Phát triển bền vững là gì? Chúng ta thường xuyên nhắc đến việc phát triển bền vững, từ quy mô doanh nghiệp cho tới sự phát triển của quốc gia, phát triển bền vững luôn là yếu tố không bao giờ thiếu. Thế nhưng, để có thể giải thích một cách chi tiết, rõ ràng về sự phát triển bền vững thì không phải ai cũng dễ dàng đưa ra một lời giải thích đầy đủ nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được phát triển bền vững là gì và những nội dung xoay quanh vấn đề phát triển bền vững này.
MỤC LỤC
Phát triển bền vững là một thuật ngữ mới. Ở đây, nó chỉ về sự phát triển mang tính toàn diện, nhiều mặt thay vì chỉ tập trung vào phát triển kinh tế. Sự phát triển này hướng tới một tương lai ổn định, là nền tảng cho những sự phát triển sau đó. Mỗi một quốc gia trên thế giới sẽ dựa trên điều kiện về địa hình, tài nguyên, con người, chính trị, văn hoá,.... của quốc gia mình để có những chiến lược phát triển bền vững phù hợp và hiệu quả nhất.
Nói đến sự xuất hiện của thuật ngữ “phát triển bền vững" thì nó đã có mặt vào những năm 1980 thông qua cuốn “Chiến lược bảo tồn thế giới”. Nội dung của phát triển bền vững khi đó được thể hiện như sau: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng vào phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”.
Tuy nhiên, phải đến 7 năm sau, vào năm 1987 thì phát triển bền vững mới trở nên phổ biến một cách rộng rãi hơn qua báo cáo Brundtland. Tại báo cáo này, phát triển bền vững được mô tả là “sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
Hiện nay, phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu hướng tới của rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Theo đó, việc phát triển bền vững chính là sự hài hòa trong các chiến lược phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường. Từ đó nhằm mục đích đẩy mạnh sự phát triển ở thời điểm hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tương lai. Và đây sẽ là một vấn đề, một bài toán mà bất cứ quốc gia nào cũng đều cần có sự tính toán thật kỹ trước khi đưa ra quyết định để có thể thực hiện thành công chiến lược phát triển bền vững của dân tộc mình.
Phát triển bền vững hướng tới việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, các quốc gia cần tuân thủ các nguyên tắc như sau:
- Về kinh tế
Quá trình phát triển kinh tế bền vững là sự phát triển đều đặn, ổn định, đảm bảo về các vấn đề như lạm phát, nợ chính phủ, lãi suất hay cán cân thương mại. Đồng thời cũng cần đảm bảo cho việc đầu tư có chất lượng, có hiệu quả thông qua việc phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, không làm ảnh hưởng tới môi trường và tình hình phát triển xã hội.
- Về xã hội
Phát triển xã hội bền vững là sự phát triển đảm bảo được yếu tố công bằng trong xã hội, giảm thiểu và xóa đói giảm nghèo thành công, nâng cao thu nhập của người dân và cải thiện chất lượng sinh sống cho người dân. Tạo điều kiện tốt nhất để tất cả người dân đều được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản của nhà nước như y tế, giáo dục,... mà không có tác hại gì đến quá trình phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
- Về môi trường
Sự phát triển bền vững về môi trường chính là việc sử dụng một cách hợp lý các loại tài nguyên thiên nhiên, không khai thác quá mức gây kiệt quệ tài nguyên và làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển sau này. Cùng với đó là việc duy trì về sự đa dạng sinh học, ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động gây hại tới môi trường cũng như không làm ảnh hưởng tới nền kinh tế và tình hình xã hội.
Không phải tự nhiên mà phát triển bền vững trở thành mục tiêu chung của các quốc gia. Thực tế thì sự phát triển này có tác động rất lớn và lâu dài tới tình hình phát triển của nhân loại.
Phát triển bền vững hướng đến một sự phát triển mang tính an toàn, lành mạnh. Tức là sự phát triển mang tính lâu dài, không chỉ ở hiện tại mà cả thời điểm tương lai. Do đó, khi tập trung phát triển kinh tế, cần có những bước tính toán để đảm bảo thế hệ mai sau vẫn tiếp tục có những sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Vì thế mà phát triển bền vững hỗ trợ và đảm bảo nền kinh tế được duy trì và tăng trưởng ổn định thay vì vụt sáng rồi sau đó loé tắt.
Sự bền vững của xã hội thể hiện ở sự công bằng trong xã hội cũng như chỉ số HDI về sự phát triển của con người. Mỗi quốc gia cần đảm bảo được về chất lượng sinh sống của người dân, mức độ tiếp cận của người dân với các dịch vụ cơ bản cũng như việc xoá đói giảm nghèo, tạo cơ hội phát triển một cách bình đẳng, ngang hàng giữa mọi thành viên trong xã hội. Chính sự bền vững, ổn định của xã hội sẽ là cơ sở để giảm thiểu được xác xung đột hay nguy cơ bùng nổ chiến tranh có thể xảy ra.
Trong những năm gần đây, môi trường luôn là điểm nóng của toàn cầu. các vấn đề về môi trường luôn nhận được sự quan tâm lớn từ phía công chúng trên toàn thế giới. Do đó mà sự phát triển bền vững của môi trường là điều rất quan trọng.
Thông qua mục tiêu phát triển bền vững, những vấn đề về môi trường được quan tâm, chú ý nhiều hơn. Đảm bảo cho quá trình bảo vệ môi trường được thực hiện một cách tốt hơn, từ đó có những sự cải thiện về mặt chất lượng của môi trường hiệu quả hơn rất nhiều.
Chính sự phát triển bền vững của môi trường sẽ giúp cho mối quan hệ giữa xã hội, con người và tự nhiên trở nên hài hoà hơn, vừa thỏa mãn được nhu cầu phát triển, đồng thời cũng không gây ra những ảnh hưởng về quá trình phát triển trong tương lai.
Việt Nam cũng là một quốc gia hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Do đó mà nước ta đều rất chú trọng và quan tâm đến 3 yếu tố cơ bản là kinh tế, xã hội và môi trường.
- Về kinh tế
Hướng tới việc phát triển kinh tế bền vững, tăng cường trong việc thực hiện tăng trưởng xanh và phát triển nguồn năng lượng sạch, năng lượng có khả năng tái tạo. Từ đó tạo nên các sự phát triển mang tính bền vững ngay từ các vùng, địa phương nông thôn.
Tiến hành việc chuyển dịch và mở rộng mô hình tăng trưởng kinh tế, sử dụng hài hoà các loại tài nguyên thiên nhiên, đồng thời áp dụng hiệu quả khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất để tăng năng suất lao động cũng như nâng ca lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.
- Về xã hội
Tập trung cho quá trình xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển tối đa cho những vùng có hoàn cảnh khó khăn. Từng bước cải thiện kinh tế và nâng cao chất lượng đời sống của người dân với việc phổ cập và ứng dụng các dịch vụ cơ bản cho người dân.
Thực hiện việc ổn định về quy mô, đồng thời cải thiện, nâng cao về chất lượng dân số, môi trường phát triển, văn hoá, xã hội, giáo dục, dân trí,... để đảm bảo cho sự phù hợp với các yêu cầu về quá trình phát triển của địa phương, quốc gia.
- Về môi trường
Tăng cường các biện pháp trong công tác quản lý và thực hiện về việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo việc sử dụng và bảo vệ bền vững các loại tài nguyên thiên nhiên. Hướng đến việc thoả mãn nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời, không gây ra ảnh hưởng về sự phát triển của thế hệ sau dựa trên tài nguyên sẵn có.
Giảm thiểu các vấn đề gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tiếng ồn,.... Bảo vệ môi trường biển, đảo, rừng và tài nguyên khoáng sản,....
Phát triển bền vững sẽ là câu chuyện mang tính chất lâu dài và cần có sự đồng lòng của toàn thể người dân trong một quốc gia. Chính vì thế mà mục tiêu phát triển bền vững sẽ thể hiện được ý chí, tinh thần dân tộc trong hành trình xây dựng và phát triển đất nước. Do đó mà hướng tới sự phát triển bền vững chính là thể hiện được quyết tâm của cả dân tộc trong hành trình củng cố và phát triển sức mạnh dân tộc. Tạo điều kiện để quốc gia có nền tảng phát triển vững vàng hơn trên trường quốc tế.
Và trên đây là những chia sẻ cơ bản nhất về sự phát triển bền vững. Mong rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu được phát triển bền vững là gì cũng như tình hình phát triển bền vững hiện nay ở nước ta.
MBTI là gì? Bài trắc nghiệm phán đoán tính cách này có ý nghĩa ra sao với cá nhân và HR trong quá trình định hướng nghề nghiệp tương lai? Hãy cùng khám phá về MBTI để bạn có thể thấu hiểu chính mình hơn nữa nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ