Khi là một Kế toán viên chắc hẳn bạn đã từng nghe qua về cụm từ PPE. Đây là một thuật ngữ mà hầu như những người làm Kế toán chuyên nghiệp đều phải biết. Tuy nhiên với những cá nhân mới ra trường hoặc đang còn là sinh viên thì cụm từ PPE chắc hẳn còn khá lạ lẫm. Vậy, PPE trong Kế toán là gì? Để có được những nội dung thông tin về PPE trong Kế toán chuẩn xác nhất thì hãy cùng xem ngay bài viết dưới đây của vieclam123.vn nhé!
MỤC LỤC
Trong ngành Kế toán có đến hàng ngàn thuật ngữ và cụm từ mà mỗi Kế toán viên luôn cần phải nắm bắt. Đặc biệt là những thuật ngữ bằng tiếng Anh, các Kế toán viên cần phải luôn luôn nắm rõ các từ ngữ đó để phục vụ cho công việc của bản thân. Ngoài những thuật ngữ cơ bản như là balance sheet, tax, Assets, reconcile,...thì một trong số đó không thể nào không nhắc đến thuật ngữ PPE.
Nếu như bạn là người đang theo đuổi chuyên ngành Kế toán thì sẽ cần phải nắm bắt được các thuật ngữ có trong ngành. Đây sẽ là việc giúp ích rất nhiều cho công việc của Kế toán viên và thể hiện bản thân là người có năng lực chuyên môn. Và một trong số đó sẽ không thể nào thiếu đi được thuật ngữ PPE. Vậy, PPE trong Kế toán là gì và có khái niệm như thế nào?
PPE chính là tài sản cố định và được viết tắt bởi 3 từ là Property, Plant, Equipment (đất đai, nhà xưởng, thiết bị). Tài sản cố định chính là tài sản dài hạn của doanh nghiệp và nó thường được xuất hiện trong bảng cân đối Kế toán. PPE sẽ không có bất động sản.
Vì là tài sản dài hạn cho nên PPE sẽ thường có giá trị lớn và tồn tại trong khoảng thời gian trên 1 năm. Để thấy được PPE thì chúng ta cần phải nhìn vào bảng cân đối Kế toán và được chia thành hai dạng chính là:
- Tài sản cố định vô hình (Intangible assets) gồm các yếu tố như là bằng sáng chế, quyền tác giả, sáng chế khoa học, phần mềm máy tính,...
- Tài sản cố định hữu hình (Property, plant, equipment) gồm những loại tài sản như là: đất đai, máy móc, thiết bị,...
Như vậy, qua phân tích trên chắc hẳn bạn đã nắm bắt được khái niệm của PPE trong Kế toán. Đây là một từ ngữ vô cùng cơ bản và khá quen thuộc đối với những người làm trong ngành Kế toán. Nếu theo đuổi Kế toán thì từ PPE chắc hẳn phải được nắm rõ và nắm bắt một cách chính xác về thông tin.
Như vậy, chúng ta đã nắm bắt được khái niệm cơ bản của PPE trong Kế toán là gì. Đây còn được gọi là tài sản cố định của doanh nghiệp và trong bảng cân đối Kế toán thì PPE sẽ nằm ở mục tài sản dài hạn.
Đối với tài sản cố định vô hình thì đây là những loại tài sản của doanh nghiệp sẽ không được xác định về hình thái vật chất. Loại tài sản này sẽ được thể hiện một cách chi tiết về giá trị đã được đầu tư và nó sẽ mang được hiệu quả kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp.
Với tài sản cố định hữu hình thì đây là những loại tài sản có hình thái vật chất cụ thể như là các công trình, kiến thức, nhà kho, cơ sở làm việc, đường xá….Tất cả các loại tài sản này sẽ được phục vụ chủ yếu cho mục đích sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
Không những thế những loại hình như là máy móc, thiết bị được dùng trong doanh nghiệp mà có giá trị và có thể sử dụng sẽ được tính vào tài sản cố định hữu hình. Phương tiện và những thiết bị truyền dẫn, quản lý, các dụng cụ,...sẽ đều được tính vào tài sản cố định của doanh nghiệp.
Để đảm bảo được sự phát triển bền vững của doanh nghiệp thì PPE có một vai trò vô cùng to lớn và vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Các nhân viên Kế toán khi thiết lập bảng cân đối thì cần phải xác định một cách chính xác nhất về tài sản cố định đang có trong doanh nghiệp. Điều này sẽ khiến cho doanh nghiệp nắm được năng lực kinh doanh hiện tại từ đó có những phương án hoạt động sao cho thật hiệu quả và phù hợp.
Không chỉ vậy, PPE còn là một thành phần không thể nào thiếu được trong doanh nghiệp để nắm bắt về tình hình tài sản cố định hiện có. Qua đây, từ những tiềm năng sẵn có của doanh nghiệp thì sẽ thu hồi được vốn đầu tư cũng như là tái sản xuất kinh doanh.
Một doanh nghiệp để tồn tại và phát triển sẽ là không thể nào thiếu đi được tài sản cố định. Đây không chỉ là yếu tố để định hình lên doanh nghiệp mà còn giúp cho bộ phận Kế toán tổng hợp các thông tin liên quan đến báo cáo tài chính. Qua đây có thể xác định được rằng PPE là một phần vô cùng cần thiết và không thể nào thiếu đi trong doanh nghiệp.
Muốn biết được tiêu chuẩn xác định PPE trong Kế toán là gì thì bạn cần dựa vào những yếu tố sau đây:
- Trước tiên thi doanh nghiệp cần phải xác định được tài sản đó có lợi ích và có thể sử dụng được. Việc này sẽ xác định bằng cách xem vào phần doanh thu của doanh nghiệp. Nếu doanh thu của doanh nghiệp tăng thì tức là tài sản đó có nhiều lợi ích.
- Thời gian sử dụng tài sản cố định ít nhất là trên 1 năm. Điều này sẽ nhằm khẳng định rằng tài sản đó có lợi ích.
- Giá trị của PPE cũng cần phải có giá trị lớn, ít nhất là trên 30 triệu đồng đồng và phải được xác định theo quy định hiện hành.
Như vậy, những yếu tố trên là toàn bộ tiêu chuẩn của PPE trong Kế toán khi mà đưa vào sử dụng trong doanh nghiệp. Những yếu tố này cần phải nắm rõ bởi các Kế toán viên phục vụ cho các mục đích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp.
Muốn xác định được nguyên giá PPE trong Kế toán thì bạn sẽ phải áp dụng theo những cách thức sau đây:
Đây có nghĩa là ghi nhận ban đầu và nguyên giá tài sản cố định sẽ được ghi nhận bao gồm tất cả các loại chi phí cần thiết. Những loại chi phí này sẽ đảm bảo được tài sản sẽ được đưa vào trạng thái sẵn sàng hoạt động: chi phí vận chuyển, chi phí lắp đặt, chi phí thuê chuyên gia, chi phí chuẩn bị địa điểm và giá mua trên hóa đơn.
Với những kỳ Kế toán kế tiếp thì sẽ được ghi nhận tiếp theo giá trị trên sổ sách PPE theo hai phương pháp là nguyên giá và đánh lại giá trị.
Còn đối với các chi phí sản xuất chung, quản lý chi phí trước vận hành, chi phí đào tạo nhân viên trước khi sử dụng tài sản, hao hụt định mức,...sẽ không được tính vào nguyên giá của PPE.
Vậy là những nội dung trên đã bật mí đến cho bạn về các thông tin PPE trong Kế toán là gì vô cùng chi tiết. Qua đây hy vọng đã giúp bạn phân định được một cách chính xác về tài sản cố định hữu hình cũng như là tài sản cố định vô hình và từ đó hoàn thiện bảng cân đối Kế toán một cách chính xác nhất.
Reconcile trong Kế toán là một thuật ngữ vô cùng phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu được đúng ý nghĩa của nó. Vậy để khám phá về khái niệm của Reconcile trong Kế toán là gì thì bạn đọc hãy xem ngay bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ