thú vị ẩn sau thuật ngữ retro sẽ được vieclam123.vn chia sẻ tỉ mỉ qua bài viết bên dưới. Bạn đọc theo dõi để có hiểu biết đầy đủ về retro nhé.

Retro là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.