close
cách
cách cách cách cách cách

Startup là gì? Các yếu tố quan trọng giúp Starup thành công

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Startup là thuật ngữ rất quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Đây đồng thời cũng là xu hướng của các bạn trẻ khi muốn tự mình đứng ra để khởi nghiệp trên một lĩnh vực nào đó. Cùng tìm hiểu về Startup là gì và những lưu ý để có thể khởi nghiệp thành công nhé.

1. Startup là gì?

1.1. Startup là gì?

Startup là một danh từ trong tiếng Anh để chỉ “a small business that has just been started” (một mô hình kinh doanh nhỏ cái mà chỉ vừa mới bắt đầu) hay Startup còn được hiểu là  “a new business, or the activities involved in starting a new business.” (một ngành kinh doanh mới hoặc hoạt động được bao gồm trong việc bắt đầu một việc kinh doanh. 

Nói chung, Startup được dịch một cách ngắn gọn nhất chính là “khởi nghiệp”, tức là quá trình đầu của một hoạt động kinh doanh. Thuật ngữ “startup company” chính là chỉ những công ty đang ở trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh. 

Cần phân biệt khái niệm Startup (khởi nghiệp) và Entrepreneurship (lập nghiệp), đều là giai đoạn đầu của việc bắt đầu việc kinh doanh. Tuy nhiên, khởi nghiệp hướng đến những sự đổi mới, lĩnh vực kinh doanh mới, áp dụng nền khoa học công nghệ mới, những điều chưa từng xuất hiện trước đó. 

Startup là gì

1.2. Đặc điểm của Startup là gì?

Khi nhắc tới Startup, có hai đặc điểm mà chúng ta cần nghĩ ngay đến đó chính là tính đột phá và sự tăng trưởng. Tính đột phá chính là một điều mới mẻ, chưa từng xuất hiện hoặc tạo ra những giá trị tốt hơn những gì đang có sẵn. Tính tăng trưởng thể hiện ở việc các công ty Startup sẽ nỗ lực hết mình để đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất chứ không hề đặt ra “ngưỡng” giới hạn nào cả. Ảnh hưởng của họ tới thị trường có thể là cực lớn, tạo ra những sự khai phá, ảnh hưởng đến sự phát triển dài lâu của nhiều mảng khác trong tương lai sau này.

2. Những điều cần quan tâm khi Startup

Khi muốn thực hiện Startup trên một lĩnh vực nào đó, một số điều cơ bản mà bất kỳ nhà Startup cũng “đau đầu” về nó như:

2.1. Vấn đề tài chính

Vấn đề tài chính là vấn đề hàng đầu mà bất kỳ ai làm trong lĩnh vực kinh doanh cũng cần phải cân nhắc thật kỹ. Không phải cứ đổ vào một số vốn lớn thì chắc chắn sẽ thu được lợi nhuận cao. Cùng không thể cứ suy nghĩ “cứ làm tới” “đến đâu hay tới đó” mà không có mục tiêu tài chính cho riêng mình.

Trước tiên, vấn đề tài chính quan trọng nhất chính là nguồn vốn khởi điểm. Nguồn vốn này cần phải đủ chi trả cho các chi phí như chi phí mặt bằng, phí thuê nhân công, phí marketing, phí mua nguyên vật liệu,....Hơn nữa, số vốn này còn phải đảm bảo được duy trì trong một thời gian nhất định, có thể là 1 năm, 3 năm, 5 năm,...cho đến khi hoạt động kinh doanh đi vào ổn định. 

Tiếp theo, cần tính toán xem hoạt động kinh doanh của mình có thực sự đem lại lợi nhuận cao hay không. Muốn “dự tính” được khoản doanh thu này, doanh nghiệp cần có sự tìm hiểu kỹ càng về nhu cầu của khách hàng, mức độ cạnh tranh trên thị trường, giá cả cạnh tranh,...

2.2. Thời điểm thích hợp

Startup là gì

Lựa chọn thời điểm thích hợp rất quan trọng, có thể nói nó có thể quyết định đến yếu tố thành-bại của hoạt động kinh doanh. Thời điểm thích hợp được xác định dựa trên các yếu tố như: 

  • sự tăng trưởng của ngành, lĩnh vực kinh doanh

  • Sự vững mạnh, suy yếu của đối thủ cạnh tranh

  • Thời điểm hoàn thành kế hoạch kinh doanh

  • Thời điểm chắc chắn có được những sự hỗ trợ tài chính cần thiết (hỗ trợ từ bạn bè, người thân,...)

  • Nhu cầu của thị trường về ngành, lĩnh vực bạn đang theo đuổi có xu hướng tăng hay giảm. 

Nhìn chung, không cần phải vội vàng khi bắt đầu khởi nghiệp, hãy lựa chọn thời điểm đủ “chín” khiến bạn có đủ tự tin để chinh phục thành công. 

2.3. Tổng hợp những vấn đề khác

Các nhà Startup cần quan tâm đến những vấn đề tổng quát mà bất cứ người làm kinh doanh nào cũng cần quan tâm như:

Vấn đề con người: Các nhà Startup cần tìm kiếm cho mình đội ngũ nhân viên đáng tin cậy, có kinh nghiệm và tầm nhìn, đồng thời sẵn sàng gắn bó với doanh nghiệp trong tương lai lâu dài

Vấn đề thị trường: Thị trường rộng mở, đủ lớn để doanh nghiệp có thể thỏa sức tăng trưởng

Vấn đề sản phẩm: Sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, khách hàng sẵn sàng chi tiền để giải quyết vấn đề của họ

Vấn đề kế hoạch và dự đoán: Cần có kế hoạch cụ thể về mức độ tăng trưởng và dự đoán con số về doanh thu có thể thu được.

Vấn đề thủ tục pháp lý: Các Startup cần am hiểu các vấn đề về pháp lý và hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan.

3. Kỹ năng cần có của nhà Start-up

Startup là gì

Để có thể Startup thành công, các nhà Startup cần có đủ các kỹ năng sau:

  • Kiến thức chuyên môn: Dù làm việc trong bất cứ lĩnh vực nào, bạn cũng cần phải có kiến thức chuyên môn cơ bản cùng với những kiến thức về quản trị doanh nghiệp. 

Ví dụ nếu bạn muốn startup trong việc kinh doanh nhà hàng, khách sạn theo phong cách “vintage” gần gũi với thiên nhiên thì bạn cần phải am hiểu về nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn, cách thiết kế phòng ngủ, bàn ăn, thiết kế menu, trang trí, nhu cầu, sở thích của khách hàng,....Hay nếu muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực thời trang thì bạn cần phải là người có gu thẩm mỹ, nắm bắt được xu hướng thời trang,...

  • Sự sáng tạo: sự sáng tạo sẽ khiến bạn tạo được điểm nhấn trong ngành, lưu lại ấn tượng với khách hàng. Sự sáng tạo không nhất thiết phải thể hiện ở những ý tưởng hoàn toàn mới, lĩnh vực kinh doanh chưa từng ai biết đến mà có thể là sự đột phá ngay trong những thứ tưởng chừng như cũ kỹ.

  • Kỹ năng quản trị: Vì Startup là do một cá nhân hoặc một nhóm người cùng nhau thực hiện nên bạn đã được coi là “làm chủ”. Mà khi đã làm chủ thì kỹ năng không thể thiếu chính là kỹ năng quản lý. Quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quản lý nhân sự, quản lý tài chính,...

  • Sự kiên trì: Startup trong giai đoạn đầu sẽ rất khó khăn, tiền vốn đầu tư lớn mà lợi nhuận thu về chưa được bao nhiêu. Nếu số vốn không đủ mạnh cùng với thiếu sự kiên trì thì hoạt động kinh doanh rất dễ đổ bể. Sự thật là rất hiếm những nhà Startup thành công trong thời gian ngắn. Họ cần có thời gian để xây dựng thương hiệu của mình trên thị trường, tiếp cận khách hàng, xây dựng lòng tin với khách,....Nếu không có tinh thần quyết tâm cao thì các nhà Startup không thể vượt qua được những thất bại, trở ngại nhỏ. 

Như vậy, qua bài viết trên đây của vieclam123.vn, chắc hẳn bạn đã hiểu Startup là gì rồi chứ. Thực tế Startup khắc nghiệt hơn rất nhiều so với những thông tin được chia sẻ bởi tỉ lệ thành công không được cao. Chính bởi vậy, nếu muốn khởi nghiệp, hãy cân nhắc thật kỹ và thực sự tin tưởng vào quyết định của bản thân.

>> Tìm hiểu thêm: Founder là gì? Hiểu rõ thuật ngữ Founder trong kinh doanh

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.