close
cách
cách cách cách

Mách bạn 10 phương pháp dạy học tích cực phổ biến nhất hiện nay

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Phương pháp dạy học tích cực giúp quá trình dạy và học trở lên hiệu quả hơn. Vậy phương pháp dạy học tích cực là gì? Vai trò của nó ra sao, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé. 

1. Phương pháp dạy học tích cực 

1.1. Phương pháp dạy học tích cực là gì?

Phương pháp dạy học tích cực là cách mà giáo viên và học sinh sử dụng các biện pháp, cách thức hành động của mình trong các tình huống, hoạt động nhỏ lẻ để tham gia vào việc thực hiện và điều khiển quá trình dạy và học. 

Để thực hiện tốt cách dạy học này, giáo viên phải là người có chuyên môn tốt, có bản lĩnh và kiên trì xây dựng phương pháp học tập chủ động cho học sinh sao cho vừa sức, thực hiện từ thấp đến cao. Muốn đổi mới phương pháp dạy học cần có sự hợp tác tốt giữa thầy và trò, phối hợp tốt giữa hoạt động dạy và hoạt động học mới có thể đem lại kết quả như mong muốn, đạt thành công trong việc dạy và học ở nhà trường.

1.2. Vai trò của phương pháp dạy học tích cực

Nếu quá trình dạy và học chỉ diễn ra một chiều đơn thuần theo kiểu truyền đạt kiến thức tới học sinh thụ động, không có phương pháp cụ thể, không bài bản sẽ dẫn đến hệ quả tất yếu là học sinh sẽ khó nhớ, khó nắm bắt được kiến thức mà thầy cô nói trên lớp. Do đó, kiến thức của giáo viên giảng dạy không thể truyền tải tốt tới học sinh. 

Chính vì vậy, phương pháp dạy học tích cực ra đời sẽ giúp giáo viên và học sinh có thể truyền đạt, tiếp thu kiến thức được tốt nhất. Đây cũng là cách học được áp dụng thành công trên nhiều quốc gia trên thế giới.

Phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học tích cực là gì?

2. Tìm hiểu 10 phương pháp dạy học tích cực 

Học tập đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển bản thân của mỗi người. Vì vậy, những nhà làm nghiên cứu giáo dục đã tìm ra nhiều phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp thầy trò, đặc biệt là học sinh có thể lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và phát triển năng lực, sở trường của bản thân thật tốt.

Do đó, để đạt được kết quả dạy tốt, giáo viên cần áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học này vào từng bài học cụ thể để chọn được kỹ thuật phù hợp nhất, đem lại hiệu quả cao. Hiện nay, có nhiều phương pháp dạy học hướng đến mục đích phát huy tính tích cực, sáng tạo mà chúng ta sẽ cùng tham khảo dưới đây.

2.1. Phương pháp Jigsaw – Kỹ thuật Các mảnh ghép

Đây là hình thức kết hợp giữa cá nhân và nhóm hay các nhóm với nhau trong việc học tập nhằm mục đích giải quyết một nhiệm vụ có nhiều chủ đề với nhau, khuyến khích học sinh tích cực tham gia hơn, đặc biệt có thể thể hiện và nâng cao vai trò của mỗi cá nhân trong khi hợp tác nhóm. 

Dụng cụ cần chuẩn bị để thực hiện phương pháp dạy học tích cực này chính là giấy bút cho học sinh.

Quá trình thực hiện phương pháp Jigsaw như sau:

  • Chia học sinh thành các nhóm có nhóm trưởng

  • Giáo viên giao nhiệm vụ riêng cho mỗi nhóm

  • Mỗi nhóm thảo luận rồi rút ra kết quả. Yêu cầu, mỗi học sinh tham gia đều có thể trình bày kết quả của nhóm mình.

  • Sau đó, từng nhóm sẽ tách ra và tạo thành nhóm mới theo sơ đồ.

  • Từng học sinh sẽ trình bày kết quả thảo luận của mình riêng.

Những điều cần lưu ý:

  • Cần chọn lọc chủ đề thảo luận để đảm bảo mỗi chủ đề đều độc lập với nhau

  • Khi tách nhóm nên chú ý mỗi học sinh đều có khả năng trình bày kết quả thảo luận.

Phương pháp dạy học tích cực

10 phương pháp dạy học tích cực

2.2. Phương pháp kỹ thuật khăn phủ bàn hay Khăn trải bàn

Kỹ thuật khăn phủ bàn là kỹ thuật dạy học tích cực kết hợp giữa hoạt động nhóm và hoạt động của cá nhân nhằm mục đích giúp học sinh tích cực tham gia học tập, tăng khả năng độc lập, trách nhiệm cho học sinh đồng thời giúp phát triển tính tương tác của học sinh.

Dụng cụ cần chuẩn bị bao gồm: Giấy khổ lớn cho từng nhóm và bút viết

Quá trình thực hiện:

  • Giáo viên chia học sinh thành các nhóm, chỉ định trưởng nhóm, thư ký và giao dụng cụ cho các nhóm

  • Giáo viên phát chủ đề cho từng nhóm. Sau đó, mỗi học sinh sẽ viết ý kiến vào góc của tờ giấy.

  • Bạn nhóm trưởng và thư ký của mỗi nhóm sẽ tổng hợp các ý kiến, chọn ra ý kiến quan trọng viết vào giữa tờ giấy.

Lưu ý: Mỗi học sinh trong nhóm sẽ làm việc riêng ở một góc.

2.3. Phương pháp kỹ thuật Động não hay Công não (Brainstorming)

Kỹ thuật dạy học này do Alex Osborn (Mỹ) phát triển dựa trên một kỹ thuật truyền thống của Ấn Độ. Mục đích của kỹ thuật này giúp học sinh phát huy những tư tưởng mới mẻ, độc đáo ở một đề tài khi được đề cập tới. Điều này tạo ra nhiều ý tưởng khác nhau từ các học sinh.

Quá trình thực hiện:

  • Giáo viên chia nhóm, chỉ định nhóm trưởng và thư ký

  • Đưa đề tài thảo luận cho từng nhóm

Nhóm trưởng điều hành nhóm hoạt động thảo luận trong một thời gian quy định. Các ý kiến sẽ do thư ký ghi nhận để thống nhất đưa ra giải pháp tối ưu cuối cùng, tránh các ý tưởng trùng lặp. Ưu điểm của kỹ thuật này là dễ thực hiện trong khi đó có thể huy động mọi ý kiến của các thành viên một cách tích cực nhất.

Lưu ý: Các bạn tôn trọng ý kiến của các thành viên không phê bình hay nhận xét.

2.4. Phương pháp kỹ thuật Bể cá

Phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp kỹ thuật bể cá

Kỹ thuật này thường dùng trong thảo luận nhóm. Trong đó học sinh còn lại trong lớp sẽ ngồi ở vòng ngoài để theo dõi cuộc thảo luận và đưa ra nhận xét cách ứng xử của những bạn tham gia giống như xem những con cá trong bể cá. Phương pháp dạy học này sẽ giúp phát triển kỹ năng giao tiếp và quan sát của học sinh tốt hơn.

Lưu ý: nhóm thảo luận có thể để một chỗ trống để học sinh quan sát có thể vào ngồi để đóng góp ý kiến cho cuộc thảo luận. Có thể thay đổi vai trò của người thảo luận và người quan sát trong quá trình thảo luận.

2.5. Phương pháp kỹ thuật Tia chớp

Kỹ thuật dạy học tia chớp có thể giúp huy động những học sinh tham gia vào một câu hỏi nào đó để cải thiện tình hình giao tiếp và không khí học tập trong lớp. Theo đó, mỗi học sinh sẽ trả lời nhanh và ngắn gọn lần lượt ý kiến của mình. Đây là phương pháp dạy học tích cực dễ áp dụng.

2.6. Phương pháp kỹ thuật 365

Kỹ thuật 365 được sử dụng nhằm mục đích phát huy tính tích cực của các học sinh trong thảo luận nhóm. Trong đó, X là số học sinh tham gia trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi học sinh cần đưa ra, Z là thời gian tính theo phút dành cho mỗi người.

Quy định của kỹ thuật này mỗi nhóm sẽ gồm có 6 thành viên. Trong đó, mỗi thành viên sẽ đưa ra 3 ý kiến viết lên giấy trong thời gian là 5 phút về phương hướng giải quyết một vấn đề sau đó chuyển cho người bên cạnh. Do đó, kỹ thuật này gọi là kỹ thuật 365. Ưu điểm của kỹ thuật này sẽ giúp các học sinh tham gia trong nhóm đều phải làm việc tích cực.

Lưu ý: Giáo viên cần phân chia số lượng nhóm đồng đều và có quy định, thời gian cụ thể để có sự công bằng giữa các nhóm.

2.7. Phương pháp kỹ thuật Sơ đồ tư duy 

Do Tony Buzan đề xuất dựa theo cơ sở sinh lý thần kinh về quá trình tư duy, kỹ thuật này là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng giúp học sinh tổ chức thông tin, ý tưởng và giải thích, liên kết kiến thức của mình. Phương pháp dạy học tích cực này thích hợp cho việc ôn tập nội dung, liên hệ lý thuyết với thực tế tốt hơn lại phù hợp với tâm lý học sinh, dễ hiểu, đơn giản.

Phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp kỹ thuật sơ đồ tư duy

2.8. Phương pháp kỹ thuật Chia sẻ nhóm đôi hay Think, Pair, Share

Kỹ thuật này do giáo sư Frank Lyman của đại học Maryland giới thiệu vào năm 1981. Kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi sẽ hoạt động làm việc theo nhóm đôi để phát triển năng lực tư duy của các thành viên tham gia giải quyết vấn đề nào đó có tác dụng nâng cao khả năng lắng nghe, tóm tắt ý của người khác giúp phát triển được những câu trả lời tốt.

Lưu ý: Giáo viên cần làm mẫu hoặc giải thích trước để học sinh biết cách làm, có thể chia sẻ ý tưởng nhận được chứ không chỉ chia sẻ ý kiến cá nhân.  

2.9. Phương pháp kỹ thuật Kipling hay 5W1H

Phương pháp dạy học Kipling áp dụng trong trường hợp cần thêm ý tưởng mới, muốn xem xét vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau sau đó lựa chọn ý tưởng tốt nhất để phát triển. Kỹ thuật này có ưu điểm không mất nhiều thời gian, có thể áp dụng cho nhiều tình huống khác nhau và mang tính logic cao.

Lưu ý: Những câu hỏi đưa ra ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, bằng cách bám sát các câu hỏi what, when, where, why, who, how.

Tìm lớp gia sư dạy kèm cho sinh viên ở đâu uy tín? Nếu bạn đang có nhu cầu làm giáo viên giảng dạy hãy đến với Vieclam123 để đăng tin hoàn toàn miễn phí.

2.10. Phương pháp kỹ thuật KWL (KWLH)

Phương pháp dạy học theo kỹ thuật KWL là hình thức tổ chức dạy học qua hoạt động đọc hiểu do Donna Ogle giới thiệu vào năm 1986. Kỹ thuật này giúp học sinh suy nghĩ về chủ đề bài học và ghi những điều các em đã biết vào cột K của biểu đồ. Sau đó, lên danh sách các câu hỏi muốn biết xoay quanh chủ đề đưa ra và ghi vào cột W của biểu đồ. Cuối cùng, học sinh sẽ tự trả lời các câu hỏi đó và ghi vào cột L. Sau đó, biểu đồ KWL sẽ bổ sung thêm cột H để khuyến khích học sinh có định hướng nghiên cứu như ghi những biện pháp tìm thông tin mở rộng khi đã hoàn thành các cột trước đó và muốn tìm hiểu thêm.

Phương pháp dạy học tích cực KWL có thể giúp học sinh biết thêm những kiến thức mới, tạo hứng thú học tập tốt hơn cũng như giúp hình thành khả năng tự định hướng học tập cho các em tốt hơn.

Trên đây là 10 phương pháp dạy học tích cực phổ biến nhất được áp dụng trong các trường học hiện nay để bạn tham khảo làm kiến thức cho bản thân. Hy vọng bài viết của Vieclam123.vn đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích. Chúc các bạn học tốt!

Tìm lớp gia sư dạy kèm cho sinh viên ở đâu uy tín? Nếu bạn đang có nhu cầu làm giáo viên giảng dạy hãy đến với Vieclam123 để đăng tin hoàn toàn miễn phí.

>> Xem thêm bài liên quan:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.