Các công ty, doanh nghiệp, nhà máy lớn thường cung cấp cho công nhân viên các suất ăn khi trong quá trình làm việc, do đó nhu cầu về việc quản lý các suất ăn của công ty ngày càng cao. Đặc biệt, trong các suất ăn, nếu quản lý không tốt có thể khiến doanh nghiệp bị thất thoát hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu của nhân viên. Vậy thì quản lý suất ăn công nghiệp là gì? Vì sao cần phải quản lý suất ăn công nghiệp? Quy trình quản lý suất ăn công nghiệp ra sao? Cùng tìm hiểu các thông tin về quản lý suất ăn công nghiệp qua bài viết bên dưới nhé!
MỤC LỤC
Để quản lý các suất ăn công nghiệp chuyên nghiệp và bài bản, không phải ai cũng có đủ khả năng quản lý các quy trình này. Hiện nay, nhiều công ty cung cấp cơm công nghiệp “mọc” lên khá nhiều và họ thường áp dụng vào công ty từng làm việc để áp dụng cho các công ty khác nhau khiến một số khâu xảy ra vấn đề.
Do đó, cần phải quản lý suất ăn công nghiệp hiệu quả, vừa tối ưu được chi phí cho doanh nghiệp, tránh lãng phí thức ăn, vừa đảm bảo đủ chất cho công nhân viên làm việc. Vậy bạn đã biết quản lý suất ăn công nghiệp là gì?
Suất ăn công nghiệp là những khẩu phần ăn dành cho nhân viên, công nhân, cán bộ dành cho doanh nghiệp, công ty, khu công nghiệp hay văn phòng… theo một quy trình, định lượng nhất định dựa theo quy định về an toàn thực phẩm và thông số về dinh dưỡng.
Quản lý suất ăn công nghiệp là việc tính toán các chi phí về nguyên vật liệu, nhân công, đảm bảo khẩu phần ăn luôn đảm bảo chất dinh dưỡng, đủ phân phát cho số lượng công nhân viên, không có thức ăn thừa quá nhiều, cũng như đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm,... Từ đó, doanh nghiệp có thể kiểm soát chất lượng, nguyên liệu đầu vào, đầu ra dễ dàng, đảm bảo tối ưu được chi phí cần thiết và đảm bảo đạt chuẩn dinh dưỡng cho nhân viên.
Mỗi cơ sở sẽ có cách quản lý suất ăn khác nhau tùy thuộc vào mô hình phục vụ và quy trình thực hiện, tuy vậy, nhìn chung các doanh nghiệp đều hướng tới việc tối ưu hóa thời gian sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Bạn có thể tham khảo một số cách quản lý suất ăn công nghiệp dưới đây để áp dụng cho công ty, tổ chức của mình.
Nếu doanh nghiệp, tổ chức chia thức ăn cho công nhân viên theo mô hình tự lấy món ăn thì thức ăn sẽ được để trong các khay lớn, có thể có một người phụ bếp đứng chia đồ ăn theo nhu cầu hoặc công nhân tự đến lấy thức ăn.
Cuối bữa ăn, số thức ăn còn lại sẽ được phân làm 2 loại là thực phẩm cần loại bỏ và thực phẩm có thể chế biến lại. Tuy vậy, nếu doanh nghiệp quản lý theo mô hình này thì khá khó thực hiện, có thể gặp phải tình trạng thừa thức ăn khiến doanh nghiệp tiêu hao chi phí cũng như dẫn tới sự lãng phí đồ ăn.
Các suất ăn công nghiệp sẽ được chuẩn bị theo các khẩu phần tương đương nhau trong mô hình này, đảm bảo đáp ứng đủ số lượng người nhất định.
Mô hình này giúp doanh nghiệp có thể quản lý số lượng đồ ăn cung cấp cho công nhân viên và số thức ăn thừa lại cũng được quản lý tốt hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp thực hiện theo mô hình chuẩn bị theo các suất ăn sẵn sẽ giúp công nhân giảm bớt được thời gian gắp thức ăn hay xếp hàng. Ngoài ra, các đầu bếp nấu ăn có thể cân đối số lượng đồ ăn, đảm bảo mỗi khẩu phần ăn đều đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
Quy trình quản lý suất ăn công nghiệp là giúp các chủ công ty, doanh nghiệp có thể tối ưu được các quá trình quản lý, mục đích chính là đảm bảo an toàn về vệ sinh thực phẩm và chất lượng dinh dưỡng trong các món ăn, cũng như tối ưu hóa được lợi nhuận. Về cơ bản, quy trình quản lý suất ăn công nghiệp gồm có những quy trình như sau:
- Quản lý kiểm tra chất lượng hàng hóa khi nhập vào và việc mua thực phẩm: Tất nhiên, khi mua thực phẩm thì chúng ta cần kiểm tra độ tươi, ngon mắt của thực phẩm, tuy vậy xuất xứ của thực phẩm cũng đảm bảo rõ ràng, được cung cấp bởi công ty uy tín và có giá cả phù hợp.
- Quản lý khâu sơ chế thực phẩm: Sau khi nhập hàng hóa, đầu bếp cần sơ chế rau, củ, quả bằng cách rửa sạch thực phẩm với nước muối để loại bỏ một số vi khuẩn; những thực phẩm tươi sống nên bảo quản trong tủ lạnh để đảm bảo độ tươi nếu chưa sơ chế ngay. Ngoài ra, thịt của động vật cần phải chế biến sạch sẽ, xử lý đúng quy trình, sau đó đưa sang khâu chế biến.
- Chế biến thực phẩm: Cần kiểm tra lại thực phẩm sau khi đã sơ chế trước khi chế biến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi chế biến các món ăn, cần có khu vực nấu ăn sạch sẽ, thoáng mát, đội ngũ làm bếp chuyên nghiệp, các loại gia vị đảm bảo không có chất cấm và còn hạn sử dụng.
- Chia thức ăn thành các suất ứng với số người: Phía đầu bếp cần phân chia đồ ăn sao cho phù hợp thành các suất khác nhau, đảm bảo khay đựng đồ ăn sạch sẽ, đáp ứng định lượng, thực đơn do phía công ty cung cấp. Những người thực hiện chia nên có đơn giá cung cấp và số lượng công nhân viên ăn cơm.
Ngoài ra, để đảm bảo quản lý suất ăn công nghiệp hiệu quả, bạn có thể tham khảo các phần mềm quản lý suất ăn công nghiệp, đảm bảo tối ưu được số lượng nguyên vật liệu cũng như đảm bảo phân chia số lượng đồ ăn đúng chuẩn, tránh lãng phí, hạn chế các sai sót xảy ra khi phân chia thức ăn.
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đã dùng tới các thiết bị điện tử, phần mềm, máy móc hiện đại để quản lý các suất ăn trong nhà máy, doanh nghiệp dễ dàng. Đặc biệt, nhờ việc áp dụng các phần mềm trong quản lý đồ ăn công nhân viên, doanh nghiệp đã nhận được nhiều lợi ích không hề nhỏ, cụ thể như:
- Nhờ các phần mềm quản lý suất ăn công nghiệp, so với việc quản lý thủ công, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý chất lượng và chi phí khi cung cấp dịch vụ của mình.
- Các bộ phận quản lý suất ăn và nấu ăn cho công nhân viên có thể tiết kiệm thời gian, qua đó việc sản xuất ra một suất ăn cũng đảm bảo thời gian trung bình được tối ưu hơn.
- Doanh nghiệp cũng nhờ phần mềm mà có thể quản lý nhân viên của mình dễ dàng, tích hợp tính năng chấm công, lấy thẻ đồ ăn qua phần mềm, rèn luyện cho công nhân tính kỷ luật và có thể cắt giảm nhân sự không cần thiết.
- Doanh nghiệp có thể tổng kết doanh số dễ dàng hơn nhờ phần mềm, từ đó có thể đưa ra các kế hoạch điều chỉnh suất ăn cho phù hợp.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được quản lý suất ăn công nghiệp là gì và một số thông tin cần thiết về việc quản lý các suất ăn trong công nghiệp. Với những công ty, nhà máy, doanh nghiệp hỗ trợ, cung cấp bữa ăn cho công nhân viên thì cần đảm bảo quản lý nguyên vật liệu hiệu quả, đảm bảo chất lượng đồ ăn thơm ngon, đủ dinh dưỡng. Doanh nghiệp nên sử dụng các phần mềm quản lý để hỗ trợ trong việc quản lý các suất ăn của công nhân viên, giúp tối ưu hóa chi phí và hạn chế thức ăn thừa.
Bán bảo hiểm là một nghề có nhiều rủi ro, tuy nhiên cũng có không ít những thuận lợi trong nghề. Vậy có nên đi làm nhân viên bán bảo hiểm? Truy cập bài viết bên dưới để biết được câu trả lời nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ