close
cách
cách cách cách cách cách

Cùng so sánh Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập chuẩn xác nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Với các cá nhân làm việc trong những lĩnh vực liên quan đến Kiểm toán, kế toán chắc chắn không còn xa lạ gì với Kiểm toán độc lập và Kiểm toán nội bộ. Đây là hai công tác Kiểm toán thường rất dễ gây nhầm lẫn và nhiều người cho rằng là giống nhau. Vậy, bài viết hôm nay hãy cùng với vieclam123.vn đi so sánh Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập để thấy được sự khác biệt chuẩn nhất ngay nhé!

1. Cùng so sánh Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập cực chi tiết

Trong ngành Kiểm toán thì Kiểm toán độc lập và Kiểm toán nội bộ là một trong hai quy trình có liên quan vô cùng mật thiết đến hoạt động doanh nghiệp. Hai quy trình này sẽ diễn ra một cách song song và đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được ổn định.

So sánh Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập
Cùng so sánh Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập cực chi tiết

Rất nhiều người thường rất hay nhầm lẫn giữa Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập với nhau. Cho dù rằng đây là hai công tác bổ sung cho nhau nhưng lại có nhiều yếu tố khác biệt nhau. Vậy, để hiểu rõ hơn về hai công tác Kiểm toán này thì hãy cùng so sánh Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập có gì khác biệt nhau nhé!

1.1. Về khái niệm Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập

Hai khái niệm của Kiểm toán nội bộ và độc lập là hoàn toàn khác biệt nhau. Trong đó, Kiểm toán nội bộ là hoạt động nhằm đảm bảo tính tư vấn độc lập và khách quan. Công tác này được thiết kế để nhằm mục đích gia tăng về giá trị cũng như là cải thiện những hoạt động liên quan đến doanh nghiệp. Nhờ có kế toán nội bộ thì các doanh nghiệp, tổ chức sẽ đạt được những mục tiêu của mình thông qua các phương pháp tiếp cận có tính nguyên tắc.  Không chỉ vậy, thông qua Kiểm toán nội bộ thì sẽ nâng cao được hiệu quả của những quy trình quản lý rủi ro.

Đối với Kiểm toán độc lập thì khái niệm của nó là gì? Đây chính là Kiểm toán viên ngành nghề, doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp Kiểm toán quốc tế tại Việt Nam mà đưa ra các ý kiến, kiểm tra về báo cáo tài chính cũng như là công việc Kiểm toán theo hợp đồng. Và, Kiểm toán độc lập sẽ có có trách nhiệm trong những công việc lập báo cáo mà có ảnh hưởng đến hệ thống quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.

1.2. Mục đích của Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập

Mục đích Kiểm toán nội bộ là phân tích và đồng thời cải thiện những biện pháp Kiểm toán trong doanh nghiệp. Đây chính là việc xác định những rủi ro mà doanh nghiệp có thể không có được những mục tiêu của mình và giúp các nhà lãnh đạo biết về nó để cải tiến và tránh nó.

Sự khác biệt giữa Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập cực chi tiết
Sự khác biệt giữa Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập chi tiết

Riêng với Kiểm toán độc lập thì mục đích sẽ là đánh giá và kết luận về những trạng tài chính doanh nghiệp trong báo cáo tài chính. Nó sẽ không có những mục đích liên quan đến đề xuất hay là cải thiện và chủ yếu là các báo cáo kiểm soát nội bộ hoặc những phương án hành động cần thiết. Thông qua Kiểm toán độc lập thì mục đích của nó cũng sẽ làm tăng thêm sự tin cậy cùng với sự tín nhiệm thối với cá nhân có liên quan.

1.3. Người đảm nhiệm và đối tượng bị Kiểm toán

1.3.1. Về người đảm nhiệm công việc trong Kiểm toán

- Với kế toán nội bộ thì Kiểm toán viên có thể là nhân viên đang làm việc trong doanh nghiệp hoặc có thể thuê dịch vụ bên ngoài. Nhưng điều cần phải đảm bảo và chắc chắn ở đây là cá nhân Kiểm toán nội bộ phải có kiến thức liên quan đến kế toán hoặc một chút kiến thức khác trong ngành kinh tế.

- Còn về Kiểm toán độc lập thì những Kiểm toán viên độc lập sẽ 100% là đến từ những đơn vị bên ngoài mà có chức năng Kiểm toán.

1.3.2. Đối tượng bị Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập

Đối tượng của Kiểm toán nội bộ sẽ là những hoạt động quản trị của doanh nghiệp, công tác kiểm soát nội bộ triển khai trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó các đối tượng bị Kiểm toán còn có thể là những đối tượng bên ngoài nếu như có sự đồng ý của những bên liên quan.

Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập cực chi tiết
Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập và các thông tin

Với Kiểm toán độc lập thì đối tượng bị Kiểm toán chỉ có 1 thành phần duy nhất đó chính là báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

1.4. Nội dung báo cáo của hai công tác Kiểm toán

- Về báo cáo Kiểm toán nội bộ:

Những báo cáo của Kiểm toán nội bộ sẽ được báo cáo bởi các Kiểm toán viên trong phạm vi của doanh nghiệp. Những nhà quản lý mà có liên quan thì thông thường sẽ nhận được bản báo cáo có những khuyến nghị. Với cấp báo cáo cao nhất sẽ là báo cáo lên các ủy ban kiểm soát hoặc là những ban lãnh đạo trong nội bộ của doanh nghiệp.

Trong phần nội dung báo cáo Kiểm toán nội bộ sẽ là những thông tin về các rủi ro cũng những mục tiêu hiện tại đang được quản trị. Nội dung mục đích chính của báo cáo sẽ là giúp cho công ty ngày càng phát triển cho nên sẽ thiên về những cải tiến hoặc là kiến nghị. Vì là báo cáo nội bộ cho nên mẫu báo cáo của công tác Kiểm toán nội bộ sẽ không được tiết lộ ra bên ngoài để đảm bảo được tính bảo mật.

- Đối với báo cáo Kiểm toán độc lập:

Nội dung báo cáo Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập
Nội dung báo cáo Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập chuẩn xác nhất

Loại báo cáo này sẽ được báo cáo đầu tiên cho những quỹ đầu tư doanh nghiệp hoặc là báo cáo trước cho những cổ đông trong doanh nghiệp. Nội dung chính của báo cáo Kiểm toán độc lập sẽ là những tài khoản của doanh nghiệp và có được tuân thủ theo đúng quy định đặt ra hay không. Đây là loại báo cáo công khai và không hề bảo mật như là báo cáo Kiểm toán nội bộ.

1.5. Chức năng công việc của hai loại Kiểm toán

Những hoạt động công tác Kiểm toán nội bộ thường được tiến hành dựa vào cái nhìn tổng thể liên quan đến hệ thống quản trị. Trong đó sẽ bao gồm cả hoạt động đảm bảo cũng như là tư vấn. Trong khi đó thì Kiểm toán độc lập lại chỉ có đúng một hoạt động là đảm bảo và quan tâm chủ yếu đến tính chính xác cũng như là minh bạch liên quan đến hoạt động kinh doanh, vốn trong doanh nghiệp.

Tuy rằng Kiểm toán độc lập có đưa ra những khuyến nghị cho doanh nghiệp nhưng điều này không phải là chức năng chính mà chỉ là mang tính giá trị tăng thêm. Chức năng của nó hầu như là quan tâm đến điều kiện tài chính của doanh nghiệp trong những hoạt động kinh doanh.

Phân biệt Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập
Phân biệt Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập cho bạn

Các Kiểm toán viên nội bộ sẽ đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp và từ đó xem xét xem nó có hỗ trợ các mục tiêu chiến lược hay không và tìm hiểu những rủi ro có thể tác động đến. Trong khi đó thì Kiểm toán viên độc lập sẽ thường tập trung hơn vào những tài khoản kinh doanh và phản ánh tính chính xác cũng như là đúng đắn đế hoạt động tài chính.

2. Vai trò và mối quan hệ của Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập

Phần trên là những phân tích và làm rõ sự khác biệt của hai công tác kế toán thông qua sự so sánh Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập. Cho dù có nhiều sự khác biệt và có những mục đích hoàn toàn khác biệt nhau nhưng mà cả hai quy trình đều có mối quan hệ bổ sung và không có tính chất đối lập. Nhờ có thành quả của công tác kế toán thì Kiểm toán viên có thể cho ra được kết quả phù hợp nhất cho toàn công tác Kiểm toán của doanh nghiệp.

Mối quan hệ của Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập
Vai trò và mối quan hệ của Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập

Phương thức về sự phối hợp của Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập tuy là có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp với nhau nhưng cho dù thực hiện theo phương thức nào đi chăng nữa thì vẫn luôn cần đảm bảo được tính trao đổi một cách thường xuyên và hướng đến sự hợp tác có hiệu quả. Đây chính là yếu tố tránh được sự lãng phí nguồn lực và giảm thiểu được sự trùng lặp trong công việc Kiểm toán nói chung.

Vậy toàn bộ thông tin bài viết là những thông tin so sánh Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập vô cùng chi tiết. Qua đây mong rằng bạn hiểu được sự khác biệt giữa Kiểm toán nội bộ cũng như là Kiểm toán độc lập và phân định hai công tác Kiểm toán một cách rõ ràng.

Kế toán trường học là công chức hay viên chức

Kế toán trường học là công chức hay viên chức chắc hẳn là một câu hỏi được đặt ra đối với rất nhiều người. Đây là cá nhân chịu toàn bộ những trách nhiệm liên quan đến nghiệp vụ kế toán trong hoạt động trường học. Và, muốn tìm được câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi này thì chúng ta hãy cùng xem ngay bài viết dưới đây ngay nhé!

Kế toán trường học là công chức hay viên chức

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.