close
cách
cách cách cách cách cách

PR là gì và những bí quyết để đạt hiệu quả cao nhất trong nghề PR

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

PR không phải là nhóm ngành nghề mới tại Việt Nam, song không phải ai cũng biết PR là gì cúng như có cách hiểu đúng đắn về thuật ngữ này. Bài viết dưới đây Vieclam123 sẽ giới thiệu chi tiết nhất nghề PR cũng như những cách thức, bí quyết, quy trình để thành công trong lĩnh vực PR

.1. Giới thiệu tổng quan PR là gì?

PR là gì? Quảng cáo và PR là một hay khác nhau? Làm thế nào để PR sản phẩm tốt nhất và tạo được chiến lược truyền thông lâu dài ... là những nhóm câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Hãy cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây để giải đáp vấn đề PR nhé.

1.1. Bản chất PR là gì?

PR là gì

Tìm hiểu khái niệm và bản chất PR

PR là tên viết tắt tiếng Anh của cụm từ Public Relations, dịch ra có nghĩa là quan hệ công chúng.

Vào năm 1990, hàm nghĩa của thuật ngữ “quan hệ công chúng” lần đầu được Ivy Lee và Edward Louis Bernays đưa ra chính là chức năng quản, sắp xếp thái độ của công chúng, xác định các chính sách, định hướng để từ đó thực hiện chương trình hành động nhằm mục đích cuối cùng là có được sự chấp thuận của khách hàng.

Vào năm 1978 - 1982, Hiệp hội Quan hệ Công chúng Thế giới đã khái quát và đưa ra định nghĩa thuật ngữ quan hệ công chúng là nghệ thuật và khoa học xã hội trong việc phân tích, định hướng, đưa ra những hành động cụ thể và chiến lược để đem lại lợi ích cho cả tổ chức và công chúng (cộng đồng).

Từ năm 2012 trở lại đây, thuật ngữ này được công nhận phổ quát kết luận hàm nghĩa: Quan hệ công chúng là quá trình giao tiếp và xây dựng lâu dài mối quan hệ lợi ích sao cho cả hai bên cùng có lợi nhiều nhất giữa các tổ chức và công chúng của tổ chức.

Ở Việt Nam, cùng với sự tiếp nhận thông tin phổ quát và ứng dụng tình tình thực tế, bản chất của PR chính là cách thức, quá trình truyền thông tin rộng rãi nhất đến công chúng, thu hút tương tác và đem lại lợi ích qua lại nhau.

1.2. Nhiệm vụ của PR là gì?

Người làm PR phải thực hiện được những nhiệm vụ chung và riêng:

  • Theo dõi, phân tích và đánh giá xu hướng phát triển cũng như hoạt động của hoạt động truyền thông nói chung, những hoạt động truyền thông có ảnh hưởng trực tiếp (hoặc gián tiếp) đến hình ảnh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, thiết lập mối quan hệ kết nối với các đơn vị truyền thông để cùng lúc vừa có thể làm nổi bật hình ảnh, vừa cung cấp những hiểu biết nhất định cho công chúng

  • Xử lý sự kiện PR: Sự kiện PR thực chất là những trạng thái, hoạt động hay biến động không tốt của truyền thông, động thái của công chúng mang tính tiêu cực gây ảnh hưởng xấu đến công ty, doanh nghiệp. Nhiệm vụ của một người làm PR lúc này là phải sử dụng những tri thức, kinh nghiệm và kỹ năng PR cần thiết để giải quyết, hạn chế tối đa việc làm ảnh hưởng xấu đến tài sản và doanh nghiệp chung. Xử lý hoang mang công chúng, cộng đồng, truyền thông và lấy lại hình ảnh doanh nghiệp

  • Lên kế hoạch tổ chức các hoạt động truyền thông, liên hệ và kết nối với báo chí để quảng bá rộng rãi hình ảnh đẹp của doanh nghiệp đến khách hàng

  • Phối hợp với các bộ phận khác thực hiện những công việc truyền thông cụ thể.

Nếu bạn yêu thích công việc truyền thông PR thì hãy vào và tạo ngay CV truyền thông tại Vieclam123.

2. Vị trí PR Manager

PR Manager là một trong những vị trí công việc được giới trẻ lựa chọn và là mục tiêu phấn đấu.

PR Manager dịch ra tiếng Việt có nghĩa là Quản lý nhóm quan hệ công chúng. 

Ngoài những công việc một PR cơ bản có thể làm, PR Manager phải có đầu óc linh hoạt và nắm bắt thị trường truyền thông cực tốt, có khả năng quan sát và phân tích vấn đề, đồng thời có thể xác lập những chiến thuật PR để có thể định hướng, phân công, đánh giá và xử lý cùng những thành viên trong bộ phận quan hệ công chúng.

Thông thường, 1 nhân viên PR cơ bản có thể nhận mức lương cứng 8 - 10 triệu (cộng với tiền thưởng dự án và những thu nhập làm thêm trong lĩnh vực PR). Còn PR Manager có thể thu nhập lên đến 30 triệu với những công việc có tính chất không chênh lệch quá nhiều. 

Tuy nhiên, để làm được PR Manager bạn không chỉ cần phải có những tố chất PR nhất định mà còn phải có kinh nghiệm để có thể xử lý rất nhiều tình huống phát sinh và áp lực trong ngành truyền thông.

3. Phân biệt PR và quảng cáo

PR là gì

So sánh sự khác nhau giữa PR và quảng cáo

Do sự giao lưu của nền kinh tế, nhất là trong lĩnh vực truyền thông, tại Việt Nam PR hay bị hiểu nhầm và đánh đồng là quảng cáo, bán hàng hoặc giới thiệu sản phẩm thuần túy. Tuy nhiên cách hiểu này làm cho định nghĩa PR bị thu hẹp lại và không khái quát được hết chức năng, bản chất của thuật ngữ này.

Vậy PR và quảng cáo có những điểm nào tương đồng và điểm nào khác biệt?

Tương đồng

PR và quảng cáo đều là hình thức truyền thông, thông qua những cách thức, phương tiện truyền thông nhất định để quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm và cung cấp những thông tin hữu ích đến khách hàng, cộng đồng.

Khác biệt

  • Về chi phí truyền thông: Quảng cáo là hình thức truyền thông phải bỏ ra chi phí vật chất trực tiếp (tiền) để đem lại kết quả truyền thông, trong khi PR lại là hình thức truyền thông lan truyền - chi phí gián tiếp - là khả năng thuyết phục bằng ngôn từ, hành động cùng những kỹ năng PR đem lại kết quả PR

  • Mục đích hướng đến: PR giới thiệu sản phẩm, quảng cáo doanh nghiệp hướng đến mục đích tạo dựng niềm tin của công chúng, trong khi đó quảng cáo lại tập trung vào sản phẩm bán ra để đạt được kết quả gần nhất (sản phẩm)

  • Sản phẩm được PR sẽ đáng tin cậy và có mức độ tin cậy phổ biến hơn quảng cáo

  • Phương tiện truyền đạt: Quảng cáo là hình thức truyền thông mà trong đó sẽ thường đi kèm với hình ảnh, mô phỏng thị giác, tự do sáng tạo và có thể thổi phồng tính chân thực trong 1 giới hạn nhất định. Còn PR lại là hình thức truyền thông sử dụng ngôn từ là công cụ thuyết phục khách hàng, cộng đồng sao cho đối tượng tiếp nhận nhận thức được tầm quan trọng của sản phẩm PR, được kiểm định tính chân thực

  • Quảng cáo là đơn vị trực tiếp quảng cáo, truyền thông sản phẩm. Còn PR phải có sự xác nhận, kết nối và liên kết với bên thứ 3 (báo chí). Do vậy PR sẽ có độ tin cậy cao hơn quảng cáo.

4. Những bước để thành công trong nghề PR hiện nay

Bước 1: Xác định mục tiêu chiến lược truyền thông gần trong tương quan với định hướng chiến lược truyền thông lâu dài

Bước 2: Xác định đúng đắn đối tượng truyền thông, khoanh vùng phạm vi truyền thông gần và xa, trực tiếp và gián tiếp (khách hàng mục tiêu)

Bước 3: Xây dựng chiến lược truyền thông trong đó trọng tâm là xác định con đường, phương thức giao tiếp làm sao để đạt được hiệu quả giao tiếp nhất (hiệu quả giao tiếp ở đây chính là niềm tin của công chúng - khách hàng)

Bước 4: Vận dụng những chiến thuật PR của cá nhân hoặc có thể học hỏi đối thủ cũng như thị trường PR nói chung, là cách mà bạn sử dụng tất cả nguồn lực của mình như kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ chuyên nghiệp, ngôn ngữ cơ thể, tư duy, cử chỉ, hành động, thần thái và kiến thức về sản phẩm. 

Ngoài ra, trong chiến thuật PR việc tận dụng những mối quan hệ xung quanh như quan hệ báo chí, cũng là công cụ đắc lực để bạn thành công trong lĩnh vực mình PR

Bước 5: Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể

Trong kế hoạch này, bạn phải định hướng xem mình đi như thế nào và đi cùng ai

Ngoài những bí quyết trên, việc thiết lập ngân sách, kinh phí cho toàn bộ chiến lược cũng là yếu tố rất quan trọng để sau khi đạt được hiệu quả trong mối tương tác 2 bên cùng có lợi giữa doanh nghiệp và công chúng, ngân sách sẽ bị hao hụt ở mức hạn chế nhất (khả năng lãi cao).

Làm đúng ngành PR là một định hướng nghề nghiệp rất tốt và triển vọng cho những người học Truyền thông, báo chí và những ngành nghề liên quan. Hy vọng bài viết đã giải đáp cho bạn đọc PR là gì cùng những kiến thức chắc chắn nhất để có thể đi đến và đứng vững trong quan hệ công chúng. Truy cập website: Vieclam123.vn để cập nhật tin tức và tạo hồ sơ việc làm miễn phí nhanh nhất.

>> Tham khảo thêm tin:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.