close
cách
cách cách cách cách cách

Top 5 câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng thời trang và gợi ý trả lời

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nhân viên bán hàng thời trang là lựa chọn phổ biến của nhiều bạn trẻ hiện nay bởi không chỉ giúp có thêm thu nhập mà công việc này còn giúp các bạn ấy có thêm kinh nghiệm và rèn luyện được nhiều kỹ năng quan trọng khác, chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng chốt sales… Tham khảo bộ 5 câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng thời trang thường gặp nhất và gợi ý câu trả lời trong bài viết sau đây nhé!

1. Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình

Đây là câu hỏi thông dụng nhất không chỉ trong phỏng vấn nhân viên bán hàng thời trang mà còn được áp dụng trọng tất cả các cuộc phỏng vấn khác. Đây cũng là câu hỏi rất thích hợp để mở đầu một buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, liệu nhà tuyển có dụng thực sự chỉ muốn nắm bắt thông tin về bạn hay không?

Đáp án chắc chắn là không.

Giới thiệu về bản thân là câu hỏi thông dụng nhất khi phỏng vấn
Giới thiệu về bản thân là câu hỏi thông dụng nhất khi phỏng vấn

Nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể nắm được thông tin về bạn thông qua CV hoặc hồ sơ xin việc bạn đã gửi trước đó, vậy tại sao họ vẫn yêu cầu bạn giới thiệu về bản thân?

Đó là dụng ý của nhà tuyển dụng. Công việc bán hàng quần áo đòi hỏi khả năng giao tiếp như một điều kiện bắt buộc. Chính vì vậy, thông qua phần giới thiệu về bản thân, nhà tuyển dụng sẽ kiểm chứng được liệu rằng bạn có phải là một người tinh ý và có khả năng tư duy cũng như khả năng giao tiếp tốt hay không.

Nếu bạn chỉ giới thiệu ngắn gọn về bản thân thì bạn đã hoàn toàn mất điểm trong câu hỏi đầu tiên. Thay vào đó, hãy chia sẻ nhiều hơn về kỹ năng, kinh nghiệm làm việc hoặc một số dự định và mục tiêu trong tương lai của bản thân.

Thay vì chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin liên lạc, bạn có thể có những cách khác để giới thiệu một cách ấn tượng hơn về bản thân mình. Bạn có thể giành ra khoảng 1 phút để giới thiệu ngắn gọn về bản thân, sau đó kể một vài câu chuyện có liên quan tới kinh nghiệm làm việc của mình (lưu ý rằng câu chuyện bạn kể nên hướng tới một vài thành tích bạn đã đạt được) hoặc nói về nhà tuyển dụng (tại sao bạn lại lựa chọn cửa hàng này/ công ty này mà không phải là nơi khác).

Công việc bán hàng quần áo đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt
Công việc bán hàng quần áo đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt

2. Đâu là những kỹ năng cần có ở một nhân viên bán hàng thời trang?

Đây là câu hỏi rất phổ biến khi phỏng vấn nhân viên bán hàng thời trang. Câu hỏi này được sử dụng phổ biến bởi nó có hai mục đích ẩn. Mục đích thứ nhất đó là nhà tuyển dụng muốn kiểm tra kinh nghiệm làm việc của bạn. Nếu bạn đã từng làm công việc tương tự trước đây thì bạn sẽ biết chính xác một nhân viên bán hàng thời trang cần những kỹ năng gì để chốt sales và giữ khách.

Mục đích thứ hai của câu hỏi này đó là kiểm tra xem bạn có thực sự nghiêm túc với buổi phỏng vấn hay không. Trong tin tuyển dụng chắc chắn sẽ bao gồm cả nội dung công việc và yêu cầu tuyển dụng. Cho dù bạn chưa từng làm công việc tương tự trước đó, hoặc chưa có những kinh nghiệm làm việc có thể bổ trợ cho công việc này, tuy nhiên nếu thực sự mong muốn được làm việc thì bạn sẽ tìm hiểu những thông tin này và biết được một nhân viên bán hàng thời trang sẽ cần những kỹ năng gì.

Thông qua câu hỏi để kiểm tra kinh nghiệm làm việc của ứng viên
Thông qua câu hỏi để kiểm tra kinh nghiệm làm việc của ứng viên

Một số kỹ năng “đắt giá” mà bạn có thể kể đến như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng bán hàng chốt sales…

3. Bạn sẽ xử lý như thế nào nếu gặp phải khách hàng khó tính?

Trong bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng thời trang, câu hỏi này thường nằm ngay sau câu hỏi về những kỹ năng cần có ở một nhân viên bán hàng. Mục đích của câu hỏi này là nhằm kiểm tra xem những gì bạn đã trả lời ở câu hỏi trước có đúng sự thật hay không.

Gặp phải khách hàng khó tính là trường hợp không hiếm thấy khi bán hàng thời trang. Để xử lý tốt trường hợp này, bạn cần có kinh nghiệm, kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống khéo léo.

Câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi này có liên quan đến việc bạn vận dụng những kỹ năng bổ trợ cho việc bán hàng của mình như thế nào để đạt được mục đích cuối cùng là bán được hàng.

Câu hỏi tình huống thường được giải quyết dựa trên kinh nghiệm
Câu hỏi tình huống thường được giải quyết dựa trên kinh nghiệm

Khách hàng khó tính sẽ không phải là một trường hợp quá khó xử lý nếu bạn có thể nắm bắt được nhu cầu của họ và đưa ra một vài sự gợi ý phù hợp nhất với nhau cầu đó. Trước tiên, bạn cần niềm nở và thân thiện để biết được khách hàng đang gặp vấn đề gì hoặc có nhu cầu như thế nào. Sau khi từng bước tiếp cận và xây dựng được lòng tin ở khách hàng, bạn có thể bán được hàng và biến khách hàng đó trở thành khách hàng trung thành của mình. Nếu làm tốt, bạn có thể có thêm nhiều khách hàng hơn nữa thông qua sự giới thiệu của khách hàng đó.

4. Đưa ra những nhận xét và đánh giá của bạn về sản phẩm của chúng tôi

Đây là câu hỏi dành cho những người đã có kinh nghiệm bán hàng thời trang hoặc kinh nghiệm bán hàng nói chung. Mục đích của câu hỏi này là nhằm kiểm tra xem bạn có tìm hiểu trước về công ty và những sản phẩm của công ty hay không. Nếu là một người có kinh nghiệm, bạn sẽ tìm hiểu trước về công ty và các sản phẩm thời trang mà mình sẽ bán.

Bạn nên tìm hiểu trước về công ty và sản phẩm của công ty
Bạn nên tìm hiểu trước về công ty và sản phẩm của công ty

Để trả lời cho câu hỏi này, bạn hãy lần lượt kể ra những ưu điểm của các sản phẩm dựa trên tiêu chí phân khúc khách hàng. Tại mỗi phân khúc khách hàng, bạn hãy lựa chọn ra những sản phẩm cao cấp nhất hoặc bán chạy nhất để đưa ra lời đáng giá. Đừng tiếc những đánh giá “tâng bốc” về sản phẩm nhé!

Đây cũng là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng kiểm tra khả năng tư vấn và chốt đơn của bạn. Nếu trả lời tốt câu hỏi này, bạn cũng chứng tỏ được kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc của bản thân.

5. Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi không?

Có vẻ như bạn đã lọt vào “tầm ngắm” của nhà tuyển dụng, bởi vậy họ sẽ thông qua câu hỏi này để tìm hiểu về dự định hoặc thái độ làm việc của bạn. Nếu bạn thực sự quan tâm đến công việc nhân viên bán hàng thời trang, thì bạn sẽ có hứng thú với những gì liên quan đến công việc mà mình đang ứng tuyển.

Sau đây là một số gợi ý về các câu hỏi mà bạn có thể sử dụng:

- Chế độ thưởng dành cho nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ hoặc vượt KPI?

- Nếu không hoàn thành KPI sẽ áp dụng hình thức phạt như thế nào?

- Lộ trình thăng tiến trong công việc?

- Công ty có đặt mục tiêu mở rộng thị trường, sản phẩm hoặc tệp khách hàng trong thời gian tới không?

- Thử thách lớn nhất trong công việc nhân viên bán hàng thời trang là gì?

Đặt câu hỏi thể hiện mức độ quan tâm của bạn đến công việc
Đặt câu hỏi thể hiện mức độ quan tâm của bạn đến công việc

Nhìn chung, bạn nên hỏi những câu hỏi về lộ trình thăng tiến, chế độ thưởng phạt để chứng tỏ mình thực sự quan tâm đến công việc và muốn làm việc lâu dài tại công ty. Điều này sẽ có lợi cho bạn bởi nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm những ứng viên có thể gắn bó lâu dài với công ty.

Trên đây là bộ 5 câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng thời trang thường được sử dụng nhất bởi nhà tuyển dụng. Ngoài ra còn khá nhiều câu hỏi khác nữa và bạn nên chuẩn bị kỹ càng để không bị bối rối. Bạn cũng cần tìm hiểu trước về công ty và đọc kỹ tin tuyển dụng để ghi chú lại nội dung cũng như yêu cầu công việc.

Lương của chuyên viên tư vấn tâm lý

Tìm hiểu chi tiết về lương của chuyên viên tư vấn tâm lý và cách nắm bắt cơ hội việc làm chuyên viên tư vấn tâm lý được chia sẻ trong bài viết sau đây.

Lương của chuyên viên tư vấn tâm lý

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.