Quy trình giám sát thi công xây dựng là một yếu tố quan trọng quyết định tới chất lượng của công trình. Vậy là một người hành nghề xây dựng, bạn có nắm rõ quy trình giám sát thi công xây dựng trải qua những bước cơ bản nào? Hãy tìm hiểu điều này để có thể tự tin đảm đương vai trò của một nhà giám sát mọi công trình xây dựng đang thi công.
Công việc giám sát thi công trong xây dựng đòi hỏi người thực hiện phải theo dõi để kiểm soát chặt chẽ khối lượng toàn bộ công trình để đảm bảo đạt chuẩn về kỹ thuật yêu cầu, thời gian thi công, tiến độ thực hiện, các vấn đề về an toàn lao động. Người đảm đương công việc này thường sex là các kỹ sư đã được cấp chứng chỉ nghề nghiệp ngành xây dựng theo đúng tiêu chuẩn quy định của luật pháp.
Họ đóng vai trò là người đại diện thay mặt cho chủ đầu tư. Họ sẽ luôn theo dõi và kiểm tra mọi vấn đề, xử lý các phát sinh và báo cáo lại cho chủ đầu tư tình hình của công trình. Chất lượng của công trình hoàn toàn phụ thuộc vào tinh thần trách nhiệm của kỹ sư giám sát.
Trong mỗi một công trình được tiến hành thi công sẽ được tiến hành bởi hai loại hình giám sát. Trước tiên đó là loại hình tư vấn giám sát, thường được ký hiệu vai trò là bên A. Bên A sẽ được người chủ đầu tư thuê để đảm trách nhiệm vụ tư vấn mọi nội dung có liên quan tới công trình, đồng thời cũng được giao cho thực hiện giám sát tiến độ thi công của nhà thầu thông qua bản vẽ thiết kế. Đơn vị sẽ tư vấn giám sát và chịu trách nhiệm đối với chất lượng và phương diện pháp lý cho công trình.
Bên thứ hai là bên đảm đương nhiệm vụ giám sát thi công, gọi tên vai trò sẽ là bên kỹ thuật B hoặc bên giám sát B. B sẽ thực hiện nhiệm vụ chính được giao bởi nhà đầu tư đó là triển khai bản vẽ vào công trình thực tế. Đồng thời, bên B cũng vừa kiểm tra vừa đôn đốc, chỉ đạo người lao động thực hiện thi công công trình đúng theo bản vẽ, hồ sơ dự án được phê duyệt.
Những kỹ sư thuộc nhóm B được đòi hỏi về trình độ từ đại học trở lên, có chuyên môn liên quan tới mảng xây dựng, thiết kế. Đồng thời phải là những người có kinh nghiệm về việc tư vấn thiết kế, giám sát thi công, thi công dự án công trình; được đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu về giám sát thi công xây dựng.
Có nhiều yếu tố thuộc công trình thi công, tất cả đều có ý nghĩa to lớn trong sự thành công của dự án, đảm bảo cho công trình đạt được sự hoàn hảo như bản vẽ kỹ thuật. Tuy nhiên, một trong số đó có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định phần lớn đối với chất lượng công trình đó là nhiệm vụ giám sát công trình. giữa người giám sát thi công công trình với chất lượng đạt được có mối liên quan mật thiết với nhau. Nếu kỹ sư giám sát có trình độ chuyên môn giỏi và có một đạo đức tốt thì đương nhiên sẽ góp phần tạo ra một công trình xây dựng chất lượng. Kết quả sẽ ngược lại nếu kỹ sư giám sát không đủ năng lực và tài đức dành cho công việc.
Xét về đức, đó là bản chất con người, là các đối xử với nghề nghiệp của mỗi người. Chỉ khi chúng ta thực sự yêu nghề, tâm huyết với công việc thì mới có thể mang tới một thái độ tích cực trong quá trình giám sát thi công xây dựng. Còn về tài, để việc giám sát hiệu quả, bản thân kỹ sư giám sát sẽ phải nắm bắt được quy trình giám sát thi công xây dựng.
Sau đây là quy trình cơ bản để kỹ sư giám sát xây dựng tiến hành thực hiện khi làm nhiệm vụ giám sát thi công.
Khi giám sát thi công theo quy trình đúng chuẩn mà ngành nghề ban hành thì sẽ đem tới kết quả đó là chất lượng và sự an toàn cho công trình. Bên cạnh đó, thực hiện theo đúng quy trình, đội ngũ thi công còn có thể đảm bảo hoàn tất công trình theo đúng tiến độ và giúp đảm bảo đạt được các yêu cầu kỹ thuật.
Những kết quả tốt nhất được tạo nên nhờ một quy trình chuẩn trong giám sát thi công thế nên nhất định chúng ta cần phải cập nhật đầy đủ về quy trình này nhé.
Trải qua 8 bước cơ bản sau đây, các kỹ sư giám sát sẽ triển khai công tác giám sát thi công một cách nhanh chóng, chính xác.
Bước 1: Kiểm tra lại cẩn thận bộ hồ sơ thiết kế,
Bước này đặt ra nhiệm vụ cần thực hiện đó là kiểm tra nắm bắt toàn diện bộ hồ sơ thiết kế, đọc các chỉ dẫn về mặt kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thi công ở bước sau. Việc đọc và nghiên cứu hồ sơ thiết kế này phải được làm một cách nghiêm túc, qua đó có dữ liệu để thẩm tra, dự toán hay phát hiện kịp thời các yếu tố còn thiếu sót, đưa ra biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời đối với hậu quả và bổ sung thêm các khoản cần thiết để giúp công trình an toàn, đạt chuẩn chất lượng.
Bước 2: Xây dựng các kế hoạch chi tiết khi giám sát thi công
Dựa vào bộ hồ sơ thiết kế, nắm bắt cụ thể những quy định về mặt kỹ thuật, người kỹ sư giám sát sẽ lập kế hoạch cụ thể cho công tác giám sát, giúp chất lượng được đảm bảo.
Bước 3: Định giá cho hồ sơ thiết kế phục vụ thi công xây dựng
Bước này sẽ tiến hành rà soát lại và kiểm tra tất cả từng hạng mục của hồ sơ thiết kế. Nó sẽ giúp người kỹ sư giám sát đảm bảo công trình sẽ được thực hiện chuẩn chỉnh, đáp ứng về mặt kỹ thuật.
Bước 4: Thực hiện giám sát chi tiết cho từng hạng mục
Kỹ sư đi sâu vào kiểm soát đến từng hạng mục riêng, như thế sẽ đảm bảo nắm bắt cụ thể từng mục, từ đó có thể đảm bảo độ chính xác về số liệu kỹ thuật. Chẳng những vậy, bước 4 còn đem lại cơ hội phát hiện sai sót kịp thời khi thi công công trình để đưa ra biện pháp khắc phục nhanh chóng, không làm ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ công trình.
Bước 5: Tiến độ thi công được đảm bảo
Đôn đốc thường xuyên, giám sát chặt chẽ về tiến độ thực hiện xây dựng công trình là nhiệm vụ tiếp theo đội ngũ thi công xây dựng sẽ phải đảm nhiệm. Từ đó, đưa ra đề xuất về giải pháp tối ưu cho thời gian thi công.
Bước 6: Quản lý giá thành
Người kỹ sư giám sát sẽ phải thực hiện tính toán giá thành vật liệu và xem xét sự chênh lệch giá giữa thực tế thi công với dự toán trên giấy tờ, sau đó báo cáo lại tình hình để nhà thầu có sự cân đối, điều chỉnh hợp lý.
Bước 7: Làm báo cáo theo định kỳ
Làm báo cáo phải được thực hiện theo thời gian định kỳ ở các mốc hàng tuần và hàng tháng. Báo cáo thể hiện rõ mọi hạn chế, sai sót. Tiếp đến, người lập nêu ra giải pháp để xuất để khắc phục vấn đề còn tồn tại trong quá trình thi công.
Bước 8: Thực hiện nghiệm thu công trình
Nghiệm thu chính là công đoạn cuối cùng của quy trình giám sát thi công xây dựng. Việc này cần được thực hiện đầy đủ cho từng hạng mục, toàn bộ công trình sẽ sau nghiệm thu cầu đạt chất lượng theo tiêu chuẩn đặt ra để đủ điều kiện bàn giao lại và đưa vào sử dụng.
Như vậy, nắm bắt quy trình giám sát thi công xây dựng chuẩn với 8 bước cơ bản nêu trên là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của người kỹ sư giám sát. Nền tảng cốt lõi của quy trình đó chính là sự bài bản, tỉ mỉ và một tấm lòng nhiệt huyết với nghề. Càng làm những giá trị đó nổi bật thì bạn sẽ càng góp phần tạo ra những công trình chất lượng.
Mẫu báo cáo giám sát thi công được viết như thế nào? Hãy cập nhật thông tin hiểu biết, cách soạn thảo và những lưu ý quan trọng để hoàn thiện mẫu văn bản này, từ đó giúp gửi tới nhà thầu bản báo cáo giám sát thi công đầy đủ, chất lượng.
Chia sẻ