close
cách
cách cách cách cách cách

Procurement Manager là gì và mô tả công việc chi tiết nhất đến bạn

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Procurement Manager là gì? Đây là một vị trí vô cùng quan trọng để cho hoạt động mua hàng được quản lý một cách chặt chẽ nhất. Vậy, hãy xem những chia sẻ dưới ngay đây để khám phá khái niệm Procurement Manager và các kiến thức cần trang bị cho mình nhé!

1. Đáp án Procurement Manager là gì cực chuẩn

Procurement Manager là một cụm từ tiếng Anh và khi dịch nghĩa ra có thể hiểu là vị trí quản lý thu mua, mua hàng trong các doanh nghiệp. Từ procurement sẽ có nghĩa là thu mua còn manager có nghĩa là quản lý. 

Đây là vị trí đặc biệt quan trọng trong các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực sản xuất thì vị trí này lại càng không thể thiếu. Ở mỗi doanh nghiệp thì hoạt động về thu mua sẽ được thực hiện bởi một bộ phận chuyên biệt và cá nhân đứng đầu sẽ là Procurement Manager.

Procurement Manager là gì
Đáp án Procurement Manager là gì cực chuẩn

Trong các doanh nghiệp thì Procurement Manager là những cá nhân trực tiếp quản lý và đưa ra những quyết định các nhà cung cấp để đảm bảo được doanh nghiệp họ làm việc có chất lượng sản phẩm tốt nhất. Họ sẽ thương lượng với các bên đối tác để bàn về giá cả sản phẩm, chất lượng hàng hóa,...

2. Công việc của Procurement Manager và những điều cần biết khác

2.1. Nhiệm vụ phải thực hiện của Procurement Manager

Trong chuỗi cung ứng hàng hóa thì thu mua chính là hoạt động được diễn ra đầu tiên và có vai trò cực quan trọng. Nhờ đó mà vai trò Procurement Manager chính là đảm bảo được những hoạt động trong quy trình mua hàng, thu mua được diễn ra thật trơn tru. Thông qua quá trình này thị hoạt động về sản xuất sẽ đạt được hiệu suất tối đa. 

Trong mỗi doanh nghiệp sản xuất sẽ có một quy trình thu mua khác nhau nhưng những nhiệm vụ của một Procurement Manager sẽ không hề thay đổi và họ phải đảm nhiệm được những nhiệm vụ như sau:

- Tạo lập các ý tưởng và tiến hành lập lên những kế hoạch về mua hàng.

- Tiến hành nghiên cứu để có thể kiếm tìm ra nguồn sản phẩm chất lượng cùng với nhà cung cấp tốt nhất.

- Đảm bảo được sự ổn định trong hoạt động mua hàng tại doanh nghiệp.

Nhiệm vụ của Procurement Manager
Nhiệm vụ phải thực hiện của Procurement Manager

- Xây dựng kế hoạch, triển khai, đánh giá nhà thầu để từ đó tìm ra được đối tác phù hợp, các nhà cung ứng chất lượng.

- Luôn tìm kiếm những nguồn hàng mới với chất lượng tốt, giá cả phải chăng  cho doanh nghiệp.

- Tham gia kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ những nguồn hàng được mua từ phía đối tác ở mọi mặt.

- Khi có những sự cố liên quan đến hàng hóa thì quản lý mua hàng sẽ phải khiểu lại để đảm bảo những điều khoản trong hợp đồng tuân thủ đúng quy định đã ký kết.

- Sau khi giao nhận hàng hóa cần phải tiến hành kiểm kê đồng thời quản lý toàn bộ những mặt hàng tồn kho. Thông qua các hoạt động này thì quy trình sản xuất trong doanh nghiệp sẽ bảo đảm được tính ổn định và luôn liên tục.

Như vậy, những đầu việc cần phải thực hiện của một Procurement Manager khá nhiều và có nhiều nhiệm vụ khác nhau. Vì là cấp quản lý cho nên công việc của một Procurement Manager sẽ vất vả hơn rất là nhiều so với những nhân viên khác. Nhưng cũng chính vì sự vất vả này thì mức đãi ngộ trong công việc rất cao. Do đó rất nhiều người khao khát được đảm nhiệm vị trí quản lý mua hàng trong doanh nghiệp.

2.2. Top các kỹ năng cần có của một Procurement Manager

Là một người quản lý toàn bộ phòng ban thu mua thì một Procurement Manager không chỉ phải trang bị cho mình các kiến thức cho nghề nghiệp mà còn phải hội tụ nhiều kỹ năng tốt. Công việc của Procurement Manager cũng rất phức tạp và bạn cần phải trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản như:

2.2.1. Quản lý tài chính phải thật tốt

Nếu không có năng lực quản lý tài chính tốt thì một Procurement Manager sẽ không thể nào kiểm soát được ngân sách mua hàng trong doanh nghiệp. Do vậy, một kỹ năng quản lý tài chính sẽ là một kỹ năng gọi là bắt buộc phải có đối với quản lý thu mua.

Kỹ năng cần có của Procurement Manager
Các kỹ năng cần có của một Procurement Manager

Khi quản lý tốt tài chính thì Procurement Manager sẽ thực hiện thu mua một cách hợp lý đối với ngân sách được đưa ra. Thông qua đó sẽ đảm bảo cho hoạt động về sản xuất được ổn định và ngày càng gia tăng lợi nhuận hơn.

2.2.2. Khả năng lãnh đạo có quy củ

Đã là một nhân viên quản lý thì bạn sẽ không thể nào thiếu đi được cho mình kỹ năng lãnh đạo. Nếu không có kỹ năng này thì khả năng quản lý đội nhóm sẽ khó thống nhất và làm việc sẽ không đạt được hiệu quả cao.

Khả năng lãnh đạo không chỉ giúp cho bạn tăng hiệu suất trong công việc mà đồng thời còn tương tác được với các nhân viên một cách hiệu quả hơn. Nhờ vậy, hoạt động xử lý công việc được diễn ra trơn tru và tăng khả năng lãnh đạo quần hùng của Procurement Manager

2.2.3. Đàm phán có tính thuyết phục

Một Procurement Manager sẽ được đóng vai trò là người mua hàng và cũng là người cung ứng. Do đó sẽ phải tiếp xúc rất nhiều nhà cung cấp. Quá trình này không chỉ đòi hỏi ở họ có sự giao tiếp trôi chảy mà phải có khả năng đàm phán thuyết phục.

Top kỹ năng cần có của Procurement Manager
Top kỹ năng cần có của Procurement Manager cực chuẩn

Đối với kỹ năng đàm phán thì sẽ giúp cho Procurement Manager thuyết phục khách hàng một cách tốt hơn. Từ đó sẽ thương lượng được mức giá tốt nhất và tạo ra được nguồn doanh thu lớn trong doanh nghiệp.

2.2.4. Luôn có khả năng lường trước những rủi ro

Nhờ có kỹ năng quản trị rủi ro thì các quản lý thu mua sẽ tăng khả năng nhìn xa trông rộng của bản thân. Qua đó thì sẽ giúp họ nhận biết được nhà cung cấp chất lượng và đưa ra được những quyết định đúng đắn khi tiến hành  hợp tác.

Không chỉ vậy, nhờ có khả năng quản trị rủi ro thì các Procurement Manager sẽ tiên đoán và lường trước được những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình làm việc và từ đó tránh được một cách tối đa nhất.

2.2.5. Khả năng phân tích thấu đáo

Mỗi Procurement Manager khi lập những kế hoạch thực hiện các công việc của mình cần phải phân tích kỹ lưỡng những kế hoạch và từ đây sẽ đưa ra được những quyết định thu mua hợp lý nhất. Đồng thời qua khả năng phân tích sẽ giúp cho cá nhân đảm nhiệm Procurement Manager tăng khả năng sáng tạo, tiên đoán tình hình trong quá trình làm việc của mình.

Điều kiện để trở thành Procurement Manager
Điều kiện để trở thành Procurement Manager chuyên nghiệp

Ngoài những kỹ năng kể trên thì Procurement Manager còn có thể trang bị thêm cho mình những kỹ năng như là ngoại ngữ, sáng tạo, chịu áp lực trong công việc,...Với tập hợp các kỹ năng quan trọng thì sẽ giúp cho mỗi Procurement Manager nâng tầm giá trị bản thân của mình để làm việc tốt hơn và đồng thời có được sự thăng tiến vượt bậc trong công việc.

2.3. Cơ hội nghề nghiệp Procurement Manager

Với sự phổ biến của các doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực sản xuất, cung ứng thì cơ hội nghề nghiệp của Procurement Manager là gì? Không chỉ là một vị trí công việc có trọng trách lớn mà các cá nhân đảm nhiệm vị trí Procurement Manager sẽ còn có nhiều cơ hội nghề nghiệp rộng mở và khả năng thăng tiến cao.

Trên thị trường lao động hiện nay thì những công việc quản lý thu mua là rất nhiều và có nhiều mức lương hấp dẫn. Nếu bạn là người có đầy đủ năng lực chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp dày dặn thì khả năng trúng tuyển công việc này là rất dễ dàng.

Các ứng viên với xuất phát là từ ngành kinh tế, quản trị hoặc một vài ngày khác sẽ rất phù hợp để ứng tuyển vị trí Procurement Manager. Nhưng do sự phổ biến của nghề cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt cho nên ứng tuyển công việc Procurement Manager  là không hề dễ dàng.

Cơ hội nghề nghiệp Procurement Manager
Tìm hiểu về cơ hội nghề nghiệp Procurement Manager

Những nhà tuyển dụng khi đó sẽ yêu cầu ứng viên có ít nhất 5 năm kinh nghiệm cùng với những yêu cầu cao về học vấn cũng như là kinh nghiệm. Vì thế bạn phải xác định năng lực của bản thân cũng với quỹ kinh nghiệm của mình để ứng tuyển cho thật phù hợp.

Và dĩ nhiên với những yêu cầu cao trong công việc của Procurement Manager như vậy thì cá nhân đảm nhiệm công việc này sẽ nhận được mức thu nhập xứng đáng. Mức thu nhập sẽ được phân chia theo năng lực và bạn sẽ nhận được tối đa là 20 triệu – 30 triệu đồng/tháng. Cho nên khả năng thu hút nghề nghiệp quản lý thu mua ngày càng tăng cao hiện nay. 

Một vị trí quản lý tốt luôn là mong muốn của rất nhiều người hiện nay và Procurement Manager cũng vậy. Bạn sẽ không chỉ có được cơ hội phát triển bản thân tốt mà sẽ có thêm nhiều cơ hội tốt trên con đường sự nghiệp của mình

Từ những chia sẻ ở bài viết trên hy vọng rằng đã giúp cho bạn hiểu được Procurement Manager là gì. Nếu như bạn đang có sự quan tâm đến vị trí này thì chúc cho bạn sớm đạt được mong ước của bản thân và dành được nhiều sự thành công trên con đường sự nghiệp.

Quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm

Bạn biết gì về chuỗi cung ứng thực phẩm? Đến ngay với bài viết sau đây để trang bị cho bản thân những kiến thức về quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm ngay nhé!

Quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.