Philosophy là gì? Và những hiểu biết xoay quanh Philosophy quan trọng
Philosophy là gì? Và những hiểu biết xoay quanh Philosophy quan trọng
Philosophy trong tiếng Anh có nghĩa là triết học. Đây vừa là một môn học, vừa là thuật ngữ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.
Philosophy là một danh từ trong tiếng Anh có cách phát âm /fɪˈlɒs.ə.fi/, được hiểu với những nghĩa như sau:
1. Triết học triết lí
Nghĩa đầu tiên của từ Philosophy trong tiếng Anh có thể hiểu là “the use of reason in understanding such things as the nature of the real world and existence, the use and limits of knowledge and the principles of moral judgment.” (Việc sử dụng lý trí để hiểu những điều như bản chất của thế giới thực và sự tồn tại của nó, việc sử dụng và giới hạn của kiến thức và những nguyên tắc phán đoán đạo đức)
2. Triết lí sống
Trong từ điển Cambridge, Philosophy được định nghĩa “the way that someone thinks about life and deals with it” (Cách một ai đó nghĩa về cuộc sống và hành xử theo lối suy nghĩ đó)
Ví dụ: No pain, no gain -that’s my philosophy of life. (Không có cố gắng thì không có thành tựu, đó là triết lý trong cuộc sống của tôi).
3. Tính bình thản, sự bình thản
4. Triết lí về một lĩnh vực cụ thể nào đó
The Philosophy of something: a group of theories and ideas related to the understanding of a particular subject. (Một nhóm những giả thuyết và ý tưởng liên quan tới hiểu biết về một lĩnh vực cụ thể)
Ví dụ:
The Philosophy of education: triết lý về giáo dục
The Philosophy of Religion: Triết lý về tôn giáo
The Philosophy of Science: Triết lý về khoa học
Một số thuật ngữ liên quan đến Philosophy như:
Normal Philosophy: Luân lý
Natural Philosophy: khoa học tự nhiên
Social Philosophy: triết học xã hội
Analytical Philosophy: triết học phân tích
Dphil (Doctor of Philosophy):tiến sĩ triết học
Mphil (Master of Philosophy): thạc sĩ triết học
PhD (Doctor of Philosophy): tiến sĩ triết học
System of Philosophy: hệ thống triết học
Philosophy (Triết học) là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung nhất, cơ bản nhất của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan đó.
Triết học được phân biệt với khoa học bằng cách thức nó giải quyết vấn đề, thường dựa trên tính duy lý trong việc lập luận.
Một số học thuyết liên quan đến triết học như chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa duy danh, duy lý, chủ nghĩa kinh nghiệm, hoài nghi, chủ nghĩa lý tưởng, thực dụng, chủ nghĩa hiện sinh, triết học phân tích.
Một số nền triết học nổi tiếng phương Tây như triết học Hy Lạp-La Mã, triết học thời Trung Cổ, Triết học phương Tây hiện đại, triết học phân tích và triết học lục địa, đạo đức học và triết học chính trị ở phương Tây.
Đối với triết học phương Đông, nổi tiếng nhất là triết học Ba Tư, triết học Ấn Độ, triết học Trung Quốc.
Triết học hiện nay, đặc biệt là chủ nghĩa Mác-Lênin ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của chúng ta. Dù có tính trừu tượng, triết học vẫn được áp dụng phổ biến trong thực tiễn, nhất là trong nguyên tắc xử thế, triết lý chính trị.
Những chủ đề triết học từ xa xưa nay đã trở thành những ngành được nghiên cứu riêng biệt ví dụ như tâm lý học, xã hội học, ngôn ngữ học, kinh tế học. Một số ngành nghiên cứu hiện đại như khoa học máy tính, khoa học nhận thức, trí tuệ nhân tạo cũng được ảnh hưởng không nhỏ từ những gì mà triết học để lại.
Những lĩnh vực nghiên cứu chính trong triết học hiện nay bao gồm siêu hình học, logic học, nhận thức luận, đạo đức học và mỹ học. Trong đó:
Siêu hình học: là môn khoa học nghiên cứu về những đặc điểm phổ biến nhất của thực tại như hiện hữu, thời gian, mối quan hệ giữa tinh thần và thể xác, vật thể và các thuộc tính của chúng,...
Logic học: Logic học là khoa học nghiên cứu các nguyên tắc lập luận đúng.
Triết lý kinh doanh (Business Philosophy) là một trong những thuật ngữ quen thuộc trong ngành kinh doanh, chỉ những kinh nghiệm quý báu dẫn dắt, chi phối cuộc sống của những người làm việc trong ngành này.
Mỗi doanh nghiệp cần phải có những triết lý kinh doanh nhất định, giống như kim chỉ nam để dẫn dắt mọi quyết định trong kinh doanh. Những triết lý này đồng thời cũng là động lực để các cá nhân trong tổ chức phấn đấu để đạt được mục tiêu chung.
Hình thức biểu hiện của triết lý kinh doanh:
Sứ mệnh của doanh nghiệp
Hệ thống mục tiêu cơ bản
Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp: bao gồm giá trị cốt lõi và các nguyên lí hành động
Văn bản triết lý kinh doanh
Như vậy, trên đây là giải thích của Vieclam123.vn về ý nghĩa của Philosophy là gì trong tiếng Anh cũng như giải thích cụ thể về ngành triết học hay triết lý kinh doanh. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc các bạn học tốt!
>> Tham khảo tin:
04/04/2023
15/06/2022
30/01/2021
08/10/2020