close
cách
cách cách cách cách cách

Proposal là gì? Hướng dẫn cách viết Proposal ấn tượng, thành công

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Proposal được hiểu là những đề xuất, ý tưởng dành cho một dự án hay công trình nào đó được trình bày dưới dạng văn bản, hình ảnh gửi tới cho đối tác, khách hàng. Tìm hiểu cách viết Proposal sao cho thu hút, ấn tượng, đạt được hiệu quả cao qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn.

1. Proposal là gì?

Proposal trong kinh doanh có nghĩa là đề xuất, là đề nghị bằng văn bản trình bày về ý tưởng, hình ảnh, thiết kế hoặc phương thức tổ chức sự kiện từ người bán cho khách hàng tiềm năng. Proposal thường có cấu trúc gồm 4 phần sau:

  1. Giới thiệu – An introduction
  2. Đặt khách hàng là trung tâm – Client-centered
  3. Trình bày chi tiết về những gì bạn đề xuất với khách hàng – A detailed description of what you propose to do
  4. Chuyên môn, khả năng và kinh nghiệm của bạn – Your expertise and experience

Proposal được định nghĩa trong từ điển tiếng Anh là “a suggestion, sometimes a written one” (một gợi ý, đôi khi là một gợi ý được viết ra), hoặc “a suggestion for a possible plan or action” (một gợi ý cho kế hoạch, hành động có thể xảy ra). Proposal là danh từ có cách phát âm là /prəˈpəʊ.zəl/. Một số cấu trúc đi kèm với danh từ này trong tiếng Anh như:

Cấu trúc 1: Proposal + to V

Ví dụ: This is the government’s proposal to reduce unemployment benefit. (Đây là dự kiến của chính phủ để giảm lợi ích cho người thất nghiệp)

Cấu trúc 2: Proposal + that + Mệnh đề

Ví dụ: There was a point at the proposal that the project will be started in the early 2022. (Có một điểm trong bản kế hoạch chỉ ra rằng dự án sẽ được bắt đầu vào đầu năm 2022.)

Cấu trúc 3: Proposal for sth

Ví dụ: The government rejected the proposal for a rise in country’s minimum wage. (Chính phủ từ chối đề nghị tăng mức lương cơ bản ở đất nước).

Proposal là gì

Một số cụm từ thường đi kèm với Proposal như:

  • make a proposal: làm một bản kế hoạch

  • Put forward a proposal: đưa ra một đề nghị

  • Submit a proposal: gửi một đề xuất

  • Approve a proposal: Phê duyệt một gợi ý

  • Consider a proposal: Xem xét bản đề xuất

  • Reject a proposal: Từ chối đề xuất

  • Budget/ spending proposal: ngân sách, đề xuất chi tiêu

  • Merger/project/tax proposal: sáp nhập/ dự án/ đề xuất thuế

  • Acceptance of proposal: chấp nhận đề nghị

  • counter proposal: sự đề nghị lại

  • Proposal of Insurance: đề nghị bảo hiểm

  • Price Proposal: sự đề nghị giá

Proposal trong hoạt động kinh doanh được hiểu là những đề xuất, ý tưởng thiết kế hoặc phương thức tổ chức một sự kiện hay dự án công trình được trình bày cụ thể dưới dạng văn bản, hình ảnh thông qua các phần mềm như Word, Excel, Powerpoint. Một Proposal thông thường sẽ có nội dung xoay quanh các câu hỏi như:

  • What: chủ đề, nội dung của đề xuất là gì

  • When: đề xuất cần được thực hiện khi nào

  • How: phương thức thực hiện đề xuất như thế nào

  • Who: ai là người thực hiện, chịu trách nhiệm cho công việc này

  • Why: tại sao đề xuất này nên được thực hiện

  • Where: địa điểm thực hiện đề xuất

2. Nội dung của Proposal là gì?

Nếu bạn là người chịu trách nhiệm làm Proposal cho công ty, doanh nghiệp của bạn nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm thì có thể tham khảo cấu trúc của một Proposal như sau:

  • Phần giới thiệu (Introduction)

  • Nêu lợi ích của các bên tham gia

  • Trình bày chi tiết sản phẩm của doanh nghiệp

  • Thể hiện khả năng, kinh nghiệm chuyên môn của bạn

Proposal là gì

Cụ thể trong từng phần, bạn cần đề cập đến một số nội dung như sau:

Phần giới thiệu: nêu rõ tên chương trình, tên dự án, hình thức tổ chức, nêu lý do gửi bản Proposal này, người tham gia dự án, người chịu trách nhiệm chính.

Phần lợi ích: Khi tạo bản Proposal, bạn cần nhấn mạnh vào những lợi ích mà khách hàng và đối tác có thể nhận được khi tham gia vào dự án này. Nêu rõ thời gian, địa điểm tổ chức, khung thời gian chương trình để bên đối tác và khách hàng tiện sắp xếp.

Phần mô tả sản phẩm: diễn tả chi tiết những đề xuất bạn đang muốn truyền tải tới khách hàng. Đồng thời, bạn cũng cần mô tả chi tiết về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để tăng niềm tin với khách hàng, đối tác. 

Với những Proposal đơn giản, bạn chỉ cần tóm gọn một danh sách về dịch vụ và bảng giá của doanh nghiệp. Với những Proposal chi tiết hơn, bạn có thể nêu cụ thể về sứ mệnh, giá trị cốt lõi của công ty, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch marketing, chiến lược tiếp thị, chiến lược phát triển thương hiệu,...

Phần nêu lên chuyên môn, kinh nghiệm của công ty: Phần nội dung này sẽ giúp bạn thuyết phục khách hàng tiềm năng, đối tác tin tưởng vào doanh nghiệp của bạn và quyết định lựa chọn công ty của bạn để thực hiện dự án của họ. Ở phần này, nội dung thường sẽ giới thiệu về lịch sử công ty, cấu trúc công ty, các bộ phận trong công ty, mô tả những dự án đã thực hiện, các giải thưởng, chứng chỉ nhận được,...

3. Định hướng viết Proposal

Khi thực hiện Proposal, để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất, cần chú trọng một số điều sau đây:

  • Xác định đúng đối tượng mục tiêu: khi đã xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu, người thực hiện Proposal sẽ dễ làm nội dung có tính thuyết phục và hiệu quả cao, có thể thu hút được sự tò mò của độc giả.

  • Xác định vấn đề mà Proposal giải quyết:  Xác định được vấn đề mà khách hàng muốn biết, tìm ra vấn đề mà khách hàng gặp phải để thuyết phục khách hàng rằng doanh nghiệp của bạn là lựa chọn đúng đắn để giải quyết vấn đề đó.

  • Xác định giải pháp: Nêu ra hướng giải quyết cho vấn đề để thuyết phục những khách hàng còn đang nghi ngờ và chưa thực sự tin tưởng.

  • Kết luận Proposal: Nêu ra chi phí, lợi ích và tổng kết lại đề xuất.

Khi viết Proposal, cần thể hiện phong cách riêng của bạn để thể hiện sự khác biệt của doanh nghiệp so với những doanh nghiệp khác. Đồng thời, khi viết Proposal, bạn cần phải xây dựng những cuộc đối thoại cởi mở với đối tác, khách hàng để họ có thể chia sẻ nhiều hơn. Cần phải chỉnh sửa thật nhiều lần trước khi trình bày bản Proposal chính thức tới khách hàng, đối tác. 

Như vậy, trên đây là giải thích của Vieclam123 về “Proposal là gì”. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Hãy theo dõi thêm nhiều bài viết hay từ Vieclam123.vn nhé!

>> Xem thêm tin:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.