Nhân viên bán hàng là đội ngũ trực tiếp tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, chính vì vậy ở mỗi tổ chức hay cơ sở kinh doanh họ đều chú trọng tới khâu đào tạo vị trí này. Vậy bạn có biết đâu là quy trình đào tạo nhân viên bán hàng phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay?
MỤC LỤC
Không phải tự dưng mà nhiều doanh nghiệp lại dành thời gian, công sức và nhân lực để thiết lập nên một quy trình đào tạo nhân viên bán hàng bài bản. Những lợi ích mà quy trình đào tạo này đem lại được chia sẻ ở phần bên dưới mời bạn theo dõi.
Việc thiết lập quy trình đào tạo nhân viên bán hàng giúp doanh nghiệp sở hữu đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp và hiệu quả. Nhân viên mới được tuyển dụng sẽ không có nhiều kiến thức về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp, chính vì thế khi được đào tạo bài bản họ sẽ trở nên am hiểu hơn, có kinh nghiệm và được tiếp thêm niềm đam mê với kinh doanh.
Mọi nhân viên bán hàng đều phải nắm rõ những kiến thức liên quan tới sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp để phục vụ cho việc tư vấn khi khách hàng có nhu cầu. Chính vì thế khi được đào tạo, tất cả đều sở hữu trình độ chuyên môn một cách đồng đều, giúp doanh nghiệp sở hữu đội ngũ nhân viên bán hàng chất lượng.
Khi đào tạo nhân viên bán hàng theo một quy trình bài bản, doanh nghiệp sẽ có cơ hội nâng cao doanh số bán hàng. Khi được đào tạo, đội ngũ này sẽ có kỹ năng chốt sale thành công, biết cách tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn.
Cùng một nguồn chi phí kinh doanh bỏ ra nhưng việc thiết lập một quy trình đào tạo bài bản cho nhân viên bán hàng khiến doanh nghiệp thu về lợi nhuận mong muốn.
Để xây dựng uy tín cũng như thương hiệu, ngoài việc chú trọng vào marketing thì doanh nghiệp cũng nên đầu tư vào cách chăm sóc cũng như bán hàng cho khách.
Một sản phẩm có chất lượng tốt là chưa đủ, nó phải được bán bởi những người bán có tâm và nhiệt tình. Khi đó khách hàng mới thực sự hài lòng và có thiện cảm tốt với doanh nghiệp.
Hiện nay, các doanh nghiệp dù ở lĩnh vực hay ngành nghề kinh doanh nào cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Việc tạo ra đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp chính là một lợi thế giúp họ sớm chiếm lĩnh được niềm tin của khách hàng tiềm năng.
Một khi khách hàng đã cảm nhận được ở doanh nghiệp bạn sự chuyên nghiệp, có niềm tin thì khi đó sức cạnh tranh trên thị trường của bạn cũng lớn mạnh hơn.
Sức cạnh tranh chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp bạn đứng vững hơn trên thị trường, không dễ bị những đối thủ khác đè bẹp và đương nhiên bạn sẽ có lợi nhuận.
Mặc dù nhận biết rõ rệt về vai trò cũng như tác dụng của quy trình đào tạo nhân viên bán hàng thế nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách thiết lập ra quy trình bài bản. Nếu vậy hãy theo dõi 5 bước trong quy trình đào tạo nhân viên bán hàng mà vieclam123.vn chia sẻ ngay sau đây nhé.
Sau khi tuyển dụng được nhân viên bán hàng, chủ cửa hàng hay các doanh nghiệp phải đào tạo cho họ những kiến thức từ cơ bản tới chuyên sâu về sản phẩm, dịch vụ của mình.
Bên cạnh đó, chủ cửa hàng hay doanh nghiệp cũng phải cung cấp cho nhân viên của mình những lợi thế cạnh tranh của mình với đối thủ trên thị trường. Đây chính là cách giúp nhân viên dễ dàng tư vấn và thuyết phục khách hàng một cách nhanh chóng.
Không chỉ là kiến thức, một nhân viên mới nói chung và nhân viên bán hàng nói riêng phải hiểu rõ văn hoá doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ tới hành vi của từng nhân viên chẳng hạn như giao tiếp nội bộ, hoạt động văn hoá văn nghệ, hoạt động kinh doanh,...
Bên cạnh đó, việc xây dựng và đào tạo văn hóa doanh nghiệp còn giúp nhân viên bán hàng định hướng rõ ràng mục tiêu của doanh nghiệp. Đồng thời biết cách tạo động lực làm việc để thu về thành công nhất định.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của nhân viên bán hàng chính là thúc đẩy doanh số, tuy nhiên đó thực sự không phải là nhiệm vụ dễ dàng, muốn vượt qua nó thì đội ngũ nhân viên bán hàng phải có đầy đủ kỹ năng cần thiết.
Vậy nên trong quá trình đào tạo, doanh nghiệp cần đào tạo kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao liên quan tới nghiệp vụ bán hàng. Sau đây là một số kỹ năng mà bạn nên tham khảo khi quan tâm tới việc làm nhân viên bán hàng.
Thường thì ấn tượng của khách hàng với doanh nghiệp sẽ phát sinh từ lần đầu tiếp cận với nhân viên bán hàng. Vậy nên khi giao tiếp với khách hàng, nhân viên bán hàng nhất định phải thể hiện mình là người chuyên nghiệp, bằng cách chào hỏi đúng mực và ấn tượng.
Khi chào hỏi, bạn có thể tuân theo một số quy tắc hiệu quả như sau:
- Luôn nở nụ cười tươi khi gặp gỡ hay giao tiếp với khách hàng
- Đứng thẳng, hướng mắt nhìn khách hàng và thể hiện thiện chí muốn giao tiếp với họ
Không phải nhân viên bán hàng nào cũng có thể tương tác hay kéo dài câu chuyện với khách hàng của mình, vậy nên đây chính là lý do khiến doanh nghiệp phải đào tạo kỹ năng đặt câu hỏi cho nhân viên bán hàng của mình.
Có 4 dạng câu hỏi được sử dụng trong khi giao tiếp với khách hàng mà nhân viên bán hàng cần lưu ý, cụ thể như sau:
- Nhóm câu hỏi về tình hình: Nhóm câu hỏi này có mục đích thu thập thông tin và tìm hiểu sâu hơn về khách hàng.
- Nhóm câu hỏi về vấn đề: Gồm những câu hỏi về khó khăn mà khách hàng đang gặp phải.
- Nhóm câu hỏi gợi ý: Nhóm câu hỏi này khai thác sâu hơn những vấn đề mà khách hàng gặp phải, từ đó hiểu rõ và đưa ra phương án khắc phục.
- Nhóm câu hỏi giải đáp nhu cầu: Đưa ra những lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ bạn đem lại cho khách hàng.
Muốn gia tăng doanh số bán hàng, đội ngũ nhân viên bán hàng cần có kỹ năng đàm phán, thuyết phục một cách hiệu quả. Đây là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng khiến cho doanh nghiệp phải đào tạo cho nhân viên của mình.
Một số thủ thuật trong đào tạo kỹ năng đàm phán, thuyết phục cho nhân viên bán hàng bạn có thể tham khảo như sau:
- Khi giao tiếp với khách, nhân viên bán hàng cần nói chuyện một cách tự nhiên
- Luôn hỏi thăm sức khỏe và nhu cầu của khách hàng
- Nêu bật những ưu điểm của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh
- Hãy để khách hàng tự đưa ra quyết định mua hàng cho mình
Nhân viên bán hàng sẽ phải tiếp cận cũng như đối diện với rất nhiều khách hàng khác nhau trong những tình huống khác nhau, chính vì thế họ cần được đào tạo bài bản về cách xử lý tình huống sao cho ổn thỏa nhất.
Khi sở hữu kỹ năng xử lý tình huống, nhân viên bán hàng không những cung cấp đủ thông tin khách hàng cần mà còn đáp ứng được nguyện vọng của họ trong thời gian ngắn nhất.
Tuy nhiên, việc thực hành chưa bao giờ là dễ dàng, ngay cả khi đó là người có kinh nghiệm. Vậy nên hãy theo dõi một số lưu ý sau đây để áp dụng hiệu quả nhé:
- Bắt đầu với sự tôn trọng: Trước khi nói bất cứ điều gì, hãy cân nhắc thật kỹ để khách hàng nhận thấy sự tôn trọng ở người bán hàng.
- Tránh xa những từ ngữ mang tính phủ định như không bao giờ, không phải hay anh/chị sai hoặc nhầm rồi,...
- Chuyển hướng câu hỏi khi cần thiết: Hãy luôn tự đặt câu hỏi làm sao để thoả mãn khách hàng, bạn không thể thay đổi suy nghĩ của họ mà chỉ có thể thuyết phục để họ nghe theo sự tư vấn của mình mà thôi.
- Hãy sử dụng tên riêng nếu có thể: Việc sử dụng tên riêng sẽ khiến khách hàng cảm thấy thân thiện và gần gũi hơn. Đây là cách để nhân viên bán hàng xóa tan khoảng cách giữa bạn và khách hàng khiến cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả hơn.
Giai đoạn cuối cùng cũng là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình bán hàng chính là chốt sales. Nếu nhân viên bán hàng có thể làm tốt ở khâu này thì chắc chắn sẽ tạo ra doanh thu hấp dẫn cho doanh nghiệp.
Việc sử dụng các công cụ hỗ trợ bán hàng giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian cũng như công sức của nhân viên bán hàng. Cụ thể, một số ưu điểm của những công cụ bán hàng này có thể kể đến như:
- Các công cụ hỗ trợ bán hàng giúp doanh nghiệp lưu trữ mọi thông tin về khách hàng
- Giữ lịch sử giao dịch của doanh nghiệp với khách hàng
- Các dữ liệu liên quan tới khách hàng được sắp xếp một cách gọn gàng, khoa học giúp nhà quản lý dễ dàng tìm kiếm, tham khảo khi có nhu cầu
Vì là những công cụ bán hàng hiện đại tiên tiến, không phải ai cũng dễ dàng tiếp cận nếu không được đào tạo bài bản. Chính vì thế trong quá trình đào tạo nhân viên bán hàng, doanh nghiệp nhất định phải hướng dẫn cách sử dụng cho nhân viên của mình để họ có thể quản lý dữ liệu khách hàng và sử dụng khi cần thiết.
Một đến 2 nhân viên bán hàng giỏi, thậm chí ở mức xuất sắc sẽ không giúp doanh nghiệp đạt được doanh thu mơ ước. Chính vì thế các nhà lãnh đạo, quản lý cần tạo nên một môi trường thuận lợi để có thể chia sẻ kinh nghiệm thực tế của mình cho họ.
Đây chính là một trong những cách giúp nhân viên bán hàng tiếp thu kinh nghiệm, đồng thời nâng cao trình độ cũng như kỹ năng để xử lý công việc một cách tốt nhất.
Quy trình đào tạo nhân viên bán hàng với 5 bước cơ bản nêu trên đã kết thúc bài viết của vieclam123.vn. Hy vọng bạn sẽ biết cách vận dụng những kiến thức hữu ích này vào công việc để tạo ra hiệu quả như mong muốn.
Có thể nói chăm sóc khách hàng là yếu tố quan trọng không thể thiếu ở mỗi doanh nghiệp hiện nay. Vậy bạn có biết những tổ chức hay nhà kinh doanh họ thường thực hiện quy trình chăm sóc khách hàng như thế nào để thu về hiệu quả như ý? Cùng theo dõi bài viết sau đây để khám phá những điều mình quan tâm nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ