Trong ngành xây dựng với rất nhiều quy trình, yếu tố phức tạp thì xây dựng được một quy trình quản lý dự án xây dựng bài bản sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho các đơn vị thực hiện. Nắm bắt rõ bản chất quản lý dự án xây dựng là gì qua bài viết dưới đây để cập nhật thật nhiều kiến thức chuyên ngành thực sự cần thiết để phục vụ quá trình hành nghề của bạn đạt được những thành tựu tốt nhất nhé.
MỤC LỤC
Quản lý dự án xây dựng là việc sử dụng sự chuyên nghiệp về mặt chuyên môn, kỹ thuật để phục vụ cho việc quản lý các dự án trong ngành xây dựng. Nói một cách dễ hiểu thì đây là hoạt động giám sát, lập kế hoạch, xây dựng dự án toàn diện cho công trình. Mọi vấn đề liên quan tới công trình đều sẽ được chú trọng quản lý để đảm bảo về chất lượng cũng như thời gian thi công, xây dựng diễn ra đúng kế hoạch.
Bước đầu có thể khẳng định đây là một hoạt động, một nhiệm vụ hết sức quan trọng của ngành xây dựng, bắt buộc phải được tiến hành mới giúp hoàn tất công trình đạt được những hạng mục chất lượng đã đề ra. Trên cái nhìn tổng thể dựa vào việc đã làm sáng tỏ khái niệm quản lý dự án xây dựng là gì, chúng ta sẽ dễ dàng chỉ ra từng vai trò quan trọng trong hoạt động này là gì.
Cùng My điểm lại các vai trò tiêu biểu nhất được hoạt động quản lý dự án xây dựng đảm đương ngay tại phần chia sẻ dưới đây nhé:
- Giám sát và kiểm tra sát sao tiến độ của từng đầu việc, qua đó lấy cơ sở để xây dựng kế hoạch sao cho phù hợp với từng mốc thời gian thực hiện.
- Đánh giá chính xác hơn về tình trạng tiến hành, đảm bảo công trình xây dựng đang được thực hiện đúng kế hoạch đã lập ra.
- Trợ giúp tạo ra các chỉ tiêu chọn nhà thầu, đánh giá hiệu quả các nhà thầu để chọn được đơn vị phù hợp nhất.
- Nhờ có cơ chế quản lý dự án xây dựng tốt mà nhà thầu cũng dễ dàng kiểm tra các yếu tố về người lao động và thiết bị phục vụ hoạt động xây dựng, sau đó báo cáo chính xác tình hình, số liệu.
- Dễ dàng theo sát tiến độ của dự án.
- Nhận diện được các sai sót khi thực hiện công trình, biết được công trình đang tiến hành chậm trễ ở đâu. Từ đó chủ động được trong việc đưa ra giải pháp để khắc phục.
Ngoài những vai trò trên, hoạt động quản lý dự án xây dựng còn rất nhiều tác dụng tuyệt vời khác thiên về sự tư vấn, trợ giúp, hỗ trợ, kiểm tra. Nhìn chung, những vai trò dường như không “đếm xuể” đã ngầm nói cho chúng ta biết rằng vai trò của hoạt động này lớn đến thế nào.
Cũng bởi vậy, một khi có thể tận dụng nó đưa vào thực tiễn thì các công việc trong mảng ngành xây dựng cũng sẽ thuận lợi được kiểm soát tốt và mang lại kết quả hơn cả sự mong đợi. Quản lý dự án xây dựng tốt là cách bạn tháo thành công mọi khâu phức tạp của ngành xây dựng nói chung và lĩnh vực thi công công trình nói riêng.
Nói tới quản lý dự án xây dựng không chỉ đơn giản là nhắc về một nghiệp vụ quản lý, hơn hết, nó còn nắm giữ vai trò to lớn hơn, trong diện mạo của một bộ phận, một dịch vụ phục vụ chuyên nghiệp ở mảng quản lý dự án xây dựng.
Ban quản lý dự án xây dựng đảm đương vai trò tham mưu cho chủ đầu tư. Họ đưa ra nhiều đề xuất phù hợp với mọi mặt liên quan tới dự án để qua đó giúp người chủ đầu tư dễ dàng quản lý tốt nguồn vốn. Bên cạnh đó, ban quản lý cũng trực tiếp giám sát mọi hoạt động trong quá trình thi công xây dựng dự án. Vậy rốt cuộc, ban quản lý này gồm những ai?
Ban chuyên môn thuộc Ban quản lý dự án xây dựng gồm có các bộ phận sau: Văn phòng chính, đảm nhận nhiệm vụ tổng hợp và thực hiện các kế hoạch. Các phòng ban cụ thể gồm phòng kỹ thuật, Thẩm định, phòng Kế toán, Tài chính, Điều hành dự án, Tư vấn, quản lý dự án.
Những phòng ban vừa kể trên sẽ thực hiện các nhiệm vụ chính bao gồm:
- Quản lý sát sát tiến độ thi công công trình xây dựng, đảm bảo môi trường làm việc chuẩn an toàn lao động.
- Quản lý tổng thể các vấn đề liên quan tới dự án bao gồm nguồn lực, chi phí phục vụ cho công trình.
- Bám sát tiến độ thi công, thực hiện dự án
- Nắm bắt công tác thi công, hợp đồng, các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình công trình được thực hiện.
Hầu hết mọi nhiệm vụ của ban quản lý dự án đều xoay quanh nghiệp vụ quản lý, quy định nhiệm vụ cụ thể thường làm bao gồm: quản lý kế hoạch công việc, khối lượng và phạm vi cần thực hiện bên cạnh đảm bảo chất lượng cho dự án theo kế hoạch. Quản lý chi phí và các vấn đề về quá trình thi công của đội ngũ nhân công. Hệ thống thông tin và các hồ sơ dự án cũng nằm trong nhiệm vụ quản lý của Ban quản lý dự án xây dựng.
Có thể thấy, rất nhiều nhiệm vụ được đặt ra, nhiều công tác cần giải quyết xoay quanh công trình. Để làm tốt mọi thứ, những bộ phận, cá nhân có liên quan đều cần phải nắm bắt tốt phương pháp quản lý. Nếu như chưa có kinh nghiệm trong công tác này, hãy cập nhật phương pháp theo bí quyết dưới đây.
Ngày nay, đặc điểm dễ thấy của các dự án xây dựng đó là gia tăng về quy mô, số lượng dẫn tới quá trình quản lý trở nên phức tạp và khó khăn hơn nhiều. Bởi thế, nếu nhà đầu tư không có được phương pháp quản lý tối ưu, hợp lý mọi vấn đề liên quan thì sẽ khó hoàn thành dự án đúng kế hoạch, tiến độ. Trong khi đó, nắm chắc phương pháp quản lý dự án xây dựng sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra định hướng phù hợp, biết cách cân đối nguồn ngân sách đầu tư, có thể thi công công trình một cách chính xác, có hiệu quả. Vậy thì cần thiết để bạn thu nạp ngay những phương pháp cần thiết, quan trọng sau đây để quản lý dự án trong xây dựng hiệu quả.
Việc phân tích các yếu tố dữ liệu và ghi chép lại chúng một cách tỉ mỉ qua từng giai đoạn là nhiệm vụ quan trọng trong nghiệp vụ quản lý, qua đó giúp giám sát công việc chu đáo, tỉ mỉ nhất. Bên cạnh đó, người quản lý dự án cũng phải nhạy bén trong nắm bắt tình hình vì công tác đó sẽ giúp bạn rút được nhiều kinh nghiệm làm việc, quản lý, từ đó đem lại hiệu quả trong quá trình dự án được thi công, xây dựng. Một người quản lý dự án giỏi sẽ luôn có thói quen ghi chép và phân tích tình hình.
Để quản lý tốt dự án xây dựng, nắm bắt rõ ràng các quá trình dự án diễn ra chi tiết như thế nào thì bạn phải nắm bắt đầy đủ các phương diện gồm tiến độ thi công, thông số kỹ thuật, chất lượng dự án, … Theo sát các yếu tố này ở từng bộ phận theo các mốc thời gian cụ thể, theo ngày, tuần, tháng.
Một nhà quản lý dự án xây dựng tài năng chẳng những biết cách kiểm soát mức độ thực thi công việc mà còn có thể đi từ cải thiện cho tới nâng cao lưu lượng dự trữ mọi kết quả đạt được từ trong công việc. Kết quả này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thi công dự án xây dựng ở các giai đoạn tiếp theo. Vì thế, hãy thường xuyên tăng khả năng lưu trữ lượng thông tin cần thiết và liên quan tới dự án.
Rất nhiều yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án, sẽ khiến cho dự án bị thay đổi là điều dễ hiểu. Vì vậy, khi lập kế hoạch cũng phải tính đến dự trù các phương án điều chỉnh sao cho phù hợp và linh động. Đồng thời, quản lý dự án phải nắm rõ tình hình để luôn chủ động đưa ra các phương án tối ưu và kịp thời.
Đảm bảo tiến độ cho việc thi công công trình là điều quan trọng, có vai trò quyết định tới kết quả dự án có thành công hay không. Khi tiến độ công trình được đảm bảo thì uy tín của đơn vị xây dựng, uy tín của nhà thầu cũng nhờ đó mà được nâng cao, đem tới hy vọng về sự hợp tác dài lâu.
Như vậy, qua những nội dung được chia sẻ ở bài viết này, chúng ta không chỉ hiểu rõ quản lý dự án xây dựng là gì mà còn nắm được đầy đủ quy trình quản lý đối với dự án xây dựng. Đây sẽ là thông tin quan trọng để giúp một nhà quản lý công trình nâng cao nghiệp vụ, ý thức cao hơn về trách nhiệm của mình trong quá trình quản lý các dự án xây dựng.
Tìm hiểu về QS qua bài viết dưới đây sẽ mang tới cho bạn những hiểu biết đầy đủ để biết rõ những cơ hội việc làm hấp dẫn tại vị trí này. Để có được những kinh nghiệm ứng tuyển và phát triển bản thân trong vai trò của một QS, hãy khám phá chi tiết QS qua bài viết dưới đây nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ