close
cách
cách cách cách

Các ưu điểm của phương pháp giáo dục Montessori trong dạy trẻ

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Phương pháp giáo dục Montessori mang nhiều ưu điểm trong cách dạy trẻ nhỏ từ khoảng 2 - 6 tuổi đem lại nhiều hiệu quả tích cực. Cùng Vieclam123.vn tìm hiểu ưu điểm của phương pháp dạy học này nhé. 

1. Khái niệm về phương pháp giáo dục Montessori

Phương pháp giáo dục Montessori là phương pháp dạy trẻ em do bác sĩ, nhà giáo dục Maria Montessori người Ý (1870 – 1952) phát minh. Đặc trưng của phương pháp này là học qua cảm giác với các giáo cụ trực quan. Phương pháp này hướng tới sự chấp nhận sự duy nhất của mỗi cá thể, cho phép trẻ phát huy được những tiềm năng riêng của bản thân, với sự tư duy, học tập độc lập, giúp hình thành tính tự lập tốt cho trẻ. Như vậy, Montessori tập trung đánh thức tiềm năng trong mỗi trẻ em với môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở với thầy cô dạy và dụng cụ học tập chuyên biệt.

Những trẻ từ 2 - 6 tuổi được dạy theo phương pháp giáo dục Montessori.

Các lớp học tổ chức theo mô hình Montessori đề cao tính riêng biệt của mỗi trẻ em và có quy định về cách bố trí phòng học, bài học phù hợp với những nhu cầu riêng của mỗi học sinh. Phương pháp này thường áp dụng cho trẻ nhỏ tuổi khoảng từ 2 – 6 tuổi, có thể nói là những năm đầu đời của mỗi người, khi mà các em bắt đầu nhận thức và học hỏi tốt hơn từ thế giới xung quanh. Ở giai đoạn lứa tuổi này, trẻ em có bản năng và sự nhạy cảm duy nhất đối với cuộc sống bên ngoài.

Như vậy, phương pháp Montessori giáo dục trẻ em nhằm mục đích xây dựng nền tảng cơ bản cho từng trẻ bắt đầu từ những năm đầu đời, lứa tuổi từ 2 – 6 tuổi. Với phương pháp học tập này, trẻ sẽ phát triển não bộ toàn diện hơn, rèn luyện nhiều kỹ năng cho trẻ sớm tạo điều kiện cho những cơ hội phát triển, thành công hơn sau này.

Phương pháp giáo dục Montessori có quan điểm tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt của mỗi cá thể để trẻ có thể phát triển tiềm năng của bản thân tốt hơn trong thời gian và không gian của riêng mình. Điểm nổi bật của phương pháp dạy học này là hướng tới tính tự lập, tự do trong khuôn khổ giới hạn để giúp trẻ hình thành nhân cách cho mình. Đó là sự tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ, đồng thời trang bị những kiến thức cần thiết cho học sinh có thể phát triển bản thân tốt hơn, kiến thức khoa học công nghệ hiện đại và tiến bộ hiện nay.

2. Đặc trưng của phương pháp giáo dục Montessori

Nói về phương pháp giáo dục Montessori, tổ chức Hiệp hội Montessori Quốc tế - viết tắt là AMI và Hiệp hội Montessori Mỹ - viết tắt là AMS nêu ra 5 đặc trưng cơ bản như sau:

2.1. Tổ chức lớp học ghép các lứa tuổi lại với nhau

Nếu như lớp học bình thường theo truyền thống từ trước tới nay chỉ gồm những học sinh cùng lứa tuổi thì lớp học theo phương pháp giáo dục Montessori sẽ có trẻ nhiều lứa tuổi khác nhau trong độ tuổi từ 2,5 – 3 tuổi đến trẻ em 6 tuổi. Với lớp học hỗn hợp các lứa tuổi này, các trẻ em lớn có thể giúp đỡ, chỉ dạy cho các em nhỏ tuổi hơn mình. Các em nhỏ chưa đến tuổi tới trường có thể làm quen trước với môi trường học mầm non để không con bỡ ngỡ, đặc biệt là với những em mới đi học mẫu giáo.

Mục đích của lớp học ghép các lứa tuổi lại với nhau này giúp trẻ rèn luyện tính hòa đồng tốt hơn, biết giúp đỡ người khác cho những trẻ em lớn. Trong khi đó, những bé nhỏ tuổi hơn sẽ linh hoạt, chủ động hơn trong khi chơi.

2.2. Trẻ được tự chọn hoạt động trong danh sách, kế hoạch của giáo viên

Trong mỗi buổi học, giáo viên sẽ lên kế hoạch, danh sách các hoạt động đa dạng để các em có thể tự lựa chọn hoạt động mà mình muốn một cách chủ động để tham gia hơn. Kế hoạch của giáo viên tạo ra có đa dạng các hoạt động sẽ khiến trẻ hứng thú và hào hứng hơn, đồng thời các em có thể tham gia đa dạng các hoạt động mà mình muốn từ đó tích lũy được nhiều kiến thức hơn, học hỏi tốt hơn cho bản thân. Ngay trong bản thân việc tự lựa chọn hoạt động cho mình, cha mẹ và thầy cô có thể biết được những điều mà trẻ thích làm và những ưu nhược điểm của từng đứa trẻ là gì để từ đó có thể phát huy, điều chỉnh hành động của trẻ hiệu quả và tốt hơn. Đồng thời, khi trẻ chủ động lựa chọn điều mình thích làm sẽ khuyến khích tốt hơn khả năng sáng tạo và tính hoạt bát của trẻ.

Trong phương pháp giáo dục này, trẻ được tự chọn hoạt động trong danh sách.

2.3. Trẻ không bị ngắt quãng hay làm phiền

Dạy trẻ biết tập trung cũng nằm trong mục tiêu của phương pháp giáo dục Montessori. Bởi sự tập trung là kỹ năng rất cần thiết, có vai trò làm nền tảng cho việc học hay thành công trong cuộc sống khi trưởng thành nhưng lại còn thiếu ở các lớp học truyền thống. Không để ngắt quãng sự tập trung của trẻ dù chúng đã hoàn thành hay chưa khi chuyển sang bài mới. Nếu thực hành ở nhà, cha mẹ cũng nên tạo điều kiện để con tập trung tốt nhất và tự hoàn thành cho mình. Lúc đầu có thể sai hay chậm chạp nhưng dần dần con bạn sẽ quen.

2.4. Trẻ học bằng trải nghiệm thực tế chứ không đơn thuần học lý thuyết

Phương pháp giáo dục Montessori cho phép trẻ trải nghiệm thực tế nhiều hơn qua các học cụ, các mô hình mang tính khám phá cao cùng kỹ năng xây dựng chứ không đơn thuần học lý thuyết với sự chỉ dạy của giáo viên. Chính bà Montessori và đồng sự đã nghiên cứu, phát triển và sáng tạo các học cụ giáo dục.

Bởi ở độ tuổi này, trẻ rất mau quên mà lại hiếu động nên phương pháp đề cao trải nghiệm thực té này sẽ giúp các em học trực quan nhất bằng những hoạt động của bản thân.

2.5. Phương pháp học hấp dẫn, thú vị

Vì có nhiều trải nghiệm thực tế và thực hành nhiều nên phương pháp giáo dục Montessori mang tới cho trẻ cơ hội học mà chơi, chơi mà học rất hấp dẫn và thú vị. Trẻ sẽ học được những kiến thức cần thiết thông qua những hoạt động mà mình yêu thích. Những hoạt động này phù hợp với lứa tuổi của các em thông qua những đồ vật, giáo cụ được thiết kế riêng biệt dành cho trẻ. Do đó, chúng có kích thước và khối lượng vừa phải. Ví dụ giúp trẻ nhận biết các chữ, hình, con vật hay màu sắc…

3. Điểm nổi bật trong bài học của phương pháp giáo dục Montessori

Với tính trải nghiệm thực tế của bản thân mỗi trẻ, phương pháp giáo dục Montessori gồm những bài học có nội dung đề cập tới những điều sau:

3.1. Nội dung thực hành trong cuộc sống hàng ngày

Trẻ sẽ được học các bài liên quan đến chủ đề tự phục vụ bản thân như chuẩn bị đồ ăn, cởi/mặc áo khoác, buộc dây giày.. và chăm sóc môi trường xung quanh như tưới cây, lau bụi trên giá kệ, lau bụi trên lá cây cảnh…

3.2. Chủ đề về giác quan

Cung cấp các bài tập cho trẻ có thể vận dụng 5 giác quan của mình một cách tốt hơn, thuần thục và nhanh nhạy hơn để phát triển toàn diện.

3.3. Chủ đề về ngôn ngữ

Các bài học theo phương pháp giáo dục Montessori cho phép trẻ được thể hiện, bày tỏ bản thân mình bằng lời tốt hơn. Từ đó, trẻ sẽ được làm quen và chỉ dạy cách nhận biết mặt chữ, tô chữ ra sao sớm.

3.4. Chủ đề về toán học

Các bài học cung cấp về lượng một cách cụ thể với những con số và phép tính cơ bản về số học như cộng – trừ - nhân – chia đơn giản để trẻ có thể làm quan và nhận biết tốt hơn ngay từ sớm.

3.5. Chủ đề về văn hóa

Cuối cùng là chủ đề về văn hóa như địa lý, nghệ thuật, lịch sử và cả khoa học qua các bài học cung cấp thông tin về đất nước, thời gian, động vật cùng lịch sử, âm nhạc rất đa dạng và phong phú để trẻ hiểu biết về thế giới.

4. Các nguyên tắc của phương pháp giáo dục Montessori

Phương pháp Montessori được tiến hành dựa trên các nguyên tắc sau đây:

nguyên tắc của phương pháp Montessori đề cao tính cá nhân để khởi gợi tiềm năng của trẻ.

4.1. Không áp đặt, tôn trọng trẻ

Phương pháp giáo dục Montessori rất tôn trọng quyền tự do của trẻ khi chọn cách học mà mình yêu thích theo từng độ tuổi phát triển, trong đó ưu tiên sự phát triển khả năng tập trung và tiềm năng của cá nhân. Do đó, việc áp đặt suy nghĩ của cha mẹ, thầy cô phải theo ý mình sẽ hoàn toàn trái ngược với nguyên tắc Montessori vì làm trẻ mất đi khả năng tư duy của mình. Chỉ cần trẻ được an toàn, hãy để con bạn tự do khám phá sẽ giúp chúng học được nhiều điều mới mẻ mà mình muốn. Từ đó sẽ hình thành tính tự lập và kích thích trí tuệ phát triển.

4.2. Học đi đôi với hành

Để trẻ tham gia vào các hoạt động thực tiễn là cách hiệu quả giúp con bạn ghi nhớ và hiểu những điều đã học. Bởi trẻ nhỏ thường bắt chước những điều mà mình thấy. Do đó, bạn chỉ cần chỉ dạy cách thực hiện và để trẻ tự làm.

Bạn có thể cho con trải nghiệm những kỹ năng thực tế như tự mặc/cởi quần áo, rót nước, ăn uống, để giày đúng nơi, tưới cây, quét bụi. Hay học những thói quen tốt như xếp hàng tới lượt mình, biết lắng nghe và đưa ra những lời nhận xét tích cực mang tính xây dựng… Những kỹ năng này giúp con bạn hòa nhập và tự tin, chủ động hơn trong cuộc sống sau này.

4.3. Môi trường thân thiện, không có hình phạt và phần thưởng

Nếu như cách giáo dục truyền thống, hình phạt và phần thưởng thường đi kèm với nhau trong giáo dục học sinh. Khi con đạt thành tích thì khen thưởng. Khi phạm lỗi áp dụng hình phạt nhất định đối với chúng như la mắng hay đánh đòn, so sánh với các bạn khác.

Nhưng phương pháp giáo dục Montessori không dựa vào 2 điều này. Khi trẻ làm sai, người hướng dẫn sẽ thực hiện cách làm đúng cho trẻ. Quan điểm của phương pháp này không trao thưởng, khen ngợi hay phạt lỗi mà chỉ khích lệ, động viên và ghi nhận sự cố gắng của trẻ.

4.4. Giúp trẻ có thể tập trung tối đa

Không xen vào những hoạt động mà trẻ đang say mê chơi để chúng có sự tập trung để tìm ra cách chơi riêng của mình cũng như tự giải quyết các vấn đề trong lúc thực hiện.

4.5. Yếu tố thiên nhiên có tác động tích cực

Những hoạt động học tập, tham gia các cuộc phiêu lưu kỳ thú ở ngoài trời với không khí mát mẻ, trong lành sẽ giúp chúng có nhiều cảm hứng hơn.

4.6. Đóng vai trò người hỗ trợ, đồng hành cùng trẻ

Ở phương pháp giáo dục Montessori, trẻ sẽ là chủ thể chính quan trọng nhất của việc học. Còn gia đình, nhà trường sẽ khơi dậy những tiềm năng của trẻ. Do đó, cha mẹ và thầy cô chỉ là người hướng dẫn, đồng hành với trẻ, khuyến khích chúng chủ động và tự học theo năng lực, sở thích riêng của mình. Họ sẽ trở thành những người bạn đồng hành với trẻ, làm bạn với chúng. Bạn hãy làm mẫu trước để bé bắt chước trước khi phán xét đúng sai. Không can thiệp trực tiếp vào việc học của con mà chỉ theo dõi chứ không bỏ mặc trẻ để đưa ra những gợi ý, hỗ trợ cần thiết để con bạn có thể tự phát triển tốt nhất.

5. Các giai đoạn phát triển của trẻ để theo học phương pháp giáo dục Montessori

Để học theo phương pháp giáo dục Montessori hiệu quả, cha mẹ cần nắm được các giai đoạn phát triển của con mình một cách cụ thể qua từng độ tuổi.

5.1. Giai đoạn từ 0 tuổi

Giai đoạn mới sinh, trẻ đã có thể vận động, kiểm soát cảm xúc và khái niệm về toán học nhưng còn khá giới hạn. Từ khi sinh ra, trẻ bắt đầu vận động với sự phát triển nhanh từ đẩy, trèo, lăn, bò, trườn và xoay người, đồng thời sử dụng các ngón tay để cầm, nắm… giúp trẻ dần hoàn thiện các kỹ năng.

Những năm đầu đời còn là giai đoạn giúp trẻ phát triển mối liên hệ tình cảm với cha mẹ. Khi cha mẹ tương tác, trẻ cố gắng giao tiếp bằng tiếng khóc, ọ ọe hay bi bô sẽ giúp chúng phát triển ý thức, kiểm soát cảm xúc và học hỏi để giao tiếp tốt hơn. Từ đó tạo nền tảng cho con bạn giao tiếp và tư duy phức tạp hơn.

Ngoài ra, từ khi mới sinh, trẻ đã có khả năng thiên bẩm về Toán học. Do đó, trẻ có thể chạm, xếp, phân loại và tương tác với các đồ vật từ đó nhận biết tốt về số lượng, các dấu hiệu và trình tự trong Toán học.

5.2. Giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở lên

Ở giai đoạn từ 6 tháng – 4 tuổi, trẻ có nhu cầu đặc biệt về sự trật tự và rất nhạy cảm với điều này đặc biệt ở khoảng 3 tuổi.

Ở giai đoạn này, trẻ có sự nhạy cảm nhờ các giác quan của mình để nhận ra những thay đổi ở bên ngoài. Biểu hiện như trẻ nổi cáu gặp chướng ngại vật hoặc gặp khó khăn, trẻ khó chịu khi thấy các sự vật xung quanh thay đổi.

Do đó, ở lứa tuổi này, cha mẹ nên dạy con về tính trật tự như sắp xếp đồ đạc theo trật tự nhất định như góc chơi, góc học tập, chỉ con cách đặt đồ chơi, đồ đạc đúng chỗ.

5.3. Giai đoạn từ khoảng 1 tuổi

Khi trẻ từ 1 tuổi, chúng thường thích những đồ vật nhỏ và dùng tay cầm, nắm, chạm hay sờ vào để cảm nhận chúng. Điều này giúp con bạn phát triển kỹ năng vận động, giúp các ngón tay có thể cầm nắm tốt hơn, đặc biệt là cầm bút viết sau này. Do đó, bạn hãy tạo cho con cơ hội chơi với các đồ vật nhỏ, không gây hóc hay sắc nhọn.

Đồng thời, cha mẹ có thể cùng con chơi với các đồ vật nhỏ để chơi trò chơi ngôn ngữ, ca hát, kể chuyển, bảng chữ cái… để khơi dạy khả năng học tập của con. Đặc biệt từ 1 tuổi, trẻ rất nhạy cảm về từ vựng với khả năng nghe, thẩm thấu và tiếp nhận ngôn ngữ rất tốt. Sau đó, khi quan sát, cảm nhận, vốn từ vựng của trẻ sẽ tăng lên.

Trẻ ở độ tuổi 1năm.

5.4. Giai đoạn từ 2,5 tuổi trở lên

Ở độ tuổi từ khoảng 2,5 tuổi, trẻ có sự cảm nhận về phát âm và hình dáng chữ cái nhanh hơn. Đồng thời phát triển khả năng đọc, viết mạnh từ lúc 4,5 tuổi – 5 tuổi. Để tăng khả năng học chữ của con, cha mẹ nên khơi gợi để con có thêm các hoạt động như tô hình chữ cái trên giấy bằng ngón tay…

Khi được 4 tuổi, bạn có thể dạy con phát âm chuẩn chữ cái, đọc các từ, đọc thành tiếng cũng như cách cầm bút, đặt bút và viết thuần thục hơn. Khi cha mẹ dạy con học chữ vào thời điểm này sẽ giúp chúng có nền tảng ngôn ngữ tốt hơn khi vào lớp 1.

5.5. Giai đoạn khoảng 3 tuổi

Khi được 3 tuổi, trẻ sẽ nhạy cảm hơn nhiều đối với âm nhạc. Chúng sẽ thích thú khi được tiếp xúc với âm nhạc qua giai điệu. Lúc này, trẻ thuộc bài hát rất nhanh qua nhiều ngôn ngữ khác nhau. Do đó, nếu có thể, cha mẹ cho con nghe nhạc và biểu diễn những bài hát mà con bạn yêu thích. Lúc này, âm nhạc có thể giúp não bộ phát triển hơn, giúp phát triển về kỹ năng xã hội, học vấn và tình cảm tốt hơn.

Tóm lại, cha mẹ nên biết các giai đoạn phát triển của trẻ để tối ưu hơn sự phát triển toàn diện cho trẻ về thể chất, trí tuệ và tinh thần.

Những ưu điểm của phương pháp giáo dục Montessori trong dạy trẻ hy vọng sẽ là những thông tin hay để bạn, đặc biệt là các phụ huynh tham khảo để dạy con tốt hơn. 

>> Xem thêm

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.