Theo các nghiên cứu, người Do Thái được xem là thông minh nhất thế giới bởi có tới 40% người dân trên tổng số hơn 13 triệu dân đạt giải Nobel. Có được những thành công mà không một dân tộc nào có được như vậy, là vì cách dạy con của người Do Thái vô cùng đặc biệt, nó không giống với cách giáo dục con cái của bất cứ phụ huynh nào trên khắp cả nước. Các bậc phụ huynh Do Thái để con cái của họ phát triển và tư duy một cách tự nhiên nhất, không ép buộc hay gò bó con trẻ bất cứ điều gì dù là nhỏ nhất… Cụ thể, thì cha mẹ Do Thái đã áp dụng những phương pháp nào để giáo dục con của mình? Các bậc phụ huynh có thể tham khảo bài viết dưới đây của vieclam123.vn để có được những thông tin chi tiết và hữu ích nhất.
MỤC LỤC
Người Do Thái là một sắc tộc tôn giáo có nguồn gốc từ Israel, đã từng trải qua một thời gian dài bị đàn áp, bóc lột và thảm sát trên nhiều vùng đất khác nhau bởi vậy nên dân số của họ thay đổi qua nhiều thế kỉ, đặc biệt nạn diệt chủng Do Thái đã làm dân số người Do Thái tăng chậm trở lại.
Chỉ số thông minh của người Do Thái trung bình là 110, cao hơn chỉ số thông minh trung bình của cả thế giới. Tại sao ngườ Do Thái lại thông minh đến vậy, có một số lí giải cho sự việc này như:
Do những bà mẹ Do Thái: Những bà mẹ Do Thái thường dạy con ngay từ trong lúc mang thai, các bà mẹ thường làm những việc tốt cho trí não của trẻ như nghe nhạc, chơi đàn và hát cho đến khi trẻ sinh ra. Thực phẩm trong thời gian mang thai của những bà mẹ người Do Thái cũng được chọn lọc rất cẩn thận, kỹ lưỡng, đều là những thực phẩm tốt cho trí não và giúp trẻ thông minh hơn như hạnh nhân, chà là, dầu cá, cá.
Từ khi trẻ mới chỉ vài tháng tuổi, người mẹ Do Thái đã cho trẻ liếm những giọt mật trên trang sách để khiến trẻ có nhận thức rằng sách vở là một thứ gì đó rất ngọt ngào, hấp dẫn, từ đó, trẻ sẽ ham học hỏi, tìm tòi, đọc sách khi lớn lên. Các bà mẹ người Do Thái dù có khó khăn đến mấy cũng cho con mình đi học. Người chồng trong gia đình phải có thêm trách nhiệm dạy con học mỗi buổi tối sau khi đi làm về.
Nhờ sự khuyến khích, tạo điều kiện của cha mẹ người Do Thái mà những đứa trẻ thường có thành tích học tập rất cao, khác hẳn với những đứa trẻ ở những dân tộc khác.
Hệ thống giáo dục: Một lí do nữa lí giải vì sao người Do Thái thông minh và thường có nhiều sự khác biệt đối với những dân tộc khác, ngay cả trong cách dạy trẻ, đó là bởi vì hệ thống giáo dục ở Do Thái vô cùng chất lượng. Trẻ cũng được học cá môn thể thao như bắn cung, bắn súng bởi họ tin rằng những môn học này có ích trong việc rèn luyện trí não sự tập trung và chính xác.
Học sinh được học nhiều bài tập thực hành hơn là lý thuyết, học cách tạo ra sản phẩm, lên ý tưởng kinh doanh và tạo ra lợi nhuận.
Người Do Thái rất coi trọng học thức: Chính bởi chú trọng việc học hành mà tri thức của người Do Thái rất cao, ảnh hưởng đến phương pháp dạy con của họ. Dân tộc người Do Thái đã có quy định nam giới phải biết đọc-viết, tính toán, người đàn ông trong gia đình có nghĩa vụ phải dạy con cái học tập.
Chính bởi sự chú trọng vào nhân tố con người nên đây có thể được coi là một dạng “của cải” vững bền, không thể cướp được của người Do Thái.
Yếu tố di truyền học: Yếu tố di truyền học được xem là một trong những yếu tố quyết định đến sự thông minh của người Do Thái. Người Do Thái rất cẩn trọng trong vấn đề chọn bạn đời để đứa trẻ được sinh ra sẽ thừa hưởng gen di truyền từ bố mẹ.
Thực phẩm hàng ngày: Thực phẩm hàng ngày được người Do Thái sử dụng cũng được làm theo cách riêng của họ. Một só ví dụ về cách ăn uống của người Do Thái như: khi ăn thịt động vật, họ phải cắt tiết con vật để chúng chết một cách nhanh nhất mà không gây đau đớn. Thịt sau khi được thịt ra phải được ngâm rửa thật kĩ cho sạch hết máu bởi ngươi Do Thái cho rằng máu của động vật có chứa thú tính và có thể làm trì độn trí não của con người.
Thêm vào đó, người Do Thái cũng ít khi sử dụng thực phẩm làm từ sữa, nếu sử dụng họ sẽ phải ăn trước bữa chính khoảng 30 phút hoặc sau 6 tiếng. Người Do Thái cũng không ăn chung thịt với cá hoặc ăn thịt động vật bị dã thú cắn, vừa để đảm bảo vệ sinh, vừa tránh làm tổn hại đến hệ tiêu hóa, gây khó tiêu.
Nhiều bậc phụ huynh có thói quen giúp con làm mọi thứ khi con còn nhỏ, không để con hình thành tư duy tự mình giải quyết vấn đề của bản thân. Nhưng các bậc cha mẹ Do Thái thì lại không làm vậy, để giúp con trưởng thành một cách vững vàng nhất, hầu hết các bậc cha mẹ Do Thái sẽ dạy con tự lập ngay từ khi còn nhỏ. Thật không khó để bắt gặp hình ảnh một đứa trẻ Do Thái chỉ từ 3 đến 4 tuổi tự mình ngồi ăn sáng. Trái ngược với hình ảnh này, trẻ em Việt Nam khi đã lên 5 hoặc 6 tuổi, thậm chí là 7, 8 tuổi vẫn phải để cha mẹ bón cho ăn. Chính việc khi còn nhỏ sống trong sự bao bọc quá mức của cha mẹ như vậy. mà tương lai của các em sau này sẽ rất khó đứng lên sau vấp ngã, quá dựa dẫm vào cha mẹ thì không thể nào tự tìm ra con đường thành công cho riêng mình.
Ở bất kì lứa tuổi nào, thì lời động viên của cha mẹ bao giờ cũng có ý nghĩa khích lệ vô cùng to lớn đối với con trẻ. Mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ gặp những khó khăn, mắc phải những sai lầm khác nhau. Nhưng điều quan trọng là các con có thể tự mình vượt qua khó khăn cũng như biết cách sửa đổi sai lầm đó. Và điều mà các bậc cha mẹ Do Thái làm để giúp con xây dựng được thói quen ấy đó là luôn ở bên động viên, an ủi và đưa ra lời khuyên cho con đúng lúc dù cho con gặp phải hoàn cảnh như thế nào. Đặc biệt, các bậc phụ huynh Do Thái sẽ không dùng thái độ tiêu cực hoặc những lời mắng mỏ nặng nề để trách mắng khi con trẻ làm sai hoặc phạm lỗi. Thay vào đó, họ sẽ chỉ ra cái sai của con, đồng thời động viên con cố gắng để làm tốt hơn vào lần sau và không mắc những lỗi tương tự như vậy nữa.
Tâm lí của hầu hết các bậc phụ huynh Việt Nam đó là luôn lo lắng con còn quá nhỏ và rất thiếu niềm tin dành cho con trẻ. Luôn lo sợ mọi thứ như cho con đạp xe tới trường thì sợ con ngã, cho con học bơi thì sợ con sặc nước… Nhưng các bậc cha mẹ Do Thái lại không như vậy, họ đặt niềm tin tuyệt đối vào những đứa trẻ của mình, họ luôn luôn có niềm tin rằng “Con của mình có thể làm được”, do đó, họ sẵn sàng để những đứa trẻ tham gia các cuộc thi điền kinh mà không sợ con vấp ngã, và họ cũng sẽ đồng ý nếu con trẻ xin tham gia leo núi với lớp học của mình… Đặt niềm tin tuyệt đối vào con chính là cách mà các bậc phụ huynh Do Thái truyền cho những đứa trẻ của họ sự tự tin, lòng nhiệt huyết và sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn, thử thách.
Trải nghiệm và học hỏi từ chính cuộc sống là những bài học đáng giá nhất cho trẻ em. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lại lo sợ rằng, con mình vui chơi bên ngoài sẽ lấm bẩn, quần áo và chân tay sẽ lôi thôi, không sạch sẽ. Nhưng các bậc phụ huynh Do Thái lại không quan niệm như vậy, họ tin rằng, vẻ bề ngoài của con không quá quan trọng, nếu con ở trong nhà chỉ vì muốn giữ quần áo và chân tay sạch sẽ, thì con sẽ bỏ lỡ rất nhiều những bài học hay ở ngoài cuộc sống. Chính vì thế, trẻ em Do Thái được cha mẹ khuyến khích không nên quá quan tâm đến vẻ bề ngoài khi tham gia các hoạt động thực tế để có được những trải nghiệm hay, bởi vẻ bề ngoài chẳng thể nói lên điều gì một cách chính xác.
Nhiều trẻ em Việt Nam khi vui chơi đều lo lắng và sợ rằng sẽ bị cha mẹ la mắng vì bày bừa đồ chơi ra nhà. Còn trẻ em Do Thái lại được thoải mái với việc bày bừa đồ chơi này bởi các bậc phụ huynh Do Thái quan niệm rằng, trẻ con luôn ham chơi và tò mò về thế giới xung quanh, chính vì thế, việc các con được thoải mái vui chơi và không phải lo nghĩ gì sẽ khiến con thỏa sức khám phá thế giới. Do đó, thay vì la mắng con vì việc không gọn gàng, cha mẹ Do Thái lại dạy con cách thoải mái tư duy và sắp xếp theo trí tưởng tượng của bản thân, phát triển tối đa khả năng sáng tạo của trẻ.
Như vieclam123.vn đã đề cập tương đối nhiều lần trong bài viết này, đó là trẻ em rất hiếu động và tinh nghịch. Các bậc phụ huynh Do Thái hiểu rất rõ điều đó, chính vì vậy, họ không cầm roi mỗi khi con nghịch ngợm giống như nhiều bậc cha mẹ vẫn làm. Trái lại, họ để con thoải mái trèo cây bắt tổ chim, hoặc đào đất bắt giun,... mà không nơm nớp lo lắng rằng con sẽ té ngã hoặc con làm những việc mất vệ sinh. Chính điều này khiến trẻ em Do Thái khi lớn lên đều rất tự tin và dễ dàng đạt được thành công.
Mặc dù trẻ em Do Thái được cha mẹ khuyến khích và động viên làm rất nhiều thứ, đồng thời, các em cũng được tự do trải nghiệm cuộc sống. Tuy nhiên, cha mẹ Do Thái luôn có một giới hạn dành cho con trẻ, và giới hạn đó chính là sự tôn trọng gia đình. Dù các con có thoải mái và tự do đến đâu đi chăng nữa, thì các con vẫn không được phép vô lễ hoặc bất kính với cha mẹ. Các bậc phụ huynh Do Thái sẽ không phạt con vì được điểm kém, vì vứt đồ chơi khắp nhà, vì nghịch ngợm không sạch sẽ,... nhưng chỉ cần con bất kính với người lớn trong gia đình, thì con chắc chắn sẽ bị cha mẹ phạt rất nặng. Và nhờ cách giáo dục con cái biết tôn trọng gia đình của phụ huynh Do Thái mà xã hội này rất phát triển cũng như có trật tự.
trong khi các bậc phụ huynh Do Thái làm việc, thì họ cũng có những nhiệm vụ riêng cho con mình. Ví dụ, khi mẹ làm công việc nấu nướng, thì con sẽ chuẩn bị bát ăn cơm… Giao cho con những nhiệm vụ dù nhỏ trong gia đình cũng sẽ giúp con ý thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân ngay từ khi con nhỏ. Nhờ vậy, khi lớn lên con sẽ sống có trách nhiệm với cuộc đời của mình hơn, cuộc sống vì vậy cũng trở nên có ý nghĩa hơn.
Sai lầm là điều mà ai cũng mắc phải dù là trẻ con hay người lớn. Thay vì trách móc con khiến con sợ hãi, các bậc phụ huynh Do Thái sẽ giúp con nhận ra lỗi sai của mình, tự mình sửa sai và rút kinh nghiệm cho lần sau. Các bậc phụ huynh Việt Nam thường có thói quen trách phạt con rất nặng mỗi khi con trẻ mắc sai lầm. Điều này khiến cho các con nảy sinh tâm lí sợ hãi, lâu dần sẽ hình thành thói quen trốn tránh, thậm chí là nói dối, không dám nhận lỗi sai của mình. Do đó, các bậc phụ huynh có thể tham khảo cách giúp con tự nhận lỗi của cha mẹ Do Thái để dạy con với phương pháp tốt nhất.
Quan niệm của các bậc cha mẹ Do Thái đó là thành tựu nhỏ nhất của con cũng rất đáng để tuyên dương, dù là nhỏ nhất. Những hình ảnh mà con vẽ trên tường cũng được phụ huynh Do Thái hiểu rằng con có năng khiếu hội họa, hay những hình ảnh ngây ngô mà con vẽ trên giấy cũng được cha mẹ coi như một bức tranh thực thụ và tự hào giới thiệu với người quen. Chính vì mọi nỗ lực của trẻ em Do Thái đều được cha mẹ ghi nhận, cho nên khi trưởng thành, các em học được cách ghi nhận sự cố gắng của người khác, không xem thường bất cứ ai. Cuộc sống cũng vì thế mà tốt đẹp hơn rất nhiều.
Trên đây là tất cả những phương pháp phụ huynh Do Thái sử dụng để giáo dục con cái của mình. Đây là những phương pháp giáo dục mang lại hiệu quả vô cùng cao. Mong rằng với những chia sẻ vô cùng tâm huyết của vieclam123.vn, các bậc phụ huynh có thêm được những kinh nghiệm hữu ích trong quá trình nuôi dạy con để con trưởng thành với những đức tính tốt và đạt được nhiều thành công nhất.
Đọc thêm:
MỤC LỤC
Chia sẻ