close
cách
cách cách cách cách cách

Cách tăng sự hài lòng của nhân viên các quản lý cần phải biết

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Sự hài lòng của nhân viên là thuật ngữ được dùng để mô tả việc liệu nhân viên có thực sự hài lòng và đạt được những điều họ mong muốn trong công việc không. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên như động lực, thành tích của nhân viên, sự tiết kiệm chi phí, sự hài lòng của khách hàng, năng suất, tinh thần tích cực, lạc quan của nhân viên… tại nơi làm việc.  Tuy có công dụng tạo được môi trường làm việc năng động, tích cực, sự hài lòng của nhân viên quá cao cũng có thể gây ra những vấn đề tiêu cực. Ví dụ, nhân viên có thể trở nên trì trệ, không chịu phát huy tốt hơn nữa vì họ đã quá hài lòng với những chính sách hiện tại. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến năng suất cũng như tiềm năng phát triển của công ty. Khi chuyện này thật sự xảy ra, nhóm quản lý và cấp trên sẽ phải tìm các biện pháp thúc đẩy nhân viên tham gia đóng góp ý kiến, tìm lại sự cân bằng cho công ty. 

1. Các yếu tố làm nên sự hài lòng của nhân viên

Các yếu tố làm nên sự hài lòng của nhân viên

Theo Vieclam123 đã tìm hiểu các yếu tố góp phần vào sự hài lòng của nhân viên bao gồm sự tôn trọng dành cho nhân viên, sự công nhận và khen thưởng thành tựu của nhân viên một cách công bằng, trao quyền hạn phù hợp cho nhân viên, cung cấp các lợi ích và lương thưởng trên mức trung bình cho nhân viên, những cơ hội tham gia vào hoạt động của công ty, môi trường làm việc tích cực để nhân viên có thể làm việc hiệu quả hơn, sự kỳ vọng, đánh giá từ công ty ...

Yếu tố quan trọng nhất đối với sự hài lòng của nhân viên là họ phải thực sự vui vẻ, tự giác thực hiện công việc và đáp ứng được những gì công ty yêu cầu. Nếu không phải như vậy, tất cả những điều công ty làm để nhân viên cảm thấy hài lòng sẽ trở nên vô ích.

2. Xác định mức độ sự hài lòng của nhân viên

Mức độ hài lòng của nhân viên có thể được xác định bằng nhiều cách khác nhau như tỷ lệ gắn bó của nhân viên với công ty, sự hài lòng của khách hàng và khả năng thu hút nhân viên cấp cao. Nó cũng có thể được xác định trong nội bộ công ty theo hai cách.

Xác định mức độ sự hài lòng của nhân viên

2.1. Bản khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên

Sử dụng bản khảo sát ẩn danh định kỳ cho tất cả các thành viên trong công ty để đánh giá sự hài lòng của nhân viên.

Qua bản khảo sát, công ty sẽ có thể hiểu rõ hơn về các lĩnh vực sau (theo góc nhìn của nhân viên):

  • Sự hiệu quả trong quản lý

  • Sự hiểu biết về sứ mệnh và tầm nhìn của công ty, điều khiến nhân viên cảm thấy mình phù hợp với phong cách làm việc như vậy

  • Nhận xét về quyền hạn và sự đáp ứng kỳ vọng của công ty

  • Quá trình làm việc nhóm và mối quan hệ với đồng nghiệp

  • Khả năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề của nhân viên

  • Khả năng lãnh đạo

  • Nhận thức về cơ hội phát triển của nhân viên

Mỗi công ty sẽ có những tiêu chuẩn đánh giá sự hài lòng của nhân viên khác nhau.

2.2. Tổ chức các cuộc họp với nhân viên

Phương pháp thứ hai là gặp gỡ nhân viên theo nhóm nhỏ và hỏi những câu kiểm tra thông tin như trên nhưng bằng lời nói. Tùy theo văn hóa doanh nghiệp và đặc tính nhân viên mà công ty có thể chọn một trong hai phương pháp trên để xác định mức độ hài lòng của nhân viên. 

Hoặc công ty có thể sắp xếp những buổi gặp mặt riêng lẻ để nói chuyện với từng nhân viên. Điều này sẽ khiến nhân viên có cơ hội mở rộng lòng mình và đóng góp ý kến nhiều hơn.

Hơn nữa, hãy tìm hiểu rõ lý do vì sao nhân viên ở công ty bạn lại xin nghỉ việc, đặc biệt là những nhân viên lâu năm và đang làm rất tốt tại cương vị của họ. Câu hỏi quan trọng cần đặt ra là điều gì khiến nhân viên muốn bắt đầu tìm kiếm một công việc mới.

3. Làm thế nào để khảo sát sự hài lòng của nhân viên

Làm thế nào để khảo sát sự hài lòng của nhân viên

Các sự kiện khảo sát sự hài lòng của nhân viên được tổ chức để tìm hiểu suy nghĩ, mức độ yêu thích của một nhân viên về các khía cạnh của công ty như môi trường làm việc, văn hóa, chính sách của công ty. Qua đó, công ty có thể tiếp thu và xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh với các bước đi vững vàng hơn. Trong đó, bản khảo sát là phương pháp hay được sử  dụng nhất.

Ví dụ, khảo sát về mức độ hài lòng là một loạt các câu hỏi mà nhân viên trả lời để cho nhà tuyển dụng biết về cảm nhận của họ hoặc những gì họ trải nghiệm trong môi trường làm việc và văn hóa công ty. Bảng câu hỏi thường đưa ra những câu yêu cầu nhân viên đánh giá một khía cạnh cụ thể trong môi trường làm việc và đó sẽ là câu hỏi mở cho phép họ đưa ra ý kiến của mình.

Chú ý: Hãy lựa chọn câu hỏi một cách cẩn thận, đừng chọn những câu hỏi mà nhân viên biết chắc chắn rằng mình nên trả lời thế nào thì tốt. Khảo sát mức độ hài lòng định kì để theo dõi được sự hài lòng của nhân viên theo thời gian.

4. Hành động của các công ty

Hành động của các công ty

Trước khi đưa ra bản khảo sát mức độ hài lòng cho nhân viên, công ty nên chuẩn bị, dự đoán trước những vấn đề có thể sẽ gặp phải và sẵn sàng tiếp thu, thay đổi dựa trên những đóng góp hợp lý của nhân viên. Điều này sẽ giúp nhân viên có một môi trường làm việc tốt hơn dẫn đến việc tăng năng suất và chất lượng công việc.  

Thông báo rõ ràng về những thay đổi sau buổi khảo sát, tác động của chúng và kế hoạch trong tương lai. Tất cả những điều này đều là một phần trong quy trình khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên.

Nếu không có thông tin minh bạch sau buổi khảo sát, nhân viên sẽ cảm thấy việc khảo sát không quan trọng đến vậy. Theo thời gian, họ sẽ ngừng trả lời hoặc chỉ trả lời bằng những điều mà họ tin là công ty muốn nghe. Điều này sẽ khiến dữ liệu thu thập được sau cuộc khảo sát trở nên vô nghĩa.

5. Tổng kết

Sự tham gia của nhân viên vào việc cải thiện văn hóa công ty dựa trên kết quả khảo sát mức độ hài lòng tạo ra một môi trường làm việc năng động, tích cực hơn cũng như đổi mới tác phong của công ty. Tuy nhiên, người sử dụng lao động nên tránh để nhân viên tin rằng sự hài lòng trong công việc là trách nhiệm của một mình công ty. Sự hài lòng của nhân viên là trách nhiệm chung của tất cả mọi người, những ai là thành viên trong công ty đó.

>> Tham khảo ngay:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.