Séc trong giao dịch thanh toán thời hiện đại có vai trò đặc biệt quan trọng, được khách hàng ưa chuộng lựa chọn sử dụng rất nhiều. Vậy bạn hiểu Séc là gì? Khám phá ngay để biết cách sử dụng séc hiệu quả cho mục đích của mình nhé.
MỤC LỤC
Khám phá khái niệm Séc là gì thông qua góc nhìn pháp lý tại Thông tư số 22 của Ngân hàng Nhà nước ban hành năm 2015. Theo đó, Séc là một ngoại hối dùng để thanh toán bằng ngoại tệ, là giấy tờ mang giá được lập bởi người ký, hàm ý ra lệnh cho đối tượng bị ký phải trích số tiền từ tài khoản thanh toán để chuyển sang cho người thụ hưởng.
Wikipedia đã giải nghĩa một cách rõ ràng, dễ hiểu về Séc với đại ý như sau:
Séc còn được gọi là chi phiếu. Nó là văn kiện mang tính mệnh lệnh không điều kiện, dùng ở dạng chứng từ. Séc thể hiện rằng chủ tài khoản ra mệnh lệnh cho phía ngân hàng phải trích một số tiền nhất định thể hiện trên séc từ tài khoản của người chủ thể ký séc chuyển sang cho người được viết tên trong Séc. Hình thức trả theo Séc có thể bằng tiền mặt hoặc trả qua chuyển khoản.
Ngoài những cách định nghĩa Séc là gì ở trên thì chúng ta còn có thể hiểu séc là hối phiếu ký phát đòi tiền ngân hàng, yêu cầu ngân hàng phải thanh toán ngay sau khi yêu cầu được đưa ra.
Gọi chung là séc nhưng bên trong đó có nhiều loại khác nhau. Các loại sẽ dựa theo từng cách phân chia mà được định nghĩa, xác lập.
Cách phân loại này đem đến cho chúng ta ba loại séc bao gồm séc lệnh, séc vô danh và séc đích danh. Trong đó mỗi loại sẽ xác định người thụ hưởng khác nhau.
Với séc lệnh, người thụ hưởng được xác định là những thực thể, cá nhân được ghi tên ở trên séc hoặc cũng được tính là người nhận chuyển nhượng tiền trên séc.
Séc vô danh có người thụ hưởng là người nắm trực tiếp nắm giữ séc. Séc đích danh sẽ chỉ đích tiền được gửi đúng tới danh tính của người được ghi tên trên séc.
Séc trơn: có mặt sau để trắng, không có bất cứ thông tin nào. Người sở hữu sẽ nhận được tiền mặt của ngân hàng gửi/
Séc gạch chéo: mặt sau có đánh dấu bằng ký hiệu là 2 đường thẳng song song với nhau. Khi đó, phương thức chuyển tiền cho người sở hữu tờ séc chính là chuyển khoản, ngân hàng sẽ chuyển qua số tài khoản của người thụ hưởng.
Séc gạch chéo đặc biệt: cả hai mặt trước và sau của tấm séc đều được gạch chéo bằng ký hiệu hai đường thẳng song song. Tên ngân hàng/tên chi nhánh nằm giữa hai đường thẳng. Giá trị giao dịch của tờ séc chỉ tồn tại ở ngân hàng/chi nhánh ghi trên séc.
Các loại séc sẽ bao gồm:
- Séc ngân hàng: tên gọi khác là séc tiền mặt, được phát hành từ ngân hàng. Nó có giá trị tương đương tiền mặt và được ngân hàng thanh toán ngay khi giao dịch.
- Séc bảo chi: cũng là loại séc phát hành bởi ngân hàng và ngay tại thời điểm thanh toán, tài khoản của người chủ sở hữu tấm séc có đủ số tiền để thanh toán séc. Ngân hàng sẽ ghi nội dung hoặc đóng dấu bảo chi để ngăn tình trạng séc được phát hành vượt quá số dư trong tài khoản của chủ thẻ.
Chúng ta có 3 loại séc nếu phân loại theo hình thức thanh toán:
+ Séc tiền mặt cho phép chủ sở hữu séc rút tiền mặt trực tiếp ở ngân hàng.
+ Séc chuyển khoản: người chủ tài khoản sẽ ký séc sau đó đưa lại tấm séc này cho người thụ hưởng để người thụ hưởng có thể thực hiện giao dịch.
+ Séc xác nhận được gọi với tên khác là séc bảo chi. Séc này dược phía ngân hàng đảm bảo về khả năng có thể thanh toán.
Qua tìm hiểu séc là gì, có thể kết luận rằng đây chính là một hình thức phục vụ mục đích thanh toán không cần phải sử dụng, chi trả bằng tiền mặt. Điều đó mang tới sự tiện lợi, cách thức thanh toán linh hoạt, ... Séc cũng có thể được chuyển nhượng lại cho người khác như cách chuyển giao tài sản thụ hưởng.
Séc hạn chế việc thanh toán thông qua tiền mặt hoặc vàng. Nhờ vậy nên góp phần quan trọng hạn chế sự lạm phát. Sự an toàn cũng là một lợi thế lớn mà séc mang đến khiến nhiều người dùng thích dùng séc.
Có rất nhiều đặc điểm để chúng ta nhận diện séc nhìn qua nhiều góc độ. Nếu chỉ dựa vào định nghĩa séc là gì, bạn chưa đủ dữ liệu để nhận ra đâu là những tấm séc và cách sử dụng chúng như thế nào. Ngay sau đây, cùng vieclam123.vn nhìn nhận các phương diện của séc thông qua đặc điểm nhận dạng của chúng.
Thứ nhất, séc mang hiệu lực và giá trị theo quy định thì có thể chuyển nhượng được đến tay nhiều người theo cách liên tiếp. Vì bản chất tấm chi phiếu này là lệnh được chủ tài khoản đưa ra nên phía ngân hàng cần chấp hành một cách vô điều kiện nếu séc đảm bảo đủ điều kiện pháp lý.
Tiếp theo, nếu muốn có hiệu lực phục vụ cho việc chuyển nhượng hay thanh toán thì bắt buộc ở trên tấm séc cần phải có các nội dung thông tin cơ bản bao gồm: địa điểm, thời gian tấm séc được lập; địa chỉ cụ thể của người đưa ra yêu cầu trích tài khoản ngân hàng; địa chỉ người hưởng thụ, chữ ký xác nhận của người phát hành séc.
Thứ ba, một tờ séc đúng quy định sẽ phải có 2 mặt. trong đó, phần mặt trước đã được in sẵn nội dung của tiêu đề để yêu cầu điều vào những nội dung bắt buộc. Phần mặt sau ghi các thông tin người được thụ hưởng chuyển nhượng.
Thứ tư, séc được in sẵn bởi ngân hàng Nhà nước do đó sẽ có những dòng trống để người sử dụng chỉ việc điền vào.
Cũng vì có tính thuận tiện cho nên séc được sử dụng rất rộng rãi. Không những được tận dụng cho các giao dịch về mua bán, thanh toán mà còn dùng để phục vụ tại những tổ chức, đơn vị kinh tế.
Séc chỉ có thể thanh toán được nếu có còn thời hạn sử dụng. Vì thế nếu như bị quá hạn thì séc cũng tự động mất đi hiệu lực, không còn dùng được cho bất cứ mục đích giao dịch nào khác.
Hiệu lực của tờ séc được tính kể từ ngày phát hành có ghi rõ trên séc. Theo quy định, thời hạn được tính như thế nào còn tùy vào phạm vi mà nó được lưu hành, đồng thời cũng được pháp luật của các nước quy định riêng.
Thông qua ví dụ cụ thể để chúng ta tìm ra quy trình dùng séc để thanh toán:
Người mua sẽ chính là bên ký vào séc, còn người bán sẽ là bên người thụ hưởng tấm séc. Ngân hàng là bên thực hiện thanh toán. Quy trình dùng séc để thanh toán diễn ra như sau:
Bước 1: Người bán sẽ giao hàng đến người mua
Bước 2: Người mua hàng thực hiện ký vào séc để gửi cho người bán
Bước 3: Người bán mang séc đến ngân hàng để thanh toán
Bước 4: Ngân hàng tiến hành thủ tục đúng quy định để thanh toán cho người bán
Bước 5: Ngân hàng thực hiện việc quyết toán séc với người mua
Các bước sau đây giúp bạn hoàn thành việc rút tiền mặt
Bước 1: Mang séc kèm theo giấy tờ tùy thân (căn cước/chứng minh thư) tới Hội sở Ngân hàng, đưa yêu cầu hội sở hướng dẫn rút tiền mặt.
Bước 2: Điền thông tin vào phiếu được yêu cầu
Bước 3: Chờ phía ngân hàng chuyển tiền. Thời gian lệnh chuyển tiền có thể kéo dài từ 30 ngày đến 45 ngày tùy từng ngân hàng. Ngoài ra bạn cũng phải đóng phí rút tiền. Phí được tính theo số tiền ở trên séc. Khi tới thời hạn, ngân hàng sẽ chủ động liên hệ với bạn thông qua điện thoại để mời bạn tới nhận tiền mặt.
Qua tìm hiểu séc là gì và những thông tin liên quan đến séc như đặc điểm, phân loại, càng dễ nhận ra được séc có ưu điểm lớn trong việc giúp cho các giao dịch về tiền được thực hiện nhanh chóng và an toàn. Các giao dịch phổ biến như chuyển tiền, ký gửi tiền. Quy trình làm thủ tục liên quan đến séc như đã tìm hiểu ở trên, khá đơn giản. Người hưởng thụ séc có thể chủ động thanh toán, không cần bảo chi hay ký quỹ.
Vốn là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, đó là tiện ích nhưng cũng đồng thời mang tới sự bất tiện. Bất tiện lớn nhất là tài khoản của người ký rất có thể không đủ số dư để thanh toán giá trị trong séc.
Ngoài ra, thời gian hiệu lực của séc cũng có giới hạn nhất định. Người thụ hưởng séc buộc phải để ý đến thời hạn này để kịp thời nhận thụ hưởng giá trị theo séc nhé.
Bài viết mạn phép khép lại tại đây. Hy vọng bạn sẽ tìm thấy được nhiều thông tin ẩn sau khái niệm séc là gì. So với nhược điểm hoàn toàn có thể khắc phục được thì những ưu điểm của séc mang lại hoàn toàn có thể cân nhắc để sử dụng phương thức thanh toán tiện dụng này.
Nhân viên thu ngân là gương mặt quen thuộc xuất hiện ở bất kể gian hàng, cửa tiệm nào. Vị trí này trong cơ cấu việc làm cũng rất phổ biến và có nhu cầu tuyển dụng cao. Vì thế, nếu bạn đang chưa tìm được công việc như ý cũng có thể tìm hiểu để ứng tuyển việc làm nhân viên thu ngân. Công việc với tính chất phù hợp với mọi đối tượng không kể chuyên ngành chính, vì vậy khi bạn muốn rẽ hướng thử sức với nghề thu ngân, hãy tìm hiểu rõ về nghề trước nhé. Đọc ngay bài viết dưới đây để cập nhật đầy đủ thông tin hiểu biết về việc làm nhân viên thu ngân.
MỤC LỤC
Chia sẻ