close
cách
cách cách cách cách cách

Founder là gì? Bạn đã hiểu rõ thuật ngữ Founder trong kinh doanh?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Founder là danh từ trong kinh doanh chỉ người điều hành, sáng lập ra công ty. Cùng Vieclam123.vn tìm hiểu chức danh Founder trong kinh doanh qua bài viết dưới đây nhé.

1. Thuật ngữ Founder là gì?

Founder dịch ra tiếng Việt có nghĩa là người sáng lập, Founder là người đã thực hiện một số hoặc tất cả các công việc chính thức cần thiết để tạo ra một tổ chức mới, cho dù đó là một doanh nghiệp, một tổ chức từ thiện, một cơ quan quản lý, một trường học, một nhóm giải trí, hoặc bất kỳ loại nào khác cơ quan.

Founder trong kinh doanh được hiểu là người sáng lập ra một công ty, tổ chức, doanh nghiệp nào đó. Người có thể chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động của công ty, có khả năng gánh vác rủi ro cũng như là người hưởng thụ những thành quả mà tổ chức của mình có được.

Trong lĩnh vực khởi nghiệp, Founder sẽ là người biến những ý tưởng thành hiện thực. Họ đầu tư vốn để tập trung vào việc phát triển ý tưởng kinh doanh của mình với mục đích thu lại lợi nhuận. 

Một số chức danh liên quan khác thường xuất hiện trong lĩnh vực kinh doanh như:

CEO (Viết tắt của Chief Executive Officer): Giám đốc điều hành

CFO (Viết tắt của Chief Financial Officer): Giám đốc tài chính

CIO (Viết tắt của Chief Information Officer): Giám đốc công nghệ thông tin

CTO (Viết tắt của Chief Technology Officer): Giám đốc kỹ thuật

CMO (Chief Marketing Officer): Giám đốc Marketing

COO (Chief Operating Officer): Giám đốc vận hành

CPO (Chief People Officer): Giám đốc nhân sự

HRD (Human Resources Director): Giám đốc nhân sự

Founder là gì

2. Phẩm chất cần có của một Founder là gì

Để trở thành một Founder, bạn cần có những phẩm chất nhất định thì mới có thể thành công đến đỉnh cao của sự nghiệp, đặc biệt là khi startup, khởi nghiệp. Một số phẩm chất cần có sau đây của một Founder giỏi:

2.1. Đam mê

Đam mê sẽ thúc đẩy Founder tìm tòi, nghiên cứu, không ngừng học hỏi để có được những ý tưởng kinh doanh tốt nhất. Chính sự đam mê sẽ khiến cho Founder có thêm ý chí, nghị lực vượt qua những khó khăn trong giai đoạn ban đầu. Luôn luôn đam mê, khao khát thực hiện những điều mình mong muốn chính là  yếu tố quan trọng đầu tiên cho sự thành công trên con đường sự nghiệp về sau.

2.2. Phải quyết đoán

Người làm Founder phải nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, từ đó đưa ra các lựa chọn xác đáng, hợp lý nhất thay vì chần chừ giữa nhiều lựa chọn khác nhau. Tính quyết đoán giúp cho Founder nhanh chóng đưa ra quyết định. Người quyết đoán chắc chắn không thể là người nhút nhát hay thiếu ý chí. Không có tính quyết đoán, một người khó có thể trở thành Founder và thành công trong kinh doanh được.

2.3. Sáng suốt

Sự sáng suốt của Founder thể hiện ở việc nắm bắt được thị trường, nhìn nhận mọi sự việc một cách khách quan chứ không theo hướng chủ quan cá nhân. Sự sáng suốt sẽ khiến Founder đưa doanh nghiệp thoát khỏi những rủi ro và nắm bắt được những cơ hội.

Luôn luôn sáng suốt trước sự thay đổi, biến động của thị trường, dám từ bỏ những ý tưởng cũ để tiếp cận những quan điểm mới cũng phần nào thể hiện được bản lĩnh của Founder.

Founder là gì

2.4. Có khả năng lập luận, thuyết phục

Ngoài sự thông minh, nghĩ ra những ý tưởng sáng tạo, Founder còn phải là người biết cách lập luận thuyết phục người khác để người nghe tin tưởng và làm theo. Việc trình bày những ý tưởng có trong đầu trước mọi người một cách mạch lạc, dễ hiểu không phải là chuyện đơn giản. Vì vậy, có được khả năng thuyết trình để thuyết phục người khác là một trong những phẩm chất cần có của một Founder. 

3. Phân biệt Founder, Co-Founder, CEO

Bên cạnh chức danh thường xuyên được nhắc tới là Founder, bạn còn cảm thấy quen thuộc với một số chức danh như Co-Founder, CEO. Nhiều bạn vẫn chưa thực sự hiểu rõ về những vị trí này và vẫn còn nhầm lẫn khi phân biệt. Cùng phân biệt rõ ràng những chức danh này nhé:

-Founder: Người sáng lập, người có những ý tưởng ban đầu, có đam mê trong lĩnh vực kinh doanh, là người trực tiếp điều hành và nắm rõ phương hướng hoạt động của doanh nghiệp

-Co-Founder: Co-Founder là người cộng tác, đồng sáng lập, cùng hùn vốn trong kinh doanh, cùng Founder phân chia lợi nhuận cũng như chịu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Về cơ bản, Co-Founder cũng cần phải nắm rõ phương hướng hoạt động của công ty, hỗ trợ Founder kinh doanh hiệu quả để thu về lợi nhuận.

-CEO: chức danh là tổng giám đốc điều hành, có vai trò thực hiện tất cả những chiến lược kinh doanh quan trọng và báo cáo trước hội đồng quản trị doanh nghiệp. CEO có trách nhiệm trong việc triển khai các chiến lược kinh doanh nhằm tối đa hóa các mục tiêu tài chính, cũng là người vạch ra đường đi nước bước cho doanh nghiệp. CEO sẽ thay mặt công ty để ký kết những hợp đồng thương mại, phê duyệt các dự án đầu tư và giám sát các hoạt động kinh doanh.

Founder là gì

4. Founder kiêm CEO có tốt không

Ở phần so sánh bên trên, chắc hẳn bạn đã hiểu được sự khác nhau trong chức vụ, vai trò, nhiệm vụ của Founder và CEO rồi đúng không nào. Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp vì quy mô còn khá nhỏ và sự hạn chế về tài chính và Founder sẽ kiêm luôn chức danh CEO. Vậy việc Founder giữ thêm chức vụ này trong tổ chức doanh nghiệp liệu có tốt không?


4.1. Lợi ích

Việc Founder kiêm CEO trong môi trường doanh nghiệp có tính chuyên môn hóa chưa cao, quy mô nhỏ trước tiên sẽ giúp Founder có thể tiết kiệm được một khoản phí tương đối lớn. Thứ hai, Founder là người lên những ý tưởng kinh doanh cho doanh nghiệp, bởi vậy không ai có thể hiểu những ý tưởng đó hơn chính họ. Họ sẽ trực tiếp quản lý, lên kế hoạch phát triển, chiến lược, dẫn dắt doanh nghiệp đạt được mục đích mà mình mong muốn.

Với niềm đam mê, nhiệt huyết, sự kiên trì bền bỉ, cùng nỗ lực, họ có thể đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định và phát triển lâu dài.

4.2. Mặt tiêu cực

Tuy nhiên, việc Founder kiêm CEO cũng có những mặt tiêu cực nhất định, nhất là khi doanh nghiệp đã phát triển và khối lượng công việc ngày càng gia tăng. Các doanh nghiệp cần có một CEO có óc quản lý tốt, khả năng lãnh đạo và đưa ra những quyết định quan trọng cũng như quản lý đội ngũ nhân viên.

Trong nhiều trường hợp, Founder lại không phải là người có những tố chất như vậy, bởi thế ở vị trí CEO họ không tự ý thức được mình chính là “tảng đá” cản đường cho sự phát triển của doanh nghiệp. Thậm chí, khi nhận thức được điều này, cũng rất ít Founder có thể sẵn sàng tin tưởng, giao quyền hạn cho CEO. Họ sợ rằng CEO sẽ là người nắm toàn quyền quyết định công việc và bản thân sẽ mất dần đi quyền hành trong doanh nghiệp mà chính mình tạo ra.

4.3. Giải pháp

Founder nếu muốn doanh nghiệp của mình thực sự lớn mạnh thì nên tìm kiếm CEO có những tố chất phù hợp, bổ sung, hoàn thiện những kỹ năng, nền tảng kiến thức mà Founder còn thiếu sót. Khi trao quyền lực vào tay CEO, Founder cần phải có sự tin tưởng nhất định, trao cho họ quyền điều phối công ty để họ có thể mạnh dạn triển khai những kế hoạch. 

Nhiều trường hợp Founder không thực sự tin tưởng CEO nên không trao cho họ nhiều quyền lợi xứng đáng với vị trí và đóng góp của họ. Điều này trước hết ảnh hưởng đến tâm lý CEO, họ sẽ không thực sự muốn cống hiến vào sự phát triển chung của công ty bởi họ không nhìn thấy sự kỳ vọng và tin tưởng ở người sếp của mình. Sau đó, việc không có sự phối hợp ăn ý giữa Founder và CEO sẽ gây hoang mang với đội ngũ nhân sự.

Như vậy, trên đây là bài viết tổng hợp của Vieclam123 về những thông tin bạn cần biết về Founder là gì. Nếu bạn có những ý tưởng kinh doanh thú vị, tiềm năng, có nguồn lực tài chính ổn định, hãy thử sức mình trong việc hiện thực hóa ý tưởng, trở thành Founder của một doanh nghiệp kinh doanh.

>> Xem thêm tin:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.