close
cách
cách cách cách cách cách

Tài sản là gì theo kế toán? Phân loại tài sản theo kế toán như nào?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Tài sản là gì theo kế toán là câu hỏi được thắc mắc rất nhiều khi tìm hiểu chung về kế toán. Để có thể biết thêm các thông tin chi tiết của tài sản ở trong kế toán doanh nghiệp như thế nào bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của vieclam123.vn ngay nhé!

1. Tìm hiểu tài sản là gì theo kế toán?

1.1. Tài sản là gì trong kế toán?

Tài sản là gì theo kế toán? Tài sản (Asset) được hiểu là tất cả các nguồn lực của doanh nghiệp, do doanh nghiệp kiểm soát và nắm giữ. Qua việc sử dụng tài sản có thể thu được lợi ích về kinh tế trong tương lai.

Tài sản này được biểu hiện dưới hình thức đó là thể hiện qua hình thái vật chất bao gồm nhà xưởng, máy móc, vật tư và thiết bị hàng hóa. Nó sẽ không thể hiện được dưới hình thái vật chất là bản quyền hay bằng sáng chế. Những tài sản có khả năng liệt kê được trên bảng cân đối kế toán đối với doanh nghiệp gồm có: tiền mặt, các khoản đầu tư tạm thời, các khoản thu chi, hàng tồn kho, đầu tư dài hạn về đất đai, nhà cửa, thiết bị về đồ đạc, thiết bị, máy móc,...

Được thể hiện thông qua vật chất
Được thể hiện thông qua vật chất

Ngoài ra có những loại tài sản không được mua trong giao dịch nên không được liệt kê trên bảng cân đối kế toán. Ví dụ như là về tài sản được đánh giá cao, đội ngũ quản lý, bằng sáng chế, văn hóa công ty,...

Tuy nhiên, cũng có những loại tài sản vẫn được ghi nhận là tài sản trên bảng cân đối kế toán nhưng không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Ví dụ: Bạn thuê 1 chiếc ô tô, chiếc ô tô đó không thuộc sở hữu của bạn nhưng nó vẫn được xem là tài sản.

Tài sản được báo cáo trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp và nó được mua để tạo ra giá trị và mang lại lợi ích đối với doanh nghiệp. Hiểu đơn giản là tài sản là thứ tạo ra được dòng tiền và giảm được chi phí cũng như cải thiện được doanh số cho việc bán hàng ở tương lai.

1.2. Phân loại tài sản kế toán trong doanh nghiệp

1.2.1. Đối với tài sản ngắn hạn

Tài sản là gì theo kế toán và nó được phân loại như thế nào? Tài sản ngắn hạn được hiểu là những loại tài sản có giá trị thấp và có một thời gian sử dụng ngắn. Thời gian của tài sản này là 12 tháng hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh đối với doanh nghiệp. Trong quá trình sử dụng nó sẽ thường xuyên thay đổi về hình thái giá trị. Các loại tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp sẽ được phân loại như sau:

- Tiền và những khoản tương đương với tiền: bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang được chuyển khoản và các loại tài sản tương đương với tiền như vàng, bạc, đá quý, kim khí, chứng khoán có thời gian đáo hạn trong 3 tháng. 

- Đầu tư tài chính ngắn hạn: Đây là một trong những khoản đầu tư với mục đích kiếm lời từ bên ngoài và thu hồi trong vòng 1 tháng như: cho vay trong thời gian ngắn hạn, vốn được góp liên doanh hoặc đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn,...

Phân loại tài sản là gì theo kế toán doanh nghiệp
Phân loại tài sản là gì theo kế toán doanh nghiệp

- Các khoản phải thu ngắn hạn: là những tài sản của doanh nghiệp nhưng đang bị các cá nhân hay đơn vị khác chiếm dụng một cách bất hợp pháp. Doanh nghiệp sẽ cần phải thu hồi trong 12 tháng bao gồm: các khoản phải thu ở nội bộ, khoản phải thu từ khách hàng và khoản trả trước cho người bán về thuế và giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ,,..

- Hàng tồn kho: là những hàng hóa, nguyên vật liệu dở dang đang được chờ để bán và các thành phẩm và hàng được gửi đi bán,... Đây đều là những loại hàng hóa trong quá trình sản xuất kinh doanh và đang được chờ đem đi bán. Trong số đó thì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn so với tổng tài sản của doanh nghiệp.

- Tài sản ngắn hạn khác: đây là toàn bộ những tài sản ngoài những tài sản đã được kể ở trên. Trong đó sẽ gồm có các khoản ký quỹ, ký cược, chi phí trả trước và ứng trước ngắn hạn.

1.2.2. Đối với tài sản dài hạn

Tài sản là gì theo kế toán với tài khoản dài hạn? Đây là loại tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi dài. Thời gian tài sản này là từ hơn 12 tháng hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh. Nó ít khi thay đổi được trong quá trình kinh doanh và sẽ bao gồm các loại tài sản đó là: 

- Tài sản cố định: Đây là tài sản có thời gian sử dụng lâu dài từ 1 năm trở lên và có giá trị lớn. Nó tham gia và nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và trong khi sử dụng sẽ bị hao mòn dần. Các tài sản cố định sẽ đảm bảo được những điều kiện được công nhận là tài sản cố định theo các điều kiện của luật định mới gồm có 2 loại tài sản đó là: 

Tài sản cố định hữu hình: là tài sản thỏa mãn được điều kiện là tài sản cố định có hình thái vật chất như là nhà cửa, các máy móc thiết bị, vật kiến trúc, cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm, thiết bị dùng trong quản lý và  phương tiện vận tải truyền dẫn. 

Tài sản cố định vô hình: Đây là những loại tài sản không có hình thái vật chất cụ thể nhưng vẫn có thể thỏa mãn được điều kiện của tài sản cố định. Tài sản này thể hiện về số tiền đã đầu tư và chi trả. Trong đó gồm có các quyền về việc sử dụng đất, nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu doanh nghiệp, bằng phát minh sáng chế, giấy phép khai thác & chuyển nhượng, phần mềm máy tính,...

Tài sản cố định cũng được phân loại
Tài sản cố định cũng được phân loại

- Đầu tư tài chính dài hạn: Đây là những khoản đầu tư với mục đích kiếm lời từ bên ngoài có thời gian thu hồi trong 1 năm trở lên. Có thể là đầu tư vào các công ty liên kết, công ty con,  góp vốn liên doanh dài hạn và cho vay dài hạn.

- Các khoản phải thu dài hạn: Đây là những lợi ích mà các đơn vị bị những đối tượng khác chiếm dụng tạm thời. Thời hạn của các khoản thu này là trên 1 năm và phải thu, phải trả cho khách hàng dài hạn và người bán,...

- Bất động sản đầu tư: trong đó gồm có nhà và đất được đầu tư để kiếm lời. Trong đó các quyền về sử dụng đất và 1 phần đất mà doanh nghiệp sẽ nắm giữ để thu lợi. Việc thu lợi sẽ được diễn ra từ cho thuê, chờ tăng giá mà không làm cho các doanh nghiệp phải sử dụng để bán trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tài sản dài hạn khác: đây là những tài sản thu hồi và thanh toán có thời gian trên 1 năm và là những tài sản ngoài tài sản đã được kể ở trên như chi phí đầu tư xây dựng dở dang và ký cược, chi phí trả trước dài hạn và ký quỹ dài hạn.

Một số tài sản khác trong kế toán doanh nghiệp
Một số tài sản khác trong kế toán doanh nghiệp

2. Tài sản và nguồn vốn có mối quan hệ như nào?

Tài sản là gì theo kế toán và nó có quan hệ thế nào với nguồn vốn? Giữa tài sản và nguồn vốn có mối quan hệ mật thiết với nhau và nó thể hiện trong việc hình thành nên tài sản của nguồn vốn. Các loại tài sản đều được hình thành từ một hoặc một số nguồn vốn nhất định. Hay bất kỳ một nguồn vốn nào cũng đảm bảo được cho một hoặc một số tài sản. 

Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng thì tài sản và nguồn vốn là hai mặt của đối tượng được gọi chung là “tài sản”. Tài sản chỉ một thực thể đang được tồn tại và nó được biểu hiện dưới dạng vật chất và phi vật chất trong đó gồm có 2 mặt đó là:

Biểu hiện của mặt tài sản được trả lời cho câu hỏi giá trị của tài sản bằng bao nhiêu. 

Biểu hiện của mặt nguồn vốn là trả lời cho các câu hỏi về hình thành nguồn vốn từ đâu? Khi nào? Mục đích sử dụng là gì?... Từ đó có thể đưa ra được phương trình kế toán.

Thể hiện được tính chất hai mặt
Thể hiện được tính chất hai mặt

- Phương trình kế toán tổng quát: Tổng nguồn vốn = Tổng giá trị tài sản (1) 

Tổng nguồn vốn chủ sở hữu + Tổng nợ = Tổng giá trị tài sản (2)

- Phương trình kế toán cơ bản: Tổng giá trị tài sản - Tổng nợ phải trả = Tổng NV chủ sở hữu (3)

Phương trình (3) là phương trình kế toán cơ bản. Qua phương trình này sẽ đánh giá được khả năng của doanh nghiệp về việc tự chủ tài chính.

Nội dung cơ bản và yêu cầu khách quan của công tác kế toán là các loại tài sản, nguồn vốn và là sự biến động các đối tượng. Từ đó có thể cung cấp được những số liệu và tình hình kết quả hoạt động một cách thường xuyên theo hệ thống số liệu cần thiết của đơn vị.

3. Ý nghĩa của tài sản trong kế toán doanh nghiệp

Tài sản là gì theo kế toán và nó có ý nghĩa gì? Trong tài sản kế toán doanh nghiệp thì tài sản có ý nghĩa trong việc đại diện nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp hoặc quyền sở hữu và kiểm soát không có đối với các cá nhân hay doanh nghiệp.

Trên cơ sở pháp luật thì các quyền này hoàn toàn được thực hiện và nó có thể được sử dụng với quyết định của doanh nghiệp và chủ sở hữu. Trong đó các đối tượng bên ngoài có thể được ngăn cản và hạn chế sử dụng.

Kể từ ngày lập báo cáo tài chính đối với tài sản hiện có thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể xác lập được quyền sở hữu. Bởi nó có ý nghĩa quan trọng trong việc đem lại lợi ích kinh tế thông qua việc tạo ra dòng tiền vào và giảm được dòng tiền ra.

Có ý nghĩa lớn đối với mỗi doanh nghiệp
Có ý nghĩa lớn đối với mỗi doanh nghiệp

Trên đây là các thông tin về tài sản của doanh nghiệp trong kế toán. Hy vọng với những thông tin này bạn hoàn toàn có thể giải đáp được vấn đề tài sản là gì theo kế toán một cách rõ ràng nhất nhé!

Các thông tin về kế toán dồn tích

Kế toán dồn tích đem lại những lợi ích gì và có hạn chế như thế nào? Có nên sử dụng Kế toán dồn tích hay không? Đọc nội dung bài viết bên dưới để có được câu trả lời bạn nhé!

Kế toán dồn tích

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.