close
cách
cách cách cách cách cách

Tìm hiểu một số thông tin về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính là công việc được thực hiện để xác nhận được tính trung thực và hợp lý của các tài liệu về số liệu kế toán và báo cáo tài chính doanh nghiệp. Để có thể hiểu rõ hơn về các bước trong quy trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính thì bạn đọc hãy đọc bài viết sau đây của vieclam123.vn nhé!

1. Các thông tin về kiểm toán báo cáo tài chính

1.1. Kiểm toán báo cáo tài chính để làm gì?

Việc thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính sẽ gồm rất nhiều nội dung. Thực hiện báo cáo tài chính là một đóng góp không nhỏ cho quy trình kiểm toán báo cáo tài chính. Mục đích của việc này là để đưa ra được các ý kiến về tính trung thực và hợp lý của thông tin được trình bày trên Bảng khai tài chính. Đồng thời cũng là để xem xét và đánh giá tổng thể số tiền được ghi trên các chu trình đó. Trên cơ sở đó có thể có những cam kết chung đối với trách nhiệm của nhà quản lý với những thông tin thu được qua việc khảo sát trên thực tế ở đơn vị được kiểm toán. Từ những thông tin đó có thể xem xét tới các mục tiêu chung bao gồm những mục tiêu có thực. Những mục tiêu đầy đủ và mục tiêu về tính chính xác cơ học, về định giá hay phân loại trình bày và mục tiêu về quyền và nghĩa vụ.

Thực hiện kiểm toán sẽ là một thước đo tin cậy cho việc chi tiêu lỗ lãi thật của cơ quan doanh nghiệp. Vì thế mà có thể đánh giá về mặt tài chính của một cơ quan phải sử dụng dịch vụ kiểm toán. Kiểm toán báo cáo tài chính còn là việc kiểm tra và xác nhận tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu và báo cáo tài chính trong đơn vị kế toán. Nó sẽ phục vụ cho những đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin báo cáo tài chính của đơn vị với mục đích đảm bảo được việc tuân thủ các chuẩn mực và quy định hiện hành.

Xem xét đánh giá tổng thể quy trình
Xem xét đánh giá tổng thể quy trình

1.2. Những thông tin về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính

Để có thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán có giá trị để làm căn cứ cho kết luận của kiểm toán viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính. 

Tính trung thực và hợp lý của thông tin trên Báo cáo tài chính phải đảm bảo được hiệu quả, kinh tế và tính hiệu lực của cuộc kiểm toán. Người kiểm toán sẽ phải xây dựng được quy trình cụ thể cho cuộc kiểm toán đó. Thường thì trong mỗi quy trình kiểm toán báo cáo tài chính sẽ được chia làm 3 bước đó là: Lập kế hoạch kiểm toán, đánh giá rủi ro và biện pháp xử lý với rủi ro đã đánh giá, Thực hiện kiểm toán và cuối cùng là Tổng hợp, kết luận và hình thành ý kiến kiểm toán.

1.2.1. Lập kế hoạch, đánh giá rủi ro và đưa ra biện pháp

Việc lập kế hoạch về kiểm toán báo cáo tài chính và đánh giá rủi ro. Đồng thời đưa ra các biện pháp để xử lý trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính. Để thực hiện được điều này thì Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán cần phải lập kế hoạch kiểm toán. Trong kế hoạch sẽ bao gồm thời gian dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Nội dung trong kế hoạch kiểm toán cần phải đầy đủ và chi tiết để có thể làm cơ sở cho chương trình kiểm toán. Quá trình này được bắt đầu từ thư mời kiểm toán. Kiểm toán viên sẽ tìm hiểu khách hàng và mục đích hình thành hợp đồng kiểm toán để thống nhất kế hoạch chung.

Lập kế hoạch sau đó đưa ra biện pháp
Lập kế hoạch sau đó đưa ra biện pháp

Sau đó kiểm toán viên sẽ thu thập các thông tin cụ thể về khách hàng. Tìm hiểu và đánh giá các hệ thống để kiểm soát nội bộ. Sau đó xác định và đánh giá rủi ro xuất hiện các sai sót trọng yếu do gian lận hay nhầm lẫn ở cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sở dẫn liệu. Qua đó có thể biết được đơn vị được kiểm toán và môi trường đơn vị. Trong đó có thể kiểm soát được nội bộ và cung cấp cơ sở cho việc thiết kế,  thực hiện các biện pháp xử lý đối với rủi ro sai sót trọng yếu đã được đánh giá.

Các chuẩn mực kiểm toán liên quan: Hợp đồng kiểm toán (CM 210, Đ 42-LKTĐL), Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường đơn vị (CM 315), Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán (CM 320), Biện pháp xử lý của kế toán viên đối với rủi ro đánh giá (CM 330), Lập kế hoạch kiểm toán (CM 300), Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch vụ bên ngoài (CM 402).

Đánh giá hệ thống và kiểm soát nội bộ
Đánh giá hệ thống và kiểm soát nội bộ

1.2.2. Thực hiện việc kiểm toán

Để có thể thực hiện việc kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính thì các kế toán viên sẽ sử dụng những phương pháp thích hợp với từng đối tượng để có thể thu thập bằng chứng kiểm toán. Quy trình này được thực hiện bởi những việc đó là triển khai các kế hoạch, chương trình kiểm toán. Việc này nhằm đưa ra được những ý kiến xác thực đối với tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên Báo cáo tài chính khi dựa vào các bằng chứng kiểm toán. Có thể nói đây là các giai đoạn để các kiểm toán viên thực hiện thủ tục kiểm toán và được hình thành từ cơ sở chọn mẫu và đánh giá. Đó là thủ tục kiểm soát và phân tích, kiểm tra chi tiết. Thủ tục kiểm toán này được hình thành rất đa dạng và được căn cứ vào kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ khách hàng. Từ đó dẫn đến quyết định sử dụng các thủ tục khác nhau.

Các chuẩn mực kiểm toán có liên quan: Thực hiện kiểm toán các khoản mục chủ yếu của báo cáo tài chính và đánh giá những sai sót  và phát hiện trong quá trình kiểm toán (CM 450).

Thu thập các bằng chứng về việc kiểm toán
Thu thập các bằng chứng về việc kiểm toán

1.2.3. Tổng hợp và hình thành ý kiến kiểm toán

Đây là lúc mà kiểm toán viên có thể đưa ra kết luận kiểm toán. Kết luận kiểm toán sẽ nằm trong báo cáo hoặc trong biên bản ghi nhớ kiểm toán. Để có thể đưa ra được những ý kiến chính xác thì kiểm toán viên phải tiến hành các công việc cụ thể đó là: xem xét về các khoản nợ ngoài dự kiến, các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ và xem xét tính liên tục có trong hoạt động của đơn vị. Sau đó thu thập thư giải trình của Ban Giám đốc.

Cuối cùng, kiểm toán viên sẽ tổng hợp kết quả và lập Báo cáo kiểm toán. Người này sẽ có trách nhiệm để giải quyết các sự kiện phát sinh sau khi lập Báo cáo kiểm toán. Tùy vào kết quả mà mỗi kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến: trong đó có ý kiến về kiểm toán chấp nhận toàn phần và ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần (có ba dạng đó là: Ý kiến kiểm toán ngoại trừ, Ý kiến kiểm toán trái ngược và cuối cùng là từ chối đưa ra ý kiến).

Các chuẩn mực kiểm toán liên quan: Báo cáo kiểm toán về BCTC (CM 700, 705, 706), Thông tin so sánh – Dữ liệu tương ứng và BCTC so sánh (CM 710), Các thông tin khác trong tài liệu có BCTC đã kiểm toán (CM 720).

Đưa ra kết luận một cách chính xác
Đưa ra kết luận một cách chính xác

2. Ý nghĩa của việc lập quy trình kiểm toán báo cáo tài chính

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của quy trình kiểm toán. Việc này có ý nghĩa hỗ trợ được kế toán viên có thể tập trung đúng mức vào các phần quan trọng của cuộc kiểm toán. Trợ giúp kế toán viên trong việc xác định và giải quyết những vấn đề để có thể xảy ra một cách kịp thời. Trợ giúp được kế toán trong việc tổ chức và quản lý kiểm toán một cách thích hợp để đảm bảo việc kiểm toán được tiến hành hiệu quả. Đồng thời hỗ trợ việc lựa chọn thành viên nhóm kiểm toán có khả năng và năng lực chuyên môn tốt để có thể xử lý các rủi ro dự kiến và phân công công việc phù hợp với từng thành viên. Ngoài ra còn tạo điều kiện cho việc chỉ đạo và giám sát nhóm kiểm toán. Hỗ trợ việc điều phối công việc và các kế toán viên với đơn vị thành viên và chuyên gia thực hiện khi cần.

Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính là một hoạt động kiểm tra đặc biệt để có thể xác minh được tính trung thực và hợp lý của tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài chính của các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp. Có thể đảm bảo được việc tuân thủ những chuẩn mực và các quy định được hiện hành. 

Có thể hỗ trợ kế toán viên trong quá trình kiểm toán
Có thể hỗ trợ kế toán viên trong quá trình kiểm toán

Hy vọng với những thông tin có trong bài trên có thể bổ sung thêm các thông tin hữu ích cho bạn đọc về quy trình kiểm toán nói chung và Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính nói riêng. Để có thể theo dõi được nhiều bài viết liên quan đến kế toán, kiểm toán tài chính hơn nữa mời bạn đọc truy cập vào website của vieclam123.vn để biết được nhiều nội dung thú vị nhé!

Tìm hiểu thông tin chung về kế toán xuất nhập khẩu

Thực hiện các công việc về kế toán xuất nhập khẩu thì cần làm những gì? Kế toán xuất nhập khẩu có phương pháp và nhiệm vụ như thế nào? Theo dõi ngay tại bài viết bên dưới để có thể hiểu về các thông tin này hơn nhé!

Kế toán xuất nhập khẩu cần làm những gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.