close
cách
cách cách cách cách cách

Tìm hiểu về phương pháp chứng từ kế toán và các thông tin liên quan

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp phản ánh về các các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian và địa điểm theo quy định của Luật kế toán Việt Nam. Để hiểu hơn về phương pháp này bạn đọc hãy đọc bài viết ngay bên dưới đây của vieclam123.vn nhé!

1. Tìm hiểu chung về phương pháp chứng từ kế toán

1.1. Phương pháp chứng từ kế toán được hiểu là gì?

Phương pháp chứng từ kế toán được hiểu là một phương pháp dùng để thông tin và kiểm tra về sự vận động của các đối tượng kế toán để có thể đáp ứng những yêu cầu của quản lí và dùng làm căn cứ đối với việc xử lí thông tin kế toán.

Các nghiệp vụ về tài chính, kinh tế có liên quan hay phát sinh từ doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Đây là việc làm đầu tiên và quan trọng nhất trong khâu để có thể đảm bảo được những trách nhiệm của các bên có liên quan đến pháp lý và các nghiệp vụ phát sinh.

Sử dụng chứng từ kế toán trong công tác kế toán
Sử dụng chứng từ kế toán trong công tác kế toán

1.2. Phương pháp chứng từ kế toán có cơ sở hình thành là gì?

Trong quá trình hoạt động để thực hiện được các chức năng của đơn vị  thì các hoạt động về kinh tế, tài chính đã diễn ra thường xuyên nhưng có thời gian và địa điểm khác nhau. Các hoạt động đó đã tạo nên một sự biến động và thay đổi về phạm vi, quy mô cùng với hình thái của tài sản trong doanh nghiệp.

Các hoạt động điều hành và quản lý doanh nghiệp muốn được thực hiện một cách có hiệu quả thì cần phải thực hiện tính toán kinh tế và kiểm tra việc bảo vệ các hoạt động kinh tế tài chính và hạch toán kế toán cùng với sử dụng tài sản để có thể tạo nên phương pháp về chứng từ kế toán.

Cơ sở để hình thành nên phương pháp chứng từ kế toán cho doanh nghiệp
Cơ sở để hình thành nên phương pháp chứng từ kế toán cho doanh nghiệp

2. Nội dung của phương pháp chứng từ kế toán là gì?

Phương pháp chứng từ kế toán được coi là một phương pháp dùng để kiểm tra về sự phát sinh và hoàn thành của các nghiệp vụ kinh tế. Để từ đó có thể thông tin và kiểm tra đối với từng hình thái của sự biến động với các đối tượng kế toán. Nó được cấu thành bởi hai yếu tố đó là: Hệ thống bản chứng từ kế toán và Kế hoạch luân chuyển chứng từ học kế

2.1. Nội dung hệ thống bản chứng từ

2.1.1. Khái niệm các yếu tố trong bản chứng từ

Chứng từ được hiểu là phương tiện để chứng minh giấy tờ về sự hoàn thành và phát sinh của các nghiệp vụ về kinh tế, tài chính. Nó được quy định trong một không gian và thời gian nhất định. Các chứng từ kế toán hiểu một các khác nó là những giấy tờ phản ánh đến nghiệp vụ kinh tế và tài chính phát sinh, đã hoàn thành và được làm căn cứ ghi trong sổ kế toán.

Đây là bản chứng từ có thể chứng minh được về tính hợp pháp và cũng chính là phương tiện để thể hiện kết quả của nghiệp vụ kinh tế.

Nội dung về hệ thống cơ bản đối với chứng từ
Nội dung về hệ thống cơ bản đối với chứng từ

2.1.2. Nội dung của bản chứng từ

Nội dung của bản chứng từ bao gồm hai yếu tố đó là: Yếu tố cơ bản và yếu tố bổ sung

- Đối với yếu tố cơ bản: Các yếu tố cơ bản sẽ được coi là yếu tố bắt buộc có trong tất cả các loại chứng từ. Đây là căn cứ để có thể đảm bảo và chứng minh về tính hợp pháp và hợp lệ của chứng từ. Nó cũng là cơ sở để thực hiện được các chức năng về thông tin và kết quả của nghiệp vụ.

Các yếu tố cơ bản sẽ gồm có: Tên chứng từ, Tên và địa chỉ của đơn vị hay cá nhân có liên quan đến nghiệp vụ, Ngày và số chứng từ, Nội dung về kinh tế của nghiệp vụ, Quy mô nghiệp vụ đối với số lượng và giá trị, cuối cùng là Tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm thi hành, phê duyệt nghiệp vụ.

- Đối với yếu tố bổ sung: Đây là yếu tố có vai trò thông tin thêm để làm rõ các đặc điểm cá biệt của các loại nghiệp vụ. Nó góp phần giảm nhẹ và đơn giản hóa lại quá trình công tác kế toán.

Nội dung của các yếu tố bổ sung bao gồm: ời gian bảo hành, phương thức thanh toán, quan hệ của chứng từ đến các sổ sách kế toán, tài khoản,… phân tích tài chính

Một số yếu tố trong bản chứng từ
Một số yếu tố trong bản chứng từ

2.1.3. Phân loại chứng từ kế toán

Có thể phân loại chứng từ theo nhiều phương pháp khác nhau, dưới đây sẽ là các phân loại phương pháp chứng từ kế toán:

Phân loại theo công dụng của chứng từ: bao gồm Chứng từ mệnh lệnh (Lệnh chi và xuất kho), Chứng từ thực hiện (Phiếu chi, phiếu xuất và hóa đơn,…), Chứng từ thủ tục (Chứng từ trong sổ và bảng kê,…), Chứng từ liên hợp (Lệnh kiêm phiếu xuất, hóa đơn kiêm phiếu xuất và phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,…)

Phân loại theo thời điểm lập chứng từ: Chứng từ bên trong bao gồm biên bản kiểm kê,  Bảng kê thanh toán lương và phiếu báo làm thêm giờ. Chứng từ bên ngoài bao gồm Hóa đơn nhận được nhận từ người bán và các chứng ngân hàng,…

Phân loại theo mức độ khái quát của chứng từ: Chứng từ ban đầu gồm có chứng từ gốc và chứng từ trực tiếp. Chứng từ tổng hợp gồm bảng kê của chứng từ gốc,…

Phân loại theo số lần ghi trên chứng từ: Chứng từ ghi một lần và Chứng từ ghi nhiều lần

Phân loại theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ bao gồm các chứng từ về tiền, lao động, tiền lương, TSCĐ, về vật tư, tiêu thụ, thanh toán với ngân sách và tính cấp bách của nghiệp vụ, Chứng từ bình thường và báo động.

Phân loại các loại chứng từ kế toán theo các phương pháp
Phân loại các loại chứng từ kế toán theo các phương pháp

2.2. Luân chuyển chứng từ

2.2.1. Định nghĩa về luân chuyển chứng từ

Luân chuyển chứng từ được hiểu là sự vận động của chứng từ từ một giai đoạn này sang một giai đoạn khác kế tiếp nhau.

Các giai đoạn của quá trình luân chuyển đó là: Lập chứng từ hay tiếp nhận chứng từ đã lập bên ngoài, Kiểm tra nội dung và hình thức của chứng từ, Ghi vào sổ và chỉ đạo nghiệp vụ, Bảo quản và sử dụng các chứng từ khi hạch toán, Lưu trữ và hủy chứng từ theo thời gian quy định và khi hết hạn, Kế hoạch luân chuyển chứng từ đối với quá trình vận động của các loại chứng từ để phát huy được chức năng thông tin và kiểm tra của nó.

2.2.2. Các nội dung cơ bản

Nội dung cơ bản của luân chuyển chứng từ bao gồm: Xác định khâu vận động của chứng từ, Xác định về nội dung công việc cụ thể cùng với thời gian của từng khâu, sau đó là xác định người chịu trách nhiệm từng khâu.

3. Phương pháp chứng từ kế toán có ý nghĩa như thế nào?

Phương pháp chứng từ kế toán là một phương pháp thích hợp để có thể phản ánh trạng thái và sự vận động của các đối tượng về hạch toán kế toán có sự đa dạng và biến đổi không ngừng.

Đây là cách để chứng minh được tính hợp pháp đối với việc hoàn thành các nghiệp vụ kinh tế thuộc vào đối tượng hạch toán kế toán. Nó sẽ trở thành căn cứ đối với việc bảo vệ tài sản và các mối quan hệ kinh tế thuộc đối tượng hạch toán kế toán. Để từ đó có thể thực hiện tốt được công tác kiểm tra và thanh tra trong hoạt động sản xuất và kinh doanh tại đơn vị.

Đây là phương tiện thông tin nhanh dành cho các nhà quản lý và công tác để phân tích được những hoạt động kinh doanh tại đơn vị.

Nó chính là cơ sở để phân loại và tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế để có thể theo dõi được  từng đối tượng hạch toán cụ thể trong sổ kế toán.

Các chứng từ kế toán sẽ được gắn liền với các quy mô cùng với  thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế và trách nhiệm vật chất của cá nhân, đơn vị. Từ đó nó sẽ góp phần thực hiện triển để hạch toán kinh doanh nội bộ và gắn liền với kích thước vật chất cùng với trách nhiệm vật chất.

Đem lại nhiều ý nghĩa đối với các doanh nghiệp
Đem lại nhiều ý nghĩa đối với các doanh nghiệp

Trên đây là các thông tin về phương pháp chứng từ kế toán mà có thể bạn đọc cần biết để có thể làm tốt công việc kế toán. Để có thể đọc được nhiều bài viết thú vị về kế toán hơn hãy truy cập vào trang vieclam123.vn ngay bạn nhé!

Tìm hiểu về cơ hội việc làm khi học chứng chỉ kế toán

Học chứng chỉ kế toán có thể xin được việc hay không? Có những loại chứng chỉ kế toán mà bạn có thể theo học nào? Đọc bài viết về cơ hội việc làm khi học chứng chỉ kế toán ngay tại đây nhé!

Học chứng chỉ kế toán có xin được việc không?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.