close
cách
cách cách cách cách cách

Sự khác nhau giữa tài chính và kế toán, bạn biết được bao nhiêu?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Từ trước đến nay, chúng ta vẫn thường quen nói tài chính kế toán. Chính vì thế mà nhiều người vẫn lầm tưởng rằng tài chính và kế toán giống nhau, thậm chí còn là một. Thế nhưng, thực tế thì hai khái niệm này lại có sự khác biệt rất rõ ràng. Vậy, sự khác nhau giữa tài chính và kế toán là gì? Cùng bài viết dưới đây hiểu rõ sự khác biệt để có thể định hướng tốt nghề nghiệp tương lai cho mình nhé!

1. Hiểu đúng về tài chính và kế toán trong doanh nghiệp

Trong tổ chức của các doanh nghiệp hiện nay, chúng ta vẫn thường nói nôm na là bộ phận Tài chính - Kế toán. Đây chính là bộ đôi song sát trong doanh nghiệp với việc quản lý cũng như thực hiện các công việc liên quan tới vấn đề tài chính, thu chi trong doanh nghiệp. Do đó mà rất nhiều người thường cho rằng tài chính và kế toán trong doanh nghiệp là giống nhau, đều liên quan tới “tiền” cả.

Hiểu đúng về tài chính và kế toán
Hiểu đúng về tài chính và kế toán

Tuy nhiên, trên thực tế thì tài chính và kế toán được áp dụng để thực hiện cho 2 mục đích khác nhau. Về bản chất, kế toán là một phần của tài chính, điều này có nghĩa là tài chính ở một phạm trù rộng hơn và nó bao hàm cả kế toán.

Trong các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thì kế toán có thể kiêm luôn các nhiệm vụ của tài chính. Tuy nhiên, ở những doanh nghiệp có quy mô, tầm cỡ lớn hơn thì sự khác nhau giữa tài chính và kế toán được thể hiện rõ nét hơn. Ví dụ như vị trí kế toán trưởng sẽ có nhiệm vụ đi sâu và chi tiết vào hệ thống kế toán. Còn Giám đốc tài chính sẽ chỉ nắm bắt các thông tin kế toán để đưa ra các chiến lược kiểm soát, hoạch định tài chính nói chung của doanh nghiệp.

Dựa vào ví dụ trên ta có thể thấy rõ được kế toán sẽ có vai trò bổ trợ cho tài chính, từ đó giúp cho bộ phận tài chính - kế toán nói chung có thể hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả hơn rất nhiều.

Để làm rõ hơn về sự khác nhau giữa tài chính và kế toán thì tiếp theo đây sẽ là những thông tin cho thấy được điểm khác biệt giữa hai hoạt động này trong doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu nhé!

2. Sự khác nhau giữa tài chính và kế toán

Tài chính và kế toán được biết đến là hai hình thức quản lý  tiền trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn điểm khác biệt của hai hình thức này thì ta sẽ xét trên các yếu tố sau đây:

Sự khác nhau giữa tài chính và kế toán
Sự khác nhau giữa tài chính và kế toán

2.1. Dựa trên phạm vi

Dựa trên yếu tố phạm vi tác động và ảnh hưởng thì ta có thể thấy là kế toán sẽ quan tâm cũng như tập trung hơn vào các vấn đề, hoạt động kinh tế diễn ra trong quá khứ. Tức là dựa trên thông tin của các sổ sách, chứng từ liên quan để thiết lập các báo cáo, những cái đã có và đã xảy ra để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Còn tài chính thì hoàn toàn ngược lại. Điều mà tài chính quan tâm cũng như tập trung đó là các dự báo trong tương lai, xu hướng về dòng chảy của tiền tệ với các sự kiện kinh tế có thể xảy ra trong thời gian tới. 

2.2. Dựa trên chức năng

Chức năng của kế toán đó là phản ánh lại về những nghiệp vụ đã thực hiện và diễn ra trong quá khứ. Thông qua đó, kế toán thu được sản phẩm cuối cùng chính là các loại báo cáo như kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay bảng cân đối kế toán,... 

Với tài chính, chức năng của tài chính là dựa vào những hoạt động kinh tế trước đây để phân tích nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Từ đó, áp dụng, đối chiếu so với tình hình hiện tại để đưa ra các dự báo trong tương lai của doanh nghiệp. Cùng với đó, tài chính cũng thực hiện các nhiệm vụ như dự đoán và phân tích về nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp trong thời gian tới, tìm kiếm các nguồn đầu tư để cải thiện, đảm bảo cho tình hình tài chính của công ty được duy trì ổn định nhất có thể.

Dựa trên yếu tố chức năng
Dựa trên yếu tố chức năng

2.3. Dựa trên mục đích

Yếu tố thứ 3 cho thấy sự khác nhau giữa tài chính và kế toán chính là mục đích sử dụng. Với kế toán, mục đích của nghiệp vụ này chính việc thu thập thông tin, dữ liệu, sau đó trình bày lại những vấn đề đó thông qua các mẫu báo cáo được lập. Nhờ đó mà các nhà quản lý hay những người có nhu cầu tìm hiểu về tình hình hoạt động của doanh nghiệp có thể nắm bắt một cách cụ thể, chi tiết hơn khi các dữ liệu được cập nhật và cung cấp một cách liên tục.

Tài chính lại có mục đích hoàn toàn khác biệt. Hoạt động này hướng đến việc thiết lập và xây dựng các chiến lược về tài chính cho doanh nghiệp. Phân tích và đưa ra các dự báo về sự rủi ro hay nhu cầu sử dụng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Qua đó các nhà quản lý có thể cân nhắc kỹ lưỡng hơn trong quá trình đưa ra các quyết định liên quan tới hoạt động kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Đồng thời có thể giảm thiểu được tối đa những thiệt hại về tài chính không may xảy ra.

2.4. Dựa trên đối tượng sử dụng

Bởi vì có mục đích khác nhau mà đối tượng sử dụng thông tin của kế toán và tài chính cũng có sự khác biệt nhất định.

Dựa trên đối tượng sử dụng
Dựa trên đối tượng sử dụng

Ở kế toán, những đối tượng cần sử dụng, nắm bắt thông tin của kế toán có thể kể đến như cơ quan thuế, nhà quản lý doanh nghiệp, ngân hàng hay các nhà đầu tư,... Đây sẽ là những đối tượng cần xem xét về tình hình hoạt động của doanh nghiệp để có thể đánh giá mức độ tin cậy và sự hiệu quả trong quá trình cho vay hay đầu tư. Cùng với đó là xem xét mức độ đóng thuế, thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước ra sao.

Còn với tài chính, đối tượng sử dụng thông tin tài chính sẽ chủ yếu là các nhà quản lý. Những người cần hiểu và nắm bắt được tình hình tài chính trong doanh nghiệp, các dự báo về xu hướng phát triển cũng như các rủi ro tài chính liên quan của doanh nghiệp trong tương lai. Để từ đó đưa ra các quyết định sáng suốt, chuẩn xác hơn.

2.5. Dựa trên đặc điểm thông tin

Các thông tin của kế toán sẽ là những thông tin về các nghiệp vụ xảy ra ở chính doanh nghiệp. Tức là những thông tin mang tính thực tế tồn tại trong nội bộ của doanh nghiệp.

Dựa trên đặc điểm thông tin
Dựa trên đặc điểm thông tin

Thông tin của tài chính lại có sự đa dạng hơn. Bao gồm thông tin nội bộ doanh nghiệp và thông tin bên ngoài. Ví dụ như thông tin về thị trường, về nền kinh tế thế giới, tình hình chính trị,... Tất cả những điều này đều sẽ ảnh hưởng và tác động tới các dự báo tài chính của doanh nghiệp. Do vậy mà thông tin tài chính sẽ phản ánh nhiều vấn đề hơn.

2.6. Dựa trên hệ thống xác định quỹ

Đối với hoạt động kế toán, hệ thống xác định quỹ sẽ dựa trên hệ thống tích lũy bao gồm thu nhập và chi phí. Điều này có nghĩa là doanh thu tức là thu nhập sẽ được tính ở ngay thời điểm sản phẩm, hàng hóa được bán ra chứ không phải là lúc thu về. Còn chi phí sẽ được tính ngay tại thời điểm phát sinh khoản phí đó chứ không phải là lúc thực hiện việc thanh toán cho khoản phí tương ứng. 

Với hệ thống tài chính, quỹ sẽ được xác định dựa trên sự quay vòng của tiền. Tức là các khoản doanh thu sẽ được ghi nhận khi tiền thực sự được nhận về, tương ứng với dòng chảy vào của tiền mặt. Còn chi phí thì sẽ được tính khi việc thanh toán được thực hiện chính thức, tương ứng với dòng chảy ra của tiền. Điều này hoàn toàn ngược lại với cách xác định quỹ của kế toán.

Dựa trên hệ thống xác định quỹ
Dựa trên hệ thống xác định quỹ

Với 6 yếu tố được đưa ra bên trên có lẽ đã đủ để bạn thấy rõ được sự khác nhau giữa tài chính và kế toán. Hy vọng rằng, bài viết đã mang đến thông tin hữu ích cho bạn cũng như giúp bạn phân biệt được chính xác hơn về tài chính và kế toán. Từ đó có thể đưa ra được cho mình những sự định hướng cụ thể hơn về nghề nghiệp trong tương lai nếu như theo đuổi ngành nghề liên quan tới “tiền tệ” này.

Tài sản là gì theo kế toán? Phân loại tài sản theo kế toán như nào?

Tài sản là gì theo kế toán? Bạn đã nắm rõ các thông tin liên quan tới kế toán hay chưa? Nếu là một ứng viên theo đuổi vị trí kế toán thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây về tài sản theo kế toán nhé!

Tài sản là gì theo kế toán

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.