close
cách
cách cách cách cách cách

MBTI là gì? Hiểu rõ tính cách của bản thân để định hướng tương lai

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

MBTI là gì? Là thuật ngữ chỉ các nhóm tính cách khác nhau, MBTI được các chuyên gia về tuyển dụng áp dụng khá nhiều trong quá trình đánh giá và nhìn nhận ứng viên cũng như nhân viên trong doanh nghiệp mình. Vậy, thực tế thì MBTI là gì? Có những nhóm tính cách nào trong MBTI và làm thế nào để biết bản thân thuộc nhóm tính cách gì? Hãy cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây để nắm bắt cho mình các thông tin mới nhất về MBTI ngay sau đây nhé!

1. Thông tin cơ bản MBTI là gì bạn nên biết

1.1. Lời giải đáp cho MBTI là gì?

MBTI thực tế đã xuất hiện từ rất lâu, nền tảng ra đời của MBTI được ghi nhận là có mặt từ khoảng Chiến tranh thế giới thứ 2. Chính vì thế mà MBTI có thể nói là rất phổ biến ở trên thế giới, đặc biệt là trong kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn khá nhiều người chưa biết đến MBTI. Vậy, MBTI là gì?

MBTI thực tế là một từ viết tắt của cụm từ “Myers Briggs Type Indicator". Dịch ra tiếng Việt thì đây chính là bộ câu hỏi trắc nghiệm về tính cách thông qua 4 tiêu chí đánh giá. Sử dụng MBTI chính là việc đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm và các đáp án trả lời tương ứng. Sự lựa chọn đáp án của người chơi sau quá trình đánh giá, phân tích sẽ cho thấy được xu hướng tính cách của người đó. Vì thế mà MBTI được hiểu như một bài kiểm tra tâm lý và là cơ sở để nhìn nhận về tính cách riêng biệt của mỗi con người.

MBTI là gì
MBTI là gì

Katherine Cook Briggs và Isabel Briggs Myers chính là hai người đã phát triển nên MBTI, vì thế mà bộ công cụ trắc nghiệm này cũng được đặt theo tên của hai mẹ con. Mặc dù đã có mặt khá lâu, thế nhưng MBTI vẫn chưa phổ biến hoàn toàn tại Việt Nam. Thay vào đó, mới chỉ có ít bộ phận áp dụng bài trắc nghiệm này trong quá trình đánh giá nhân sự của mình. 

Vậy, những điểm nổi bật của MBTI là gì và cách để sử dụng MBTI hiệu quả trong quá trình khám phá tính cách bản thân để định hướng tương lai như thế nào? Hãy cùng theo dõi ngay những thông tin dưới đây nhé!

1.2. 4 tiêu chí đánh giá của MBTI là gì?

Như đã nhắc đến ở trên thì MBTI sẽ gồm có 4 tiêu chí đánh giá cụ thể về tính cách. Mỗi một tiêu chí sẽ là một cặp các yếu tố được đánh giá. Thông qua đó có thể nhận định chính xác và rõ ràng hơn về nhóm tính cách của những người đã tham gia làm trắc nghiệm.

1.2.1. Tiêu chí tìm hiểu và nhận thức về thế giới

Thế giới xung quanh chính là môi trường mang lại nhiều tác động tới con người nhất. Vì thế mà sự phản ứng của mỗi cá nhân với những tác động này sẽ phần nào cho thấy được xu hướng tính cách của người đó ra sao. 

Ở tiêu chí đầu tiên này, chúng ta sẽ đến với cặp xu hướng đầu tiên là Sensing - Intuition (giác quan - trực giác). Đây chính là một cặp cho thấy được sự đối lập trong tính cách con người thông qua phản ứng của cá nhân với thế giới xung quanh. 

Tiêu chí đánh giá của MBTI
Tiêu chí đánh giá của MBTI

Thông qua các giác quan của mình, con người nhận thức mọi thứ xung quanh để tổng hợp và phân tích. Từ đó có thể hình thành nên tri thức khi đã có một quá trình sắp xếp một cách liên tục những sự kiện tiếp nhận được để cung cấp thông tin tới não bộ.

Trong khi đó, với việc tìm hiểu mọi thứ xung quanh qua trực giác thì não bộ chính là bộ phận trung tâm cho mọi quá trình. Từ việc tìm hiểu, nhận thức vấn đề, lý giải, phân tích cho tới kết luật và đưa ra các dự báo tương lai. Vì thế mà quá trình hoạt động của não là luôn luôn và hiếm khi có sự nghỉ ngơi.

Mỗi một cách tiếp nhận vấn đề và xử lý vấn đề khác nhau sẽ cho thấy xu hướng tính cách của người đó là nghiêng về giác quan hay trực giác của bản thân. Từ đó có thêm những nhận định rõ ràng hơn về tính cách của người đó.

1.2.2. Tiêu chí về quyết định và lựa chọn

Tiêu chí thứ 2 trong MBTI test đó chính là xu hướng lựa chọn đáp án của con người trong từng vấn đề cụ thể. Cặp xu hướng được đưa ra ở đây chính là Thinking - Feeling (lý trí - cảm xúc), tức là khi một vấn đề được đưa ra, liệu bạn sẽ “chọn con tim hay là nghe lý trí"?

Nếu như lý trí là sự khẳng định mãnh liệt của não bộ với các tư duy logic dựa trên quá trình phân tích, tổng hợp, giải thích vấn đề một cách rõ ràng, khoa học nhất thì cảm xúc lại là sự quyết định hoàn toàn ngược lại. 

Tiêu chí về quyết định và lựa chọn
Tiêu chí về quyết định và lựa chọn

Với quyết định theo xu hướng feeling, vai trò của não bộ sẽ không còn được đề cao nữa, thay vào đó chính là sự lên ngôi của cảm xúc. Các xu hướng cảm tính sẽ điều hướng não bộ và từ đó đưa ra các quyết định không có sự rạch ròi mà dựa trên suy nghĩ tình cảm để phân tích và kết luận.

1.2.3. Tiêu chí về xu hướng tự nhiên

Nghe có vẻ khá lạ lẫm về xu hướng tự nhiên, thế nhưng thì đây vẫn là một tiêu chí mà bạn rất quen thuộc khi nhắc tới cặp xu hướng của tiêu chí này. Đó là Extraversion - Introversion (hướng ngoại - hướng nội). Cặp xu hướng này sẽ biểu lộ về xu hướng ứng xử của bạn với môi trường xung quanh mình cũng như là với chính bản thân bạn.

Hướng ngoại là sự thích thú của bạn với các hoạt động, với con người, sự việc và môi trường xung quanh bạn. Bạn cảm thấy vui vẻ và luôn luôn mong muốn khám phá mọi thứ xung quanh mình.

Hướng nội lại là sự đi sâu vào trong chính bản thân cá nhân. Thay vì ồn ào, náo nhiệt với mọi thứ xung quanh thì người hướng nội lựa chọn cách tự tìm hiểu cho riêng mình một cách lặng lẽ và nhẹ nhàng nhất. Mọi hoạt động dường như đều tập trung cho các suy nghĩ nội tâm của riêng mình và ít khi có sự chia sẻ và bộc lộ với ai. 

1.2.4. Tiêu chí về cách thức hành động

Tiêu chí cuối cùng trong bài đánh giá MBTI chính là sự lựa chọn của con người để tác động tới các vấn đề, yếu tố xung quanh mình dựa trên cặp xu hướng Judging - Perceiving (Nguyên tắc - Linh hoạt).

Tiêu chí về cách thức hành động
Tiêu chí về cách thức hành động

Với các vấn đề phải đối mặt, con người sẽ hoạt động dựa trên nguyên tắc của bản thân với việc thực hiện tuần tự theo các bước nhất định hay linh hoạt tùy theo thời điểm hoặc xu hướng phát triển của sự việc. Mỗi một lựa chọn ứng xử sẽ cho thấy được cá nhân đó có tác phong làm việc theo nguyên tắc, tuân thủ đúng các chuẩn mực mà bản thân đề ra hay làm việc tùy theo thời điểm, không có sự nhất quán?

Mỗi một tia chỉ sẽ phản ánh về một xu hướng phản ứng của con người và từ đó hình thành nên 16 nhóm tính cách trong MBTI. Và dựa trên việc xác định nhóm tính cách tương ứng thì các chuyên gia tuyển dụng sẽ phần nào nắm bắt được điểm mạnh của ứng viên và những sự lựa chọn vị trí thích hợp nhất cho họ. 

2. Nhóm tính cách trong MBTI giúp bạn biết mình là ai?

Việc cuối cùng mà ai cũng mong muốn biết được khi áp dụng bài test MBTI chính là mình thuộc nhóm tính cách nào. Việc hiểu rõ tính cách của bản thân sẽ là cách để bạn có thể làm chủ chính mình cũng như có sự định hướng tốt hơn cho tương lai sau này. 

2.1. Nhóm INTP 

INTP là nhóm nhà tư duy, đây là từ viết tắt dựa trên việc ghép các cụm từ là Introversion, iNtuition, Thinking, Perception. Dựa trên việc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm của MBTI và cơ sở bốn nhị phân để đưa ra kết quả về nhóm tính cách này.

Nhóm tính cách trong MBTI
Nhóm tính cách trong MBTI

Với INTP, đây là nhóm có thiên hướng về các tư duy mang tính lý thuyết. Tức là hướng nội nhưng lại có suy nghĩ vô cùng linh hoạt và mang tính lý trí cao, cảm nhận vấn đề bằng trực giác nhiều hơn vì thế mà thường tập trung vào bức tranh toàn cảnh thay vì các chi tiết nhỏ. Do vậy mà những người thuộc nhóm INTP thường rất độc lập, có suy nghĩ riêng và không đi theo đám đông, đặc biệt là có sự đam mê mãnh liệt với những yếu tố đòi hỏi sự giải thích mang tính logic cao và phức tạp.

Dựa trên những đặc điểm này ta có thể thấy rằng INTP chính là nhóm đặc trưng về tính cách của các thiên tài trên thế giới. Sự nghiệp của người thuộc nhóm INTP sẽ thường nghiêng về các lĩnh vực như IT, khoa học, kinh doanh hay nghệ thuật,... Một số INTP nổi tiếng trên thế giới có thể kể đến như: Albert Einstein, Thomas Jefferson, Charles Darwin, Bill Gates,....

2.2. Nhóm ENTP

Nhóm có tầm nhìn xa ENTP là nhóm được ghép dựa trên các cụm từ là Extraversion, iNtuition, Thinking, Perception. Mô tả về nhóm tính cách này thì đây sẽ là nhóm người hướng ngoại, suy nghĩ theo lý trí, dùng trực giác để cảm nhận mọi vấn đề và thường ứng xử một cách linh hoạt với những vấn đề phát sinh. 

Một cách khách quan thì người có tính cách thuộc nhóm ENTP sẽ thích nhìn nhận các vấn đề một cách khái niệm và rất dễ để cho ra các ý tưởng mới. Tuy nhiên, họ lại rất dễ cảm thấy chán nản và không thể kiên trì cho những sáng kiến của mình nôm na có thể hiểu là “cả thèm chóng chán".

Nhóm ENTP
Nhóm ENTP

ENTP là biểu hiện của một người lãnh đạo, vị thủ lĩnh trong một nhóm người với sự thông minh, tháo vát, nhanh nhẹn và giỏi giao tiếp của mình. Họ luôn nhìn nhận vấn đề theo cách thức mới mẻ nhất, độc đáo nhất và cũng hiểu rõ được các mối quan hệ hoạt động để cải thiện vấn đề. 

Cũng khá giống với nhóm tính cách INTP thì ENTP cũng là một nhóm mà số người sở hữu được đánh giá là khá hiếm, chỉ khoảng từ 2 - 5% dân số trên toàn thế giới mà thôi. Những lĩnh vực phát triển phù hợp với nhóm này thường là công nghệ, kỹ thuật, khoa học, kinh doanh. Một số người nổi tiếng thuộc nhóm ENTP như Steve Jobs, Thomas Edison, Leonardo da Vinci,...

2.3. Nhóm ESTJ

Extraversion, Sensing, Thinking, Judgment là 4 từ tạo nên nhóm tính cách ESTJ. Nhóm này phản ánh những người hướng ngoại, cảm nhận mọi thứ bằng trực giác nhưng suy nghĩ rất lý trí và làm việc một cách rất nguyên tắc. 

Người thuộc nhóm tính cách ESTJ thường rất thực tế và có suy nghĩ logic cực kỳ mạnh mẽ. Với những người này, bản thân họ luôn phán đoán dựa trên sự logic và hệ thống suy luận chặt chẽ của mình, thường chú ý đến tiểu tiết. Do vậy mà nguyên tắc hành động của họ cũng rất quyết đoán và tuân thủ theo đúng trình tự mà bản thân đã đề ra.

Nhóm ESTJ
Nhóm ESTJ

Với sự hướng ngoại của mình, người có tính cách ESTJ có thế mạnh về ngoại giao khá tốt. Do đó mà họ rất dễ dàng để giao tiếp, trao đổi và xây dựng được cho mình một quy trình làm việc có hiệu quả và hiệu suất tốt nhất. Đồng thời, tính tuân thủ của những người này cũng cực kỳ cao, vì thế họ ghét những thứ ngoại lệ, không nằm trong kế hoạch hay cách ứng xử mang tính nhất thời.

Những người ở nhóm tính cách ESTJ rất thích hợp với các vị trí quản lý để đưa ra các quyết định về những vấn đề liên quan tới thủ tục hay chính sách. Ví dụ như tài chính, kế toán, giáo dục, pháp luật, y tế,...

Theo thống kê thì đây là nhóm tính cách nhiều thứ 5 trên thế giới, chiếm khoảng từ 8 đến 12% dân số. Xét theo tỷ lệ giới tính thì nữ giới sẽ chiếm khoảng 6%, còn nam giới sẽ nhỉnh hơn với 11%.

2.4. Nhóm ENTJ

Nhóm ENTJ hay còn gọi là nhóm nhà điều hành, là sự đặc trưng dựa trên quá trình test MBTI và đưa ra kết quả tương ứng là Extraversion, iNtuition, Thinking, Judgment. Người có tính cách ENTJ sẽ là người hướng ngoại, có xu hướng sử dụng trực giác để cảm nhận vấn đề, thường suy nghĩ một cách lý trì và làm việc theo nguyên tắc.

Dựa trên sự nhận biết về nhóm tính cách ENTJ thì đây sẽ là mẫu hình tiêu biểu của những nhà điều hành trong tương lai. Họ luôn có sự chủ động trong việc tìm hiểu vấn đề, thẳng thắn và rất quyết đoán trong công việc. Với những người này, họ nhìn nhận mọi việc một cách logic nhất, sử dụng óc tư duy để đưa ra các phân tích cực kỳ rõ ràng và mang tính lý trí cao, đặc biệt là không bị sự tác động hay ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài trong quá trình xử lý công việc. Có thể nói họ có cái đầu cực kỳ lạnh và khá kiêu ngạo với những phẩm chất của mình. 

​ Nhóm ENTJ ​
​ Nhóm ENTJ ​

Hạn chế của nhóm tính cách này đó là bởi vì quá giỏi, quá tự tin mà đôi khi họ sẽ khiến người khác dễ bị tổn thương, cũng như không biết cách đồng cảm với người xung quanh mình.

Đây cũng được biết đến là nhóm tính cách cực kỳ hiếm gặp ở trên thế giới. Chỉ khoảng 1 đến 4% dân số thế giới sở hữu tính cách theo nhóm ENTJ. Trong đó nữ giới là 3% còn nam giới chỉ khoảng 1%.

2.5. Nhóm INTJ

Nhóm nhà khoa học dựa trên việc góp mặt của 4 từ là Introversion, iNtuition, Thinking, Judgement. Nhóm này mô tả những người hướng nội, sử dụng trực giác để cảm nhận mọi thứ xung quanh, suy nghĩ theo cách lý trí và làm việc theo đúng nguyên tắc của mình.

Dựa trên mô tả cơ bản này thì đây chính là tính cách tiêu biểu cho những nhà khoa học tương lai. Họ sống nội tâm nhưng rất thích mày mò và nhìn nhận vấn đề theo cách tư duy và logic nhất. Mọi thứ xung quanh đều khiến họ cảm thấy thích thú và luôn muốn ý giải theo một cách khoa học với hệ thống lập luận chặt chẽ của mình.

Thông qua sự phân tích của bản thân, người thuộc nhóm INTJ cũng có những nguyên tắc riêng của mình và họ tuân thủ nguyên tắc, trình tự đó để đạt được mục đích cuối cùng cần đề ra. Chính điểm này khiến cho họ có sự độc lập từ suy nghĩ đến tính cách. Tuy nhiên, đây sẽ là mẫu người cộng tác rất đáng tin cậy với sự trung thành cực kỳ cao.

Nhóm INTJ
Nhóm INTJ

INTJ là nhóm tính cách được đánh giá là hiếm gặp thứ 3 ở trên thế giới. Điều này cho thấy được lý do là không phải ai cũng có thể trở thành những nhà khoa học thực thụ. Theo con số thống kê thì chỉ có khoảng 2 - 4% dân số thế giới thuộc nhóm tính cách này.

2.6. Nhóm INFP

INFP là tiêu biểu của nhóm người Introversion, iNtuition, Feeling, Perception. Tức là người hướng nội, sử dụng trực giác để cảm nhận, đưa ra quyết định theo hướng suy nghĩ của cảm xúc và thường xử lý mọi chuyện theo cách linh hoạt nhất.

Đây chính là điển hình cho những mẫu người hoà giải và có lý tưởng hoá cao. Những người ở nhóm tính cách INFP thường có trí tưởng tượng rất phong phú, họ được dẫn dắt bởi niềm tin và những giá trị mang tính cốt lõi. Vì thế mà yêu cầu của họ thường rất cao và mang tính cầu toàn, luôn đòi hỏi một sự tuyệt đối nhất định.

Với người nhóm INFP thì bạn hoàn toàn có thể chia sẻ với họ bởi người ở nhóm tính cách này rất nhạy cảm và dễ dàng đồng cảm với người khác. Họ biết cách phát triển bản thân và cũng mong muốn người khác như vậy. Không hề phán xét nhưng cũng rất linh hoạt và có sự sáng tạo đặc biệt với nghệ thuật. Tuy nhiên sẽ rất khó chịu nếu như những giá trị riêng của mình bị người khác xúc phạm hay động chạm.

Theo đánh giá thì INFP là nhóm tính cách có mức độ phổ biến trung bình, khoảng 4% dân số ở nhóm tính cách này. Một số người nổi tiếng tiêu biểu như William Shakespeare, Johnny Depp,...

Nhóm INFP
Nhóm INFP

2.7. Nhóm ISFJ

ISFJ là đại diện của nhóm người nuôi dưỡng, người che chở với 4 cụm từ đặc trưng là Introversion, Sensing, Feeling, Judgement. Là người sống hướng nội, dùng giác quan để cảm nhận vấn đề, suy nghĩ theo cảm xúc và hành động theo nguyên tắc.

Nghe có vẻ khá mâu thuẫn nhưng mọi thứ lại rất hài hoà trong con người của nhóm tính cách ISFJ. Một cách đơn giản để hình dung nhóm người này đó là họ thân thiện, sống nội tâm, rất biết cách đọc vị, thấu hiểu người khác nhưng lại rất trách nhiệm và có sự kiên định với những điều mình theo đuổi.

Với tính cách này, những người ISFJ thường rất chu đáo, biết cadch quan tâm đến mọi người và tạo ra một niềm tin cậy rất lớn. Tuy nhiên, điều này dễ khiến họ bị quá tải chỉ vì quá tốt bụng và khó để có thể khiến cho người khác thấu hiểu chính mình.

Những người thuộc nhóm này rất thích hợp với các công việc hỗ trợ người khác và có một quy trình làm việc được thiết lập rõ ràng, cụ thể. Đây cũng là nhóm người rất phổ biến ở trên thế giới, khoảng 9 - 14% dân số thế giới ở nhóm tính cách này.

2.8. Nhóm ENFJ

Nhóm người chỉ dạy hay người cho đi được xây dựng dựa trên 4 từ ngữ đặc trưng là Extraversion, iNtuition, Feeling, Judgement. Là người hướng ngoại, sử dụng trực giác để cảm thụ vấn đề, suy nghĩ dựa trên cảm xúc nhưng làm việc theo một nguyên tắc nhất định.

Nhóm ENFJ
Nhóm ENFJ

Với nét tính cách này, ENFJ cho thấy mình là nhóm người tiêu biểu cho việc tìm kiếm những ý tưởng, định hướng mới mẻ và một tầm nhìn mang tính vượt trội hơn hẳn. Họ ẩn chứa ở bên trong là những khả năng mà không phải ai cũng thấy rõ ràng và chỉ thể hiện khi thời cơ thích hợp đã đến. Những người này có tham vọng, nhưng tham vọng của họ là hướng tới cộng đồng thay vì lợi ích cá nhân của bản thân. Do đó mà họ có xu hướng kết nối và gắn kết mọi người xung quanh, mong muốn hỗ trợ người khác để tạo nên các giá trị bền vững hơn trong tương lai. 

Người ở nhóm tính cách ENFJ là nhóm người không quá phổ biến, chỉ có khoảng 3% dân số thế giới sở hữu tính cách đặc trưng của ENFJ mà thôi.

2.9. Nhóm ENFP

ENFP là nhóm truyền cảm hứng với 4 cụm từ cho thấy nét đặc trưng là Extraversion, iNtuition, Feeling, Perception. Những người này có xu hướng sống hướng ngoại, dùng trực giác nhiều hơn cho quá trình nhận thức vấn đề và lựa chọn theo cảm giác cũng như ứng xử một cách linh hoạt.

Nhìn nhận về người ở nhóm tính cách này thì có thể hiểu họ là người có sức sáng tạo cao, thông minh, giàu trí tưởng tượng và luôn mang đến những năng lượng tích cực cho người khác. Họ cảm thấy hứng thú với những điều mới mẻ, sẵn sàng đón nhận các thử thách, nhìn nhận mọi thứ theo trực giác nhưng không thích việc lặp lại mọi thứ theo một nguyên tắc cũ kỹ. Đặc biệt, họ có khao khát giành được chiến thắng để chia sẻ và truyền lại kinh nghiệm cho những người khác. 

Nhóm người thuộc tính cách ENFP không quá hiếm gặp trên thế giới, mức độ phổ biến của họ được đánh giá vào tầm trung bình, chiếm từ 5 - 8% dân số thế giới.

Nhóm ENFP
Nhóm ENFP

1.10. Nhóm ISTJ

ISTJ là nhóm người có trách nhiệm. Họ có sự nghiêm túc trong mọi vấn đề, công việc được giao. Tôn trọng sự thật, thích những gì yên tĩnh và có trật tự, mang tính tổ chức cao. 

Ưu điểm của người thuộc nhóm này đó là có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Có sự trách nhiệm và biết rõ ràng bổn phận của mình. Luôn bình tĩnh và điềm đạm trong mọi tình huống để đưa ra quyết định, sự lựa chọn chính xác nhất.

Đây là nhóm người phổ biến thứ 3 trên thế giới với khoảng 13% dân số có tính cách thuộc ISTJ.

1.11. Nhóm ESFJ

Nhóm người quan tâm ESFJ là nhóm mà sự thương người được thể hiện mạnh mẽ và nhiều nhất. Những người này có xu hướng trách nhiệm cao khi thực hiện công việc của bản thân, họ quan tâm và chú ý tới những điều nhỏ nhất của người khác và nỗ lực để giúp đỡ những người xung quanh. Thêm vào đó, họ cũng mong muốn những người khác sẽ công nhận và đánh giá cao về những điều mà bản thân đã làm.

Người thuộc nhóm tính cách ESFJ rất thích hợp với những công việc giúp đỡ người khác, liên quan tới cộng đồng và xã hội. Họ là nhóm tính cách phổ biến nhiều thứ 2 ở thế giới với khoảng 13% dân số. 

1.12. Nhóm ISTP

ISTP là nhóm nhà cơ học. Về cơ bản, chúng ta có thể hình dung nhóm tính cách này chỉ những người thích thú trong việc nghiên cứu về quá trình hoạt động của mọi điều, mọi vật trên thế giới. Độc lập, linh hoạt và logic chính là những tính từ miêu tả về con người của nhóm ISTP.

Gồm 16 nhóm tính cách khác nhau
Gồm 16 nhóm tính cách khác nhau

Những người thuộc nhóm tính cách ISTP thường quan tâm đến nguyên nhân - kết quả và có kỹ năng giải quyết khủng hoảng một cách ổn định. Tuy nhiên, họ cũng thường dễ căng thẳng và bị kích động. 

Nhóm người này được đánh giá là khá phổ biến trên thế giới, chiếm khoảng 6% dân số. 

1.13. Nhóm ISFP

Nhóm nghệ sĩ ISFP là đại diện cho nhóm người có thiên hướng nghệ thuật cao. Thông qua trắc nghiệm MBTI thì họ được đánh giá là thường có xu hướng thay đổi, bị hấp dẫn bởi cái đẹp, hướng nội nhưng lại nhạy cảm và cực kỳ tốt bụng.

Người thuộc nhóm tính cách ISFP có nhu cầu cao cho việc tìm kiếm không gian của riêng mình để có thể cảm nhận mọi thứ, không thích ép buộc suy nghĩ của mình lên người khác. Nhạy cảm và rất dễ nắm bắt cảm xúc của những người xung quanh mình. Người như vậy thường dễ bị tổn thương và dễ tiêu cực.

Ngoài những nhóm tính cách chính nêu trên thì trong MBTI còn có các nhóm tính cách khác như ESTP, ESFP, INFJ. Mỗi một nhóm tính cách sẽ thể hiện đặc trưng khác nhau và từ đó có được những sự lựa chọn nghề nghiệp khác nhau sao cho phù hợp với tính cách bản thân. 

3. Ý nghĩa của MBTI trong hành trình định hướng

Mỗi người trên thế giới đều có tính cách riêng, không ai giống ai. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ chính mình để có thể đưa ra được sự lựa chọn đúng đắn cho sự nghiệp của bản thân, cụ thể hơn là việc làm phù hợp với tính cách, khả năng của mình. 

Ý nghĩa của MBTI
Ý nghĩa của MBTI

Thông thường, mọi người sẽ có xu hướng thử và thông qua trải nghiệm để tìm kiếm việc làm thích hợp nhất. Tuy nhiên, đây sẽ là một quá trình tốn khá nhiều thời gian và sức lực để tìm được đáp án chính xác. Nhưng với trắc nghiệm MBTI thì điều này sẽ trở thành một cách giúp bạn rút ngắn được hành trình trên cũng như có thêm cơ sở cho sự lựa chọn của tương lai.

MBTI phản ánh một cách khá cụ thể và rõ nét với 16 nhóm tính cách khác nhau. Mỗi một nhóm sẽ được thể hiện với đặc trưng riêng dựa trên xu hướng suy nghĩ, phản ứng với các vấn đề cuộc sống.

Tuy nhiên, không có một phương pháp nào là hoàn hảo tuyệt đối. Bởi con người có xu hướng phát triển và thay đổi mỗi ngày. Vì vậy mà bạn sẽ có những lựa chọn đáp án khác nhau qua từng thời điểm. Do đó mà kết quả MBTI ở thời điểm này có thể chưa đúng với thời điểm sau là điều rất dễ hiểu. Vì thế mà bạn vẫn cần có những sự thấu hiểu bản thân mỗi ngày để cảm thấy được tiềm năng và thế mạnh của chính mình. Như vậy thì mỗi sự lựa chọn của bạn đều sẽ mang đến giá trị thiết thực hơn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về MBTI gửi tới các bạn. Mong rằng, chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu được MBTI là gì cũng như các nhóm tính cách trong MBTI để bạn hiểu được mình là ai trên thế giới này.

Bật mí những thông tin xoay quanh câu hỏi chỉ số HDI là gì?

HDI là gì? Chỉ số này có ý nghĩa ra sao? Cách thức đo lường của chỉ số phát triển con người? Cùng nghiên cứu về chỉ số HDI qua bài viết sau nhé!

HDI là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.