close
cách
cách cách cách cách cách

Sản phẩm là gì? Phân loại và cấp độ cấu thành sản phẩm là gì?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong các hoạt động kinh doanh sản xuất, sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định tới việc phát triển, thành công của công ty. Cũng nhờ vậy, nền kinh tế trong cả nước cũng theo đà phát triển và ngày càng tiến bộ hơn. Vậy sản phẩm là gì? Cùng tìm hiểu thông tin về sản phẩm qua bài viết bên dưới nhé!

1. Sản phẩm là gì? Sản phẩm có đặc tính gì?

1.1. Sản phẩm là gì?

Sản phẩm, trong tiếng Anh là Product, là những dịch vụ, hàng hóa được công ty, doanh nghiệp sản xuất hay cá nhân tạo nên, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Tìm hiểu sản phẩm là gì
Tìm hiểu sản phẩm là gì

Tùy theo từng lĩnh vực, khái niệm sản phẩm là gì sẽ được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau như: 

- Marketing: Sản phẩm là những thứ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bất kỳ thứ gì có thể cung ứng ra thị trường. Sản phẩm – Product còn mang ý nghĩa là chữ P đầu tiên trong Marketing Mix hay 4P.

- Bán lẻ: Sản phẩm trong bán lẻ còn có tên gọi khác là hàng hóa.

- Sản xuất: Các công ty, nhà máy sẽ thu mua những sản phẩm nguyên liệu thô, sau đó trải qua nhiều công đoạn sẽ thành thành phẩm.

Do đó, sản phẩm được tạo nên để đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng, sinh hoạt… của mọi người và được bán trên thị trường với các mức giá khác nhau. Các doanh nghiệp cần cố gắng nhất có thể để tạo nên một chiếc lượng hoàn hảo, phù hợp, giúp khách hàng tiếp cận tới sản phẩm nhanh chóng.

1.2. Đặc tính của sản phẩm

Dựa vào đặc tính của sản phẩm, sản phẩm sẽ được phân chia 2 loại là sản phẩm vô hình và sản phẩm hữu hình.

Sản phẩm hữu hình là những sản phẩm mà chúng ta có thể tiếp xúc, cầm, nắm và hầu hết hàng hóa đều thuộc sản phẩm hữu hình, ví dụ như toàn nhà, điện thoại, xe ô tô, xe gắn máy, đồng hồ…

Đặc tính của sản phẩm
Đặc tính của sản phẩm

Ngược lại, sản phẩm vô hình là những sản phẩm có thể tiếp xúc bằng trải nghiệm, cảm nhận và tiếp xúc gián tiếp hay những dịch vụ khác như: Tệp MP3, phần mềm, video…

Hiện tại, có một số sản phẩm có thể tồn tại ở cả 2 trạng thái là vô hình và hữu hình, như hệ thống năng lượng mặt trời Hybrid, tiếp cận người dùng nhanh hơn và tiện lợi hơn.

2. Sản phẩm có các cấp độ cấu thành nào?

Khi đã hiểu rõ sản phẩm là gì, chúng ta cùng dựa theo những chức năng Marketing để tạo thành 3 cấp độ sản phẩm gồm có:

2.1. Sản phẩm cốt lõi – cấp độ 1

Nhà sản xuất trước khi tạo nên một mặt hàng thì cần tìm hiểu, nghiên cứu sở thích của họ, họ muốn mua gì, cần gì, có thỏa mãn khách hàng hay không?

Chẳng hạn: Khi một cô gái muốn mua son, ngoài màu sắc thì họ sẽ quan tâm tới một số vấn đề khác, như: Thời gian bao lâu thì son trôi, độ bền màu mấy giờ? Son có độ bóng hay độ ẩm hay không? Son có làm hồng môi không…

Sản phẩm cốt lõi được chú trọng
Sản phẩm cốt lõi được chú trọng

Tùy theo yếu tố hoàn cảnh môi trường, lợi ích cơ bản tiềm ẩn có thể thay đổi và trong bối cảnh nhất định, mục tiêu cá nhân của nhóm khách hàng và khách hàng sẽ thay đổi. Do đó, những nhà quản trị Marketing hay doanh nghiệp cần cung cấp những lợi ích khác nhau, giúp khách hàng thỏa mãn lợi ích đúng như mong muốn.

2.2. Sản phẩm hiện thực – cấp độ 2

Những yếu tố phản ánh sự có mặt thực tế trong hàng hóa nghĩa là sản phẩm hiện thực và gồm có: Bố cục bên ngoài, cục đặc tính, đặc thù, bên ngoài bao bì có trưng bày tên nhãn hiệu cụ thể. Nhờ vậy, nhà sản xuất có thể khẳng định sự có mặt của bản thân trên thị trường và khách hàng cũng dựa vào bao bì để phân biệt hàng hóa.

2.3. Sản phẩm bổ sung – cấp độ 3

Cấp độ bổ sung hay dịch vụ gồm có những sản phẩm chăm sóc khách hàng và yếu tố dịch vụ khách hàng, giúp khách hàng trải nghiệm sản phẩm hài lòng hơn, thoải mái hơn. Chẳng hạn như dịch vụ bổ sung sau khi bán, tính tiện lợi khi lắp đặt, hình thức tín dụng, điều kiện bảo hành,...

Bởi vậy, người tiêu dùng đã đánh giá khác nhau trong nhận thức về một sản phẩm nào đó hay nhãn hàng nào đó. Ví dụ: Một công ty có sản phẩm hoàn chỉnh sẽ bao gồm: luôn quan tâm khách hàng, giao hàng tận nhà, bảo hành trong thời gian bao lâu, nếu hàng hóa thiếu chất lượng, khách hàng sẽ được nhận lại tiền.

Sản phẩm bổ sung giúp khách hàng có trải nghiệm hài lòng hơn
Sản phẩm bổ sung giúp khách hàng có trải nghiệm hài lòng hơn

3. Có mấy loại sản phẩm?

Dựa theo nhiều yếu tố, sản phẩm được chia thành nhiều loại, trong đó có 4 loại chính gồm: Hành vi mua hàng, nhóm khách hàng, lĩnh vực hoạt động và sản phẩm kinh doanh.

3.1. Dựa theo nhóm khách hàng

Khách hàng được chia thành 2 nhóm chủ đạo trong kinh doanh là doanh nghiệp và người tiêu dùng, bởi vậy sản phẩm cũng được dựa theo 2 nhóm khách hàng để phân loại gồm: Sản phẩm giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) và sản phẩm giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp (B2B).

Bên cạnh đó, cũng có một số doanh nghiệp phục vụ cho cả 2 nhóm đối tượng khách hàng, lúc này, doanh nghiệp để cung ứng sản phẩm phù hợp nhất đến với khách hàng thì cần dựa vào chiến lược tiếp thị và nền tảng sản phẩm của doanh nghiệp.

3.2. Dựa theo hành vi mua hàng

Để phân loại sản phẩm, ta có thể dựa vào các yếu tố chuyên sâu như hành vi mua hàng, mỗi sản phẩm ảnh hưởng sâu sắc tới người mua và có đặc tính riêng biệt. Sản phẩm được chia thành 4 loại nếu dựa theo hành vi mua hàng gồm: Sản phẩm mua sắm, sản phẩm tiện lợi, sản phẩm ít được mua và sản phẩm chuyên môn.

Dựa theo hành vi mua hàng khác nhau
Dựa theo hành vi mua hàng khác nhau

3.2.1. Sản phẩm tiện lợi

Sản phẩm tiện lợi là nhóm được nhiều người mua thường xuyên nhất vì dễ tìm kiếm, được bày bán rộng rãi và có giá thành phải chăng. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ số, sự tiện lợi đã phần nào thay đổi ý nghĩa. Các sản phẩm này dễ dàng tìm thấy trên website thương mại điện tử, ứng dụng, phần mềm nào đó.

3.2.2. Sản phẩm mua sắm

Sản phẩm mua sắm nếu so với sản phẩm tiện lợi sẽ ít được mua thường xuyên và có giá thành cao hơn. Trước khi quyết định mua hàng, người tiêu dùng thường dựa vào những đặc tính như mẫu mã, chất liệu, kiểu dáng… Nhờ sự phát triển của internet, khách hàng sẽ tìm kiếm sản phẩm dễ dàng, nhanh chóng hơn, so sánh chất lượng và giá cả giữa nhiều bơi bán để đáp ứng mong muốn, nhu cầu của mình.

3.2.3. Sản phẩm chuyên môn

Sản phẩm chuyên môn chỉ thu hút một số lượng khách hàng cụ thể, có tính năng đặc biệt. Sản phẩm chuyên môn xét về khía cạnh công nghệ là ứng dụng tiền ảo, chứng khoán, ngân hàng hay bất động sản.

Để tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng, nhóm sản phẩm này đòi hỏi cao về mặt tiếp thị và phương pháp kỹ thuật số ngày càng hiện đại, tân tiến, giúp doanh nghiệp thu khách hàng theo nhiều cách khác nhau.

3.2.4. Sản phẩm ít được mua

Đây là nhóm sản phẩm không đáp ứng được mong đợi và nhu cầu của khách hàng, khách hàng thường không có nhu cầu sử dụng các sản phẩm này và chúng không mang lại nhiều lợi ích thiết thực, có thể là sản phẩm mới.

Do đó, các chiến lược tiếp thị cần chú trọng vào những người thật sự quan tâm tới sản phẩm, ví dụ như những sản phẩm đón đầu xu hướng, phục vụ cho nhóm khách hàng thích đổi mới.

3.3. Dựa theo sản phẩm kinh doanh

Nhân tố quan trọng của doanh nghiệp là sản phẩm kinh doanh để hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng phần mềm kinh doanh các sản phẩm, tạo ra sản phẩm phục vụ kinh doanh:

- Những sản phẩm phục vụ cho việc kinh doanh như thiết bị, nguyên vật liệu, vật tư, máy móc…

- Những phần mềm hỗ trợ kinh doanh như: Quản lý quan hệ với khách hàng (CRM), ứng dụng kế toán, phần mềm kế hoạch chiến lược, quản lý nguồn nhân lực…

Phân loại sản phẩm theo sản phẩm kinh doanh
Phân loại sản phẩm theo sản phẩm kinh doanh

Dựa theo quy mô công ty, phần mềm hỗ trợ kinh doanh cũng được phân loại dựa vào quy mô doanh nghiệp lớn hay vừa và nhỏ. 

3.4. Dựa theo lĩnh vực hoạt động

Dựa vào lĩnh vực hoạt động và theo ngành, sản phẩm sẽ được phân chia khác nhau và khi tạo ra đều được gọi là thị trường dọc, chẳng hạn như quản lý bệnh nhân bằng ứng dụng chăm sóc sức khỏe.

Mặt khác, sản phẩm có nhiều trong lĩnh vực hay ngành nghề khác và đáp ứng nhiều yêu cầu của khách hàng sẽ gọi là thị trường ngang, chẳng hạn như: Tất cả các loại hình kinh doanh đều có thể sử dụng nền tảng kế toán.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết sản phẩm là gì và những thông tin về sản phẩm. Trong kinh doanh sản xuất, sản phẩm đóng vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng dễ dàng và đến gần hơn với doanh nghiệp, thông qua đó, doanh nghiệp có thể xây dựng thương hiệu nhanh chóng, được nhiều người biết tới và tăng doanh thu dễ dàng.

Nhân viên trưng bày sản phẩm là gì?

Trong cửa hàng, nhân viên trưng bày sản phẩm có vai trò quan trọng. Vậy nhân viên trưng bày sản phẩm là gì? Truy cập bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn về nhân viên trưng bày sản phẩm.

Nhân viên trưng bày sản phẩm là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.